Bệnh viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý hay gặp ở người lớn tuổi và có triệu chứng bệnh không rõ ràng khi mới vào giai đoạn đầu, trừ khi bệnh viêm trở lên nặng hơn. Viêm túi thừa có thể dẫn tới tình trạng chảy máu,… và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm túi thừa đại tràng bệnh học?
Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến đối với những người trên 40 tuổi. Thông thường, người bệnh không biết được sự tồn tại của túi thừa trong cơ thể, cho đến khi tình trạng chuyển biến thành viêm túi thừa đại tràng.
Viêm túi thừa đại tràng xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của đại tràng bị viêm hoặc nhiễm khuẩn, biểu hiện bằng tình trạng đỏ và sưng. Viêm túi thừa có thể nhẹ hoặc có thể là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Dấu hiệu bệnh viêm túi thừa đại tràng?
Hầu như bệnh nhân có túi thừa đại tràng không có triệu chứng lâm sàng. Một số ít có triệu chứng đau bụng nhẹ thường là ở bụng dưới bên trái, kèm cảm giác chướng bụng đầy hơi, rối loạn đại tiện. Khi bệnh chuyển biến thành viêm túi thừa đại tràng, bệnh nhân thường gặp những triệu chứng sau:
- Đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, lúc đầu đau bụng có thể nhẹ nhưng sau đó diễn biến nặng hơn trong vài ngày tới
- Thay đổi thói quen đại tiện, thường đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón
- Chán ăn, buồn nôn và nôn ói
- Sốt, thậm chí sốt cao, rét run
- Chướng bụng, đầy hơi
- Ít gặp nhưng có thể chảy máu từ trực tràng
- Đau rát khi đi tiểu
- Khí hư bất thường
Trong trường hợp viêm túi thừa nhẹ, người bệnh có thể không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Nhưng đến khi trường hợp viêm túi thừa đại tràng chuyển nặng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt trên 38°C.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm túi thừa đại tràng
Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây viêm túi thừa. Nhưng các bác sĩ đã liệt kê ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng:
- Lớn tuổi: Khả năng bị viêm túi thừa của bạn tăng lên khi bạn trên 40 tuổi. Điều này có thể do những thay đổi liên quan đến tuổi như sự suy giảm chức năng hoạt động của cơ thể và độ đàn hồi thành ruột có thể đóng góp vào tình trạng viêm túi thừa.
- Ăn ít chất xơ: Bệnh viêm túi thừa phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, chẳng hạn như Mỹ, nơi mà chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế và ít chất xơ.
- Vận động thể lực: Ít hay hạn chế vận động thể lực được cho là có liên quan đến nguy cơ hình thành túi thừa. Nhưng những lý do dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được tìm hiểu kỹ.
- Béo phì: làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm túi thừa và chảy máu túi thừa.
- Hút thuốc lá: được cho là làm tăng khả năng bị viêm túi thừa.
Bệnh viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh?
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên thì bệnh lý này thường gặp phải ở người lớn tuổi do những thay đổi chức năng hoạt động của cơ thể liên quan đến tuổi tác. Do vậy viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý không thể xem nhẹ được. Chúng có thể làm suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi vì vậy chúng ta cần hết sức cẩn thận
Bệnh có nguy hiểm không?
Về cơ bản túi thừa có cấu tạo giống vách đại tràng, nhưng mỏng hơn nhiều và gồm có lớp niêm mạc bao bọc ở trong, lớp dưới niêm mạc ở ngoài, rồi đến lớp cơ và ngoại mạc. Túi thừa có thể chỉ nằm trong vách của đại tràng, nhưng khi thò ra ngoài thì thành túi mỏng hơn rất nhiều, thành ra nếu túi thừa thò ra ngoài thì có thể dễ bị vỡ hay lủng.
Khi túi thừa bị nhiễm trùng có thể sẽ gây ra viêm túi thừa, gây viêm ở trong hay quanh túi thừa. Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt trong lòng túi, lâu dần đóng chắc lại thành cục đá phân, làm nghẹt lòng và ép vách túi thừa, vi trùng phát triển mạnh trong túi thừa gây nên viêm túi thừa. Nếu nhiễm trùng nhiều, vách túi thừa có thể bị hủy hoại và bị lủng và nhiễm trùng lan ra ngoài vách đại tràng, tạo thành túi mủ ngay tại chỗ hay làm viêm phúc mạc rất nguy hiểm. Có thể chết người nếu không chữa kịp thời.
Biến chứng của bệnh
Nếu được phát hiện sớm và chữa trị thì tỉ lệ biến chứng của bệnh tương đối thấp. Tuy nhiên các biến chứng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất.
Viêm túi thừa
Túi thừa dãn nở ra thành túi trở nên mỏng hơn so với phần còn lại của đại tràng. Đại tràng là nơi cư trú của nhiều loại vi trùng có ích khi chúng còn ở trong đại tràng. Tuy nhiên, các vi trùng này có thể thâm nhập qua thành mỏng của túi thừa và gây ra nhiễm trùng, tình trạng này gọi là viêm túi thừa. Viêm nhẹ chỉ gây hơi đau ở vùng hố chậu trái. Nếu viêm nặng sẽ gây đau nhiều và sốt. Viêm túi thừa cần được điều trị. Cần phải dùng kháng sinh và nhịn ăn, đôi khi cần nhịn cả uống để giúp đại tràng được nghỉ ngơi. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân cần nhập viện điều trị.
Xuất huyết túi thừa
Biến chứng xuất huyết xảy ra do vỡ một mạch máu ở túi thừa đại tràng. Máu tươi chảy ra nhiều từ hậu môn hoặc có khi tiêu phân sậm, màu nâu đậm, khi xuất huyết xảy ra ở túi thừa đại tràng phải.
Thủng túi thừa
Biến chứng này tuy ít gặp nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng nhất. Vi trùng từ đại tràng thoát vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Trong đa số trường hợp, phải phẫu thuật bụng để giải quyết vấn đề.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm túi thừa
Để chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đã và đang sử dụng. Các bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra bụng để xác định các vị trí ấn đau hay nếu cần thêm thông tin sẽ tiến hành kiểm tra trực tràng.
Một số bệnh lý khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự bệnh viêm túi thừa đại tràng như viêm ruột thừa, loét dạ dày, thai ngoài tử cung, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích… Để loại trừ các tình trạng khác và kiểm tra các dấu hiệu viêm túi thừa, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Siêu âm bụng, chụp MRI bụng, chụp CT bụng hoặc X-quang bụng để thu thập hình ảnh của đường tiêu hóa, sau đó kiểm tra những bất thường xuất hiện.
- Nội soi để kiểm tra tình trạng bên trong đường tiêu hóa
- Xét nghiệm phân để kiểm tra nhiễm trùng, chẳng hạn như Clostridium difficile
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng
- Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu viêm, thiếu máu, hoặc các vấn đề về thận hoặc gan
- Khám phụ khoa để loại trừ các vấn đề phụ khoa ở phụ nữ
- Siêu âm thai để loại trừ việc mang thai hay tình trạng thai ngoài tử cung
Người bị viêm túi thừa đại tràng cần sinh hoạt như thế nào?
Khi thấy mình có một trong các triệu chứng của bệnh lý này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi tổn thương đại tràng.
Viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì?
Nhóm chất xơ:
Không riêng gì với bệnh lý liên quan đến đại tràng mà đối với hệ tiêu hóa nói chung, chất xơ có vai trò rất tốt, giúp tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn dễ dàng, giảm nguy cơ viêm túi thừa đại tràng. Bên cạnh đó, việc bổ sung chất xơ đúng cách cũng giúp giảm sự phát triển túi thừa đã có sẵn. Người bệnh có thể ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: khoai lang, cà rốt, cam, táo, các loại hạt, bơ…
Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa:
Nhóm thực phẩm này có những thực phẩm như bánh mì, soup, cháo,…không chỉ giúp giảm tải gánh nặng lên dạ dày, tránh được những cơn đau mà còn hạn chế khả năng nhiễm trùng. Người bệnh chú ý, khi chế biến món ăn nên hạn chế nêm gia vị chua, cay, có tính kích thích mạnh.
Uống nhiều nước:
Mỗi người nên uống ít nhất từ 1,5 – 2l nước/ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa. Từ đó, hạn chế tình trạng viêm nhiễm túi thừa đại tràng. Chất xơ hoạt động bằng cách hấp thụ nước và làm mềm chất thải trong ruột già. Nếu không uống đủ nước, chất xơ có thể gây táo bón. Vì vậy, bệnh nhân nên uống nhiều nước để tránh nguy cơ táo bón.
Thực phẩm giảm tiết acid dịch vị
Dạ dày thực hiện chức năng tiết acid dịch vị để co bóp và tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp người bệnh nạp khối lượng lớn đồ ăn chứa dầu mỡ, chất béo khiến cho lượng dịch vị tiết ra nhiều sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng xấu đến viêm túi thừa đại tràng.
Các loại thực phẩm như gừng, chuối, dưa hấu, dầu thực vật, mật ong… là những thực phẩm có tác dụng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, mang ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm túi thừa đại tràng.
Người bệnh nên kiêng ăn gì?
Ngoài các thực phẩm nên ăn để bổ sung dưỡng chất cũng như giúp phục hồi chức năng cơ thể hay những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Thì chúng ta cũng có nhóm thực phẩm sẽ là xấu quá trình tiêu hóa thức ăn như:
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến bằng cách chiên, xào hoặc đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo như: pate, xúc xích, lạp xưởng… khiến cho người mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng thường gặp phải tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Thay vào đó, bạn nên sử dụng thức ăn ở dạng luộc, hấp.
Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích
Đồ ăn cay nóng hay các gia vị cay nóng như: tiêu, ớt, hành, sả hay đồ chua là những thực phẩm làm tăng tiết dịch vị, axit hóa môi trường dạ dày, có hại cho người bị viêm túi thừa đại tràng. Hơn nữa, chúng kích thích mạnh lên thành ruột, khiến cho các vết loét bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, rượu bia, cà phê, nước uống có ga, thuốc lá… cũng là “thủ phạm” khiến cho tình trạng viêm túi thừa đại tràng ngày một nặng hơn.
Lưu ý trong sinh hoạt cho người bệnh
Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng đóng góp một phần quan trọng vào tình trạng sức khỏe và quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh viêm túi thừa đại tràng. Dưới đây là một số những lưu ý cho người bệnh:
- Kiểm soát stress
- Không nhịn đi tiểu
- Tập thể dục thường xuyên
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, nước có ga
- Lạm dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), corticosteroid hoặc nhóm thuốc giảm đau opioid
- Bổ sung vitamin D
Kết luận
Hi vọng rằng những thông tin về bệnh lý Viêm túi thừa đại tràng mà Dạ dày Vitos vừa chia sẻ trên đây đã giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn điều trị bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0972.261.222