Rate this post

Viêm loét đại tràng có thể phát triển thành bệnh ung thư đại tràng nếu người bệnh không điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Nguy hiểm hơn, viêm loét đại tràng là bệnh lý người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Vậy viêm loét đại tràng là gì? Nhận biết bệnh như thế nào? Phác đồ điều trị bệnh ra sao? Những thông tin quan trọng này sẽ được chuyên gia dạ dày Vitos giải thích qua bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu chung về viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là gì?

Tìm hiểu chung về viêm loét đại tràng

Đại tràng hay còn được biết đến với một tên gọi khác – ruột già, ở vị trí gần cuối trong ống tiêu hóa. Đại tràng ở dưới ruột non và trên hậu môn. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với hệ thống tiêu hóa.  

Về hình dạng, đại tràng không thẳng mà có dạng cong tạo thành một hình khung. Đại tràng phải nối liền với đại tràng ngang đổ xuống đại tràng trái và ở vị trí cuối cùng là đại tràng sigma (rất ngắn) nối với trực tràng.

Về kích thước, thể trạng mỗi người là khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt về kích thước đại tràng. Chiều dài đại tràng có thể đạt tới 109cm. Theo số liệu thống kê từ Bộ y tế, với người Việt Nam, kích thước ruột già trung bình là  148cm, tức chiếm khoảng ⅕ chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

Đại tràng đảm nhận nhiều chức năng trong hệ thống tiêu hóa như tổng hợp protein, tiết dịch đại tràng, chức năng bài tiết và chức năng hấp thu nước, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. 

Viêm loét đại tràng là hiện tượng lớp lót – lớp niêm mạc tại cơ quan này chịu tổn thương lâu ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến các tình trạng viêm loét, nhiễm trùng ở đại tràng.  Tên khoa học của bệnh lý này là Ulcerative Colitis, viết tắt là UC. 

Phân loại viêm loét đại tràng

Các chuyên gia, bác sĩ thường phân loại bệnh lý này theo vị trí xuất hiện các vùng viêm, loét. Theo đó, có các loại viêm loét đại tràng sau:

  • Viêm loét trực tràng
  • Viêm trực tràng – đại tràng sigma
  • Viêm đại tràng còn lại
  • Viêm toàn bộ đại tràng
  • Viêm đại tràng tối cấp

Mỗi dạng bệnh có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong đó, viêm đại tràng tối cấp là bệnh lý có tỉ lệ người mắc thấp nhất. Tuy nhiên viêm đại tràng tối cấp lại nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, làm suy yếu và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn bộ đại tràng. Người bị thể viêm loét đại tràng này, đại tràng phình to, phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng. 

Triệu chứng viêm loét đại tràng

Đại tràng có độ dài chiếm tới ½ chiều dài của ống tiêu hóa. Vì thế, khi mắc bệnh, sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng và suy giảm. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này khác đa dạng và có thể nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính khác. Trong đó, các triệu chứng viêm loét đại tràng đặc trưng phải kể đến như: 

Đi ngoài ra máu

Triệu chứng viêm loét đại tràng

Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Kèm theo đó, người bệnh thường xuyên bị đau bụng. Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng hệ tiêu hóa yếu, nhạy cảm, các chức năng không diễn ra bình thường, dẫn đến hiện tượng đi ngoài, tiêu chảy cấp. Chất thải thường nhày và có máu. 

Tại sao lại đi ngoài ra máu? Đó là do các ổ viêm tại đại tràng bị viêm nhiễm nặng, ăn sâu vào lớp dưới niêm mạc ruột, làm giãn nở hệ thống mạch máu tại đây, hình thành các điểm máu bầm, máu tụ, nặng hơn xuất huyết đại tràng. Máu được đào thải ra ngoài qua đường tiêu đó, dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu. Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh lý người bệnh đang mắc phải. 

Bị sốt

Người bệnh thường bị sốt vào buổi chiều, không sốt cao, nhưng khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức. Sốt là dấu hiệu cho thấy các ổ viêm có thể đã trầm trọng hơn, bị nhiễm trùng. 

Tế bào niêm mạc dạ dày bị viêm, loét tiếp xúc với các loại thực phẩm, vi khuẩn từ dạ dày ruột, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Người bệnh khi gặp phải triệu chứng này cần điều trị càng sớm càng tốt. 

Cơ thể mệt mỏi

Viêm loét đại tràng khiến người bệnh thường xuyên muốn đi vệ sinh, một ngày có thể đi đại tiện 2 – 3 lần. Đi ngoài dạng lỏng liên tục khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải. Hệ quả này chính là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. 

Đi ngoài dạng lỏng là biểu hiện cho thấy hệ thiêu hóa đang hoạt động không bình thường. Các loại thực phẩm đi vào cơ thể chưa được hấp thụ chất dinh dưỡng theo quá trình tiêu hóa, đã bị đào thải ra ngoài.

Lâu ngày, những tác động trên khiến cơ thể người bệnh bị thiếu chất, không có năng lượng, sức lực để thực hiện các hoạt động, làm việc và trở nên mệt mỏi. 

Giảm cân và hốc hác

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy ở người bị viêm loét đại tràng trong thời gian dài. Bệnh lý này làm hệ tiêu hóa không thực hiện tốt chức năng, khiến thực phẩm đi vào cơ thể không được hấp thụ do các tế bào ở niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cản trở hoạt động của nhu động ruột; đồng thời các triệu chứng viêm loét đại tràng kể trên khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, mất khẩu vị. 

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý không thể xem nhẹ, bở bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng bệnh viêm loét đại tràng bệnh nhân có nguy cơ mắc phải bao gồm:

  • Chảy máu đại tràng nghiêm trọng
  • Thủng đại tràng
  • Mất nước 
  • Bệnh gan
  • Loãng xương
  • Viêm da, viêm khớp và bệnh về mắt
  • Nguy cơ ung thư đại tràng

Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của người bệnh. Những biến chứng cấp tính như mất nước, thủng đại tràng đe dọa tính mạng của người bệnh nếu thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân viêm loét đại tràng

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là cơ sở để các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả, giúp người bệnh điều trị dứt điểm bệnh lý. Các nguyên nhân chính gây bệnh được đề cập dưới đây. 

Vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập

Nguyên nhân viêm loét đại tràng

Các trường hợp bị viêm loét dạ dày do tác động của vi khuẩn, ký sinh trùng chủ yếu là do amip – một loại ký sinh trùng đơn bào, cấu tạo đơn giản, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể lại rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Trùng amip tồn tại trong môi trường nước ngọt, ao, hồ, sông, nơi có dòng nước chảy chậm.

Amip có trong phân, chất thải người, động vật. Vì vậy, khi đổ chất thải ra sông, ngòi… đó là một hình thức làm phát tán trùng amip ra ngoài môi trường. 

Trùng amip hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta vô tình sử dụng các loại thực phẩm bẩn, nước ô nhiễm hay không vệ sinh tay chân sạch sẽ. Khi vào cơ thể, ký sinh trùng này sẽ đến ruột và đại tràng, gặp điều kiện thuận lợi, không ngừng sinh sôi và gây bệnh. 

Do bệnh lao ruột

Lao ruột là bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Người bị lao ruột thường xuyên mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, chán ăn, sức khỏe suy kiệt. Kèm theo đó là hiện tượng tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, nhớt. Đó là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét đại tràng.

Do vậy, người bị lao ruột có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý về đại tràng này. Nếu không điều trị lao ruột sớm, các triệu chứng trên càng trở nên nghiêm trọng và dần làm tổn thương niêm mạc đại tràng, dẫn đến viêm loét. 

Do sử dụng kháng sinh dài ngày

Nguyên nhân viêm loét đại tràng

Kháng loại kháng sinh chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và chỉ nên dùng trong thời gian bác sĩ khuyến cáo. Việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng tùy tiện trong thời gian dài, làm tiêu diệt lợi khuẩn có trong đường ruột.

Lượng lớn vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt chính là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh phát triển, từ đó dẫn đến bệnh viêm loét đại tràng.

Yếu tố di truyền gây viêm loét đại tràng

Thực tế, chưa có nghiên cứu chắc chắn nào khẳng định yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về đường tiêu hóa này. Tuy nhiên, khảo sát trên các trường hợp người bệnh, các chuyên gia nhận thấy các bệnh nhân có mối liên hệ huyết thống chiếm tỉ lệ đáng kể. 

Chính vì vậy, yếu tố di truyền là một tác nhân đang nằm trong vòng “nghi ngờ” của các chuyên gia.

Chế độ ăn uống không hợp lý có phải nguyên nhân gây viêm loét đại tràng?

Các chuyên gia, nhà khoa học đã khẳng định chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh hoàn toàn có thể làm tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân ban đầu gây bệnh.

Chẩn đoán viêm loét đại tràng

Xét nghiệm máu

chẩn đoán viêm loét đại tràng

Thực hiện xét nghiệm máu giúp kiểm tra mật độ kháng thể có trong cơ thể người bệnh. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ biết được bệnh nhân đó có đang bị nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu không phải là căn cứ duy nhất, không đủ chắc chắn để bác sĩ kết luận người bệnh có vị viêm đường ruột hay viêm loét đại tràng. Cùng với đó, một số xét nghiệm và chỉ định khám khác sẽ được thực hiện.

Xét nghiệm phân

Người bị viêm loét đại tràng gặp phải triệu chứng điển hình là đi ngoài ra máu. Xét nghiệm phân cho kết quả về mức độ bạch cầu có cao bất thường hay không. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm phân còn giúp xác định nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus. 

Nội soi

Đây là phương pháp thăm khám được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh về dạ dày nói riêng và bệnh về đường tiêu hóa nói chung. Nội soi đại tràng cho phép các bác sĩ quan sát được tình trạng bên trong dạ dày, nhờ đó đưa ra đánh giá xác thực nhất. Không chỉ vậy, nội soi còn giúp lấy các mẫu tế bào để xét nghiệm.

Sử dụng xổ Bari

Bari là chất cản quang, phương pháp chẩn đoán này được áp dụng nếu như nội soi đại tràng không thể thực hiện được. Bari đi vào cơ thể, nhanh chóng đến đại tràng, tá tràng và ruột non, tạo hình các cơ quan này. 

Chụp Xquang

Người bệnh được chỉ định chụp X-quang khi nghi ngờ tình trạng viêm loét đại tràng diễn tiến nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Chụp X-quang vùng ổ bụng cho phép các bác sĩ đánh giá được megacolon , có bị thủng megacolon hay không.

Chụp CT cắt lớp

Đây cũng là phương pháp chẩn đoán khi nghi ngờ tình trạng bệnh viêm loét đại tràng đã trở nên nghiêm trọng. Người bệnh viêm loét đại tràng do Crohn sẽ được chỉ định thăm khám bằng phương pháp này.

Cách chữa – Phác đồ điều trị viêm loét đại tràng

Mục tiêu của quá trình điều trị là ức chế viêm loét và làm phục hồi các tế bào bị tổn thương. Phác đồ điều trị bao gồm sử dụng dược phẩm và phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng viêm loét đại tràng của người bệnh. 

Điều trị viêm loét đại tràng bằng dược phẩm

Cách chữa - Phác đồ điều trị viêm loét đại tràng

Các loại kháng viêm có thành phần chính là Sulfasalazine, Mesalamine, Corticosteroid được sử dụng trong giai đoạn đầu điều trị. 

Trong đó, Sulfasalazine khá hiệu quả trong việc giải quyết các triệu chứng của viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, thành phần chính là Sulfasalazine lại tiềm ẩn một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, ợ nóng, đau đầu. Người bị dị ứng với dược liệu sulfa không sử dụng sản phẩm này trong điều trị bệnh.

Mesalamine có ít tác dụng phụ hơn so với Sulfasalazine. Sản phẩm này cho hiệu quả rõ rệt, giảm thiểu đáng kể các triệu chứng bệnh lý với hơn 90% người bị viêm loét đại tràng mức độ nhẹ. Mesalamine thường được sử dụng dạng thụt hoặc nhét tùy thuộc vào vị trí viêm loét, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng. 

Corticosteroid có tác dụng kháng viêm nhưng đồng thời lại có tác dụng phụ khác nhiều. Một số tác dụng không mong muốn phải kể đến như tăng cân, tăng huyết áp, loãng xương… Sản phẩm này được chỉ định sử dụng nếu như người bệnh không đáp ứng các loại dược liệu thường dùng kể trên. Do đó, Corticosteroid được sử dụng cho người viêm loét đại tràng mức độ vừa đến nặng. 

Phẫu thuật viêm loét đại tràng

Phẫu thuật được xem là biện pháp điều trị cuối cùng, khi người bệnh không đáp ứng các loại sản phẩm kể trên. Sử dụng không cho hiệu quả đáng kể, không cải thiện được sức khỏe, chỉ định phẫu thuật loại bỏ các vùng viêm loét tại đại tràng.

Điều này có nghĩa là một phần hoặc toàn bộ đại tràng sẽ bị cắt bỏ (tùy thuộc vào vùng viêm và vị trí viêm loét). Sau khi phục hồi, bệnh nhân cần tiếp tục thực hiện phẫu thuật để tái tạo hậu môn. 

Dạ dày Vitos

Dạ dày Vitos

Kết hợp được ưu điểm của hai loại trên, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian lại không gây tác dụng phụ, Dạ dày Vitos – sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày, lựa chọn hàng đầu cho người đang gặp phải các vấn đề sức khỏe về dạ dày.

Sản phẩm Dạ dày Vitos với thành phần 100% từ tự nhiên, là kết tinh từ các loại dược liệu quý như lá khôi tía, trữ ma căn, vỏ vối rừng, uất kim, nga truật. Đây là những loại dược liệu được đánh giá có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày nói chung và chữa bệnh viêm hang vị dạ dày nói riêng. 

Dạ dày Vitos – người bạn đồng hành uy tín với người bệnh dạ dày.

Lưu ý chế độ ăn uống cho người viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng kiêng gì?

Lưu ý chế độ ăn uống cho người viêm loét đại tràng

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân cần chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp, tốt cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm người bệnh nên tránh phải kể đến như:

  • Sữa, các thực phẩm từ sữa:  nhóm thực phẩm này sẽ làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Trong sữa có đường lactose – loại đường này cơ thể không tiêu hóa được. Tình trạng đau bụng, tiêu chảy sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh hạn chế dùng sữa và các chế phẩm từ sữa. Một số trường hợp nghiêm trọng, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm này. 
  • Kiểm soát chất xơ nạp vào cơ thể mỗi bữa. Quá trình tiêu hóa chất xơ có thể gây đau và làm các vùng viêm loét trầm trọng hơn. Không phải loại rau củ nào cũng nên sử dụng trong thời gian điều trị bệnh.
  • Tránh các loại thực phẩm như bắp cải, đậu, bông cải xanh… Các loại rau này giàu năng lượng, chất dinh dưỡng cần nhiều thời gian tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas như nước ngọt hay các loại đồ uống có cồn như rượu, bia.

Viêm loét đại tràng nên ăn gì?

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bị viêm loét đại tràng cần chú ý:

  • Uống nhiều nước
  • Sữa chua: có thành phần acid lactic hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phân giải đường lactose
  • Các loại cá: giàu omega-3, đây là một loại axit béo có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ phục hồi, làm lành.
  • Bột yến mạch: dễ tiêu hóa hơn so với các loại ngũ cốc dinh dưỡng khác.
  • Thịt nạc: giàu protein, người bệnh nên tăng cường bổ sung thực phẩm này giúp làm lành các vùng bị tổn thương và bổ sung dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, người bị viêm loét dạ dày cần chú ý chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no trong một bữa. Việc này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa của bạn.

Kết luận

Viêm loét đại tràng khó điều trị và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của người bệnh. Hi vọng rằng những thông tin tổng quan về bệnh chuyên gia Vitos chia sẻ trên đây có ích với bạn đọc. Liên hệ theo số 0972.261.222 để được tư vấn sức khỏe trực tiếp.

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000