Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, song đối tượng dễ mắc nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Hiểu rõ và hiểu đúng về viêm hang vị dạ dày sẽ giúp người bệnh nhận biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và có cách điều trị cũng như cách phòng tránh bệnh đúng cách. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây.
Tìm hiểu về viêm hang vị dạ dày
Trong hệ tiêu hóa con người, dạ dày là cơ quan phình to nhất nằm ở ống tiêu hóa. Dạ dày có vai trò chứa thức ăn, co bóp và nghiền nát thức ăn, tại dạ dày, các chất dinh dưỡng được hấp thụ một phần (qua nhu động).
Viêm hang vị dạ dày là gì?
Bệnh viêm hang vị dạ dày là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm loét tại phần hang vị của dạ dày. Các tế bào niêm mạc thành dạ dày ở hang vị bị tấn công dẫn đến phù nề, sưng tấy và loét, nhiễm trùng, gây nên những cơn đau với mức độ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh lý.
Hang vị dạ dày nằm ở đâu?
Dạ dày có phần trên nối liền với thực quản và đầu phía dưới liền với tá tràng, gồm 5 phần đó là tâm vị, thân vị, hang vị, môn vị và phình vị. Như vậy, hang vị là một phần của dạ dày, vị trí nằm ngang cơ quan này, dài khoảng 3 – 5 cm kéo dài từ góc bờ cong nhỏ đến môn vị.
Phân loại viêm hang vị dạ dày
Dựa theo sự khác biệt dấu hiệu bệnh lý và đặc điểm phát triển, các chuyên gia phân loại viêm hang vị dạ dày thành hai loại là viêm xung huyết hang vị dạ dày và viêm trợt hang vị dạ dày.
Loại 1: Viêm xung huyết hang vị dạ dày
Đây là hiện tượng bệnh lý diễn ra khi những ổ viêm loét bị nhiễm trùng, ăn sâu vào các tế bào thành dạ dày, làm tổn thương hệ thống mạch máu tại đây, khiến các mạch bị giãn nở, từ đó tạo ra các đốm đỏ trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Trong đó, viêm xung huyết hang vị dạ dày bao gồm hai dạng:
- Viêm xung huyết mức độ nhẹ: người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý do gặp phải các triệu chứng thường gặp như khó tiêu, đau bụng, ợ hơi, ợ chua hoặc các cơn đau bụng nhẹ, âm ỉ có thể chịu được. Do các dấu hiệu xuất hiện thưa thớt nên người bệnh rất dễ chủ quan, bỏ qua, không đi thăm khám.
- Viêm xung huyết hang vị mức độ vừa và mãn tính: xuất hiện các triệu chứng nghiêm trong hơn như buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, thậm chí là nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra phân có màu đen, tanh hôi.
Loại 2: Viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày còn có tên gọi khác là viêm xước hang vị dạ dày. Như tên gọi bệnh lý, đây là hiện tượng bề mặt của dạ dày xuất hiện những vết loét nhỏ, tạo thành hình dạng trông như vết trầy xước. Đó là do các tổn thương đã ăn sâu vào các lớp niêm mạc của hang vị dạ dày. Khi mắc phải dạng bệnh lý này, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau ở mức độ nghiêm trọng hơn và dữ dội hơn. Cần lưu ý rằng, khi bệnh đã tiến triển đến mức độ này thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.
Triệu chứng bệnh viêm hang vị dạ dày
Nếu thường xuyên gặp phải các dấu hiệu sau đây, rất có thể bạn đang gặp phải các vấn đề bệnh lý về dạ dày, trong đó có viêm hang vị dạ dày. Mọi người cần ghi nhớ và lưu ý các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm:
- Khó tiêu: đây là triệu chứng phổ biến ở người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Khi hang vị dạ dày bị tổn thương bởi các vết viêm loét, việc xử lý thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, người bệnh có thể thấy rõ cảm giác nóng rát ở phần trên rốn ngay sau khi ăn.
- Đầy hơi: tình trạng đầy hơi xuất hiện do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết. Hang vị dạ dày bị viêm loét làm dạ dày không thực hiện tốt chức năng. Những thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ lên men và gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
- Buồn nôn: người bị viêm hang vị dạ dày nói riêng và người mắc các bệnh về dạ dày nói chung thường có cảm giác buồn nôn.
- Đi ngoài ra phân đen: đó là do các ổ viêm loét ở hang vị đã trở nên nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng ăn sâu vào các tế bào thành dạ dày làm tổn thương, vỡ các mạch máu gây ra xuất huyết. Máu lẫn vào thức ăn và được thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vì vậy, người bị viêm loét hang vị dạ dày có thể gặp phải dấu hiệu này.
- Đau thương vị: các cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn, có thể là những cơn đau âm ỉ (nếu bệnh ở mức độ nhẹ, giai đoạn đầu), hoặc những cơn đau dữ dội khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, mãn tính. Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm – khi dạ dày tiêu hóa thức ăn hoặc sau khi ăn các món ăn có tính chua, cay nóng, uống rượu, bia hoặc nước ngọt có gas… Những cơn đau xuất hiện với tần xuất mau dần và ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời, ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của người bệnh, lâu ngày sẽ khiến người bệnh xanh xao, suy giảm sức khỏe.
Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn là xuất phát từ việc nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng kéo dài hoặc do sử dụng một số loại thuốc.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây nên rất nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dạ dày. Theo nghiên cứu, có hơn 50% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn này. Vi khuẩn HP gồm hai loại là thể gây bệnh và thể không gây bệnh. Trong đó, hơn 70% người nhiễm vi khuẩn HP là loại gây bệnh. Loại vi khuẩn này kỳ sinh trong màng nhầy của lớp niêm mạc và gây tác động làm tổn thương các tế bào niêm mạc, tế bào tuyến tiết dịch ở thành dạ dày.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: các loại thuốc tân dược như thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm steroid đều có tạo ra các tác dụng không mong muốn đối với cơ thể. Khi sử dụng những loại thuốc này trong khoảng thời gian dài, tác dụng phụ của thuốc sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây loét hang vị.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Việc có một chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu chất dinh dưỡng, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia có thể gây kích ứng và làm mỏng lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét.
- Các vấn đề tâm lý như áp lực, căng thẳng diễn ra trong thời gian dài: tâm lý tiêu cực gây tác động xấu lên dạ dày, khiến chức năng dạ dày bị rối loạn hoặc phải hoạt động quá sức. Từ đó, dẫn đến hệ quả dư thừa nhiều acid và gây ra viêm hang vị dạ dày.
- Rối loạn tự miễn: hiện tượng này xảy ra do rối loạn về hệ đề kháng, miễn dịch bên trong cơ thể. Phản ứng ngược xảy ra, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể tấn công “nhầm” vào các tế bào niêm mạc khỏe mạnh, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên bệnh lý viêm hạng vị dạ dày.
Phương pháp chẩn đoán viêm hang vị dạ dày
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, có rất nhiều biện pháp để chẩn đoán viêm hang vị dạ dày như xét nghiệm tìm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày, chụp X-Quang. Trong đó, nội soi dạ dày là phương pháp phổ biến nhất và cho độ chính xác cao. Phương pháp nội soi dạ dày được áp dụng trong khám và chẩn đoán các bệnh dạ dày ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước.
Ngoài ra, để xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, các cơ sở khám chữa bệnh sẽ thực hiện các xét nghiệm dịch dạ dày để kiểm tra có sự tổn tại của vi khuẩn này hay không. Trong quá trình nội soi dạ dày, nếu phát hiện những điểm bất thường như các nang, polyp… người bệnh sẽ được khám sinh thiết để kiểm tra đó có phải là khối u ác tính hay không.
Chẩn đoán viêm hang vị dạ dày được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nội soi, có kết quả chính xác cao. Đây cũng là phương pháp được sử dụng để thăm khám các bệnh lý về dạ dày khác.
Điều trị viêm hang vị dạ dày
Nên chữa bệnh viêm hang vị dạ dày bằng đông y, tây y hay các bài thuốc dân gian được lưu truyền với các nguyên liệu được tìm kiếm từ thiên nhiên? Thực tế không có loại thuốc nào là tốt nhất, hiệu quả nhất và có thể chữa trị khỏi hoàn toàn cho người bệnh. Bởi tình trạng bệnh lý mỗi bệnh nhân là khác nhau, nền tảng sức khỏe khác nhau, từ đó mức độ đáp ứng thuốc ở mỗi người có hiểu quả khác biệt.
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa theo khuyến cáo của bác sĩ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và làm lành các vết viêm loét ở thành dạ dày. Tuy nhiên thuốc Tây y thường chỉ cho tác dụng tạm thời, nếu không điều trị tận gốc rễ nguyên nhân bệnh lý, nguy cơ bệnh lý tái phát lại là rất cao.
Điều trị bằng Đông y
Khác với thuốc tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể gây hại, thuốc đông y không chỉ có các thành phần có tác dụng chữa bệnh, làm lành các ổ viêm loét ở hang vị dạ dày, đồng thời thuốc Đông y còn có các thành phần có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể giúp người bệnh sớm hồi phục hồi chức năng ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng.
Dạ dày vitos
Vitos là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày hiệu quả. Sản phẩm hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên được điều chế dạng viên nang dễ uống, dễ sử dụng.
Với thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho người dùng, dạ dày Vitos là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Vitos được bào chế dạng viên hoàn toàn dễ uống từ các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên như lá khôi tía, uất kim, ô tặc cốt, trữ ma căn, vỏ vối rừng, bột quế nhục, bột hoài sơn và phụ liệu vừa đủ.
Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không lo sản phẩm sẽ gây ra tác dụng phụ trong suốt quá trình dùng, dù sử dụng trong thời gian dài. Đây là điểm khiến vượt trội hơn cả của dạ dày Vitos so với các sản phẩm tây y khác trên thị trường.
Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ – bài thuốc dân gian
Củ nghệ là một loại dược phẩm được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Bài thuốc chữa viêm hang vị dạ dày từ nghệ cần có các thành phần bao gồm: nghệ, mật ong, sữa chua và nước dừa.
Người bệnh sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày vừa có thể giảm đau hiệu quả mà còn có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch các ổ viêm loét, chống viêm không những có tác dụng giảm đau bụng hiệu quả mà còn giúp kháng khuẩn, chống viêm hệ tiêu hóa rất tốt.
Người bị viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Nhóm thực phẩm nên ăn
- Các loại thực phẩm có khả năng thấm hút như bánh mì… sẽ thấm hút các chất dịch axit dư trong dạ dày, từ đó làm giảm tình trạng trào ngược.
- Các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, đậu nành. Hạt là nguồn dồi dào chất xơ và amino axit, tạo ra các phản ứng giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày, cân bằng độ pH.
- Rau xanh: rau cải xanh, dưa chuột,… chứa nhiều chất xơ vừa đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực dạ dày, lại chứa nhiều khoáng chất, vitamin giúp phục hồi các tế bào niêm mạc bị tổn thương bên trong dạ dày.
- Thịt trắng: thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn… cung cấp chất đạm – thành phần không thể thiếu trong các tế bào, góp phần làm trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.
- Hoa quả có chua ít hoặc không chua: tuy nhiên với các loại quả giàu Vitamin lại có tính axit như cam, bưởi, quýt…người bệnh không nên ăn quá nhiều một lần. Vitamin C rất cần để các vùng bị tổn thương trong dạ dày hồi phục, người bệnh chú ý sử dụng các loại quả này từ từ, để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Thực phẩm cần tránh
Trong quá trình chữa bệnh, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm cay, nóng vì chúng có thể gây kích ứng và tạo ra những cơn đau rát dạ dày vô cùng khó chịu. Thêm vào đó, người bệnh cũng cần chú ý trong chế biến, không nên ăn các món ăn quá chua hay quá mặn.
Rượu bia và các chất kích thích cũng nên hạn chế tối đa để không làm tình trạng viêm hang vị dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Để phòng bệnh, mọi người nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm trên trong chế biến món ăn hàng ngày, chú ý không ăn quá nhiều các đồ ăn quá nóng, hay nhiều dầu mỡ một bữa. Điều này sẽ tạo áp lực cho dạ dày, khiến cơ quan này phải hoạt động nhiều hơn, tiết ra nhiều dịch vị (axit HCl hơn).
Kết luận
Viêm hang vị dạ dày là một bệnh lý không hiếm gặp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu bệnh lý, khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, gây tốn kém và khó khăn trong quá trình điều trị. Hãy lưu lại những thông tin trên đây về bệnh viêm hạng vị dạ dày và chủ động phòng bệnh bằng chế độ ăn uống sinh hoạt nghiêm túc, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và gia đình nhé.