Tại Việt Nam, 70% dân số có nguy cơ bị viêm dạ dày. Trong số đó, 40% người bệnh mắc phải các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày. Viêm dạ dày cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy những triệu chứng phổ biến của bệnh là gì? Phương pháp chữa bệnh viêm dạ dày hiệu quả tại nhà. Cùng Chuyên gia VITOS đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày (gastritis) là bệnh lý phổ biến liên quan đến dạ dày bao gồm các vấn đề như đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua,… xuất phát từ nguyên nhân là viêm niêm mạc dạ dày. Cụ thể, hiện tượng tổn thương trên bề mặt niêm mạc là kết quả của nhiễm trùng cùng với một số vi khuẩn gây loét dạ dày.
Bệnh được chia thành hai loại tùy theo thời gian và diễn biến bệnh:
- Viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp tính xảy ra bất ngờ, khởi phát nhanh, diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Lúc này, phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc.
Viêm dạ dày cấp gây tổn thương có thể khu trú hoặc lan tỏa ra các khu vực trong dạ dày. Cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Nếu can thiệp điều trị sớm, có thể phục hồi hoàn toàn. Song có thể chuyển từ viêm dạ dày cấp thành viêm mạn nếu bị nhiều đợt.
- Viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn chia làm hai loại chính là viêm dạ dày mạn vùng thân vị và viêm dạ dày mạn vùng hang vị. Viêm dạ dày mạn xảy ra từ từ theo thời gian, tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm.
Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn cơ năng tương tự như trong rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa. Đau vùng thượng vị không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau khi ăn.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết. Có thể xuất hiện tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Cuối cùng, có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày. Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hp (Helicobacter pylori). Viêm dạ dày thể ăn mòn hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến shock, truỵ tim mạch…
Triệu chứng viêm dạ dày

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm dạ dày không được chủ quan:
- Đau bụng vùng thượng vị: Thượng vị là vùng bụng trên nằm giữa rốn và xương ức. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chúng gây nên những cơn đau dữ dội, hay cồn cào, nóng rát, có khi đau âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, cảm giác khó chịu… Biểu hiện rõ nhất là sau hoặc trong khi ăn. Đôi khi cảm giác đau đến muộn sau bữa ăn.
- Đầy bụng, khó tiêu: Triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi ăn.
- Buồn nôn, nôn nhiều: Cảm giác buồn nôn thường trực. Bệnh nhân nôn nhiêu, nôn ngay sau ăn, nôn xong đỡ đau bụng. Dịch nôn bao gồm thức ăn, dịch chua, có thể có máu
- Hôi miệng, lưỡi có màu lạ: Lưỡi có thể hơi to, trắng, có vết ấn của răng trên lưỡi, ổ loét, chảy máu nướu răng. Miệng hôi, cảm giác đắng miệng vào buổi sáng sớm,…
- Ợ hơi, ợ chua: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ chơi, ợ chua, nóng rát.
- Rối loạn tiêu hóa: Dạ dày không thực hiện được chức chăn của nó gây nên chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón,…
- Chán ăn, ăn không ngon miệng: Cơn đau thường trực ở vùng thượng vị hoặc đau mỗi khi ăn khiến người bệnh chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Thực phẩm nạp vào cơ thể giảm khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi.
- Sốt: Có thể có sốt 39-40˚C (với bệnh viêm dạ dày – tá tràng cấp tính).
- Mất ngủ: Ban đêm, khi dạ dày không có thức ăn, dịch axit tiếp xúc với vết viêm loét gây đau đớn khiến bệnh nhân khó ngủ, ngủ chập chờn, mất ngủ triền miên.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày. Phần lớn xuất phát từ thói quen sinh hoạt và thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày.
- Nhiễn vi khuẩn bệnh Hp: Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa khác. Đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường axit dạ dày. Chúng cư trí tại lớp niêm mạc, tiết độc tố làm mất khả năng chống axit của lớp niêm mạc.
- Lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau: Những thuốc giảm đau phổ biến như nhóm NSAIDs nếu sử dụng lâu dài sẽ ức chế khả năng hoạt động của các chất bảo vệ niêm mạc. Tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn gây tổn thương dạ dày.
- Viêm dạ dày tự miễn: Chứng rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Viêm dạ dày tự miễn dịch thường gặp ở người bị rối loạn tự miễn khác, bao gồm bệnh Hashimoto, bệnh Addison và đái tháo đường type 1. Viêm dạ dày tự miễn dịch cũng có thể kết hợp với thiếu hụt vitamin B12.
- Sử dụng quá nhiều rượu bia: Đồ uống có cồn gây kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa.
- Sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ: Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày phổ biến nhất. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học khiến dạ dày co bóp thất thường, tăng tiết axit.
- Tress: Buồn phiền, căng thẳng, sợ hãi cũng làm tăng tiết dịch vị và tổn thương dạ dày.
- Trào ngược dịch mật: Mật là dịch tiêu hóa chất béo được sản xuất trong gan va lưu trữ trong túi mật. Khi hoạt động, dịch mật được truyền vào trong gan thông qua các ống nhỏ. Thông thường, cơ thắt vòng môn vị ngăn cản mật chảy vào dạ dày từ ruột non. Nhưng nếu van này hoạt động không đúng, hoặc nếu nó đã bị mất vì phẫu thuật, mật có thể chảy vào dạ dày, dẫn đến viêm và viêm dạ dày mãn tính.
- Tuổi tác: Niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng dần theo thời gian. Vì vậy, người cao tuổi thường mắc bệnh viêm dạ dày nhiều hơn trẻ nhỏ. Không những thế, nguy cơ nhiễm H. pylori hoặc bị rối loạn tự miễn ở người cao tuổi cũng cao hơn so với người trẻ.
Phương pháp chẩn đoán
Viêm dạ dày có thể được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình trạng bệnh cũng như xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ cần những phương pháp can thiệp y khoa chuyên sâu như:
- Kiểm tra hơi thở: Thử nghiệm đơn giản có thể giúp xác định xem đang bị nhiễm vi khuẩn H. pylori.
- Xét nghiệm máu hoặc phân: Xét nghiệm này sẽ được tiến hành nhằm xác định các tình trạng thiếu máu, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, hồng cầu trong phân… Từ đó bác sĩ đưa ra một phương pháp điều trị thích hợp.
- Nội soi dạ dày: Phương pháp này giúp quan sát những tổng thương dạ dày không thể thấy được khi chụp xquang. Bác sĩ sẽ tiên lượng khả năng điều trị vì có những ổ loét đơn giản có thể điều trị nội khoa nhưng những ổ loét xấu, xù xì, lồi lõm, xơ chai có thể là ung thư dạ dày thể loét. Khi đó bác sĩ nội soi tiêu hóa sẽ sinh thiết bờ ổ loét để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm
- Chụp X-quang dạ dày: Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và ruột non. Để làm cho vết loét (nếu có) nhìn rõ hơn trên hình ảnh kết quả, bạn sẽ cần uống thuốc cản quang (có chứa barium) theo hướng dẫn.
Cách chữa viêm dạ dày
Thuốc Tây y

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày thường bắt nguồn từ axit trong dịch vị dạ dày. Dư axit dạ dày khiến lớp niêm mạc bị bào mòn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn làm tổn thương tới dạ dày. Vì vậy, đối với hầu hết các loại viêm dạ dày, điều trị thường kết hợp với thuốc giảm axit dạ dày như:
- Thuốc kháng axit. Thuốc kháng axit (Maalox, Mylanta) ở dạng lỏng hoặc viên là một điều trị phổ biến cho viêm dạ dày nhẹ. Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày và có thể giảm đau nhanh chóng. Có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào hoạt chất dùng.
- Ức chế histamin H2. Các thuốc này làm giảm lượng axit được phóng thích vào trong đường tiêu hóa, giúp giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid) hoặc famotidine (Pepcid), giúp làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế bơm proton làm giảm acid bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết acid của dạ dày . Thuốc bao gồm omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex) và esomeprazole (Nexium).
- Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Khi phát hiện có H. pylori hiện diện trong hệ tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp kháng sinh như clarithromycin với amoxicillin hoặc metronidazole. Bạn cần lưu ý là phải sử dụng kháng sinh đầy đủ liều được kê đơn, thời gian sử dụng thường kéo dài từ 7–14 ngày.
Đông y Vitos – đột phá công nghệ trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày

Sản phẩm dạ dày Vitos là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như: Viêm dạ dày, hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày có nhiễm khuẩn HP,…
Sản phẩm được nghiên cứu từ các dược liệu được sử dụng trong đông y cổ truyền kết hợp với đột phá công nghệ siêu vi NANO Solip – Lipid. Thành phần 100% thảo dược với các vị thảo dược quý có tác dụng nổi bật trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày:
- Lá khôi tía: Thành phần chính trong lá khôi tía là các hoạt chất Tannin, Glycoside có khả năng trung hòa acid dạ dày, giảm lượng bài tiết dịch vị, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào mới, làm lành vết loét dạ dày và chống viêm hiệu quả.
- Trữ ma căn: Theo các nhà khoa học các hoạt chất Flavonoid, Acid cyanhydric trong rễ trư ma căn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị dạ dày. Giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng tiêu hóa đồng thời hỗ trợ cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Vỏ gối rừng: Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vỏ gối rừng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy thường được sử dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho đường ruột, cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.
- Ô tặc cốt: Thành phần chính của Ô tặc cốt là các loại muối Calci Carbonat, Calci Phosphat, Natri Clorid và một số các chất hữu cơ khác có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày, cân bằng nồng độ pH, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố tấn công.
- Hoài sơn: Theo y học cổ truyền Hoài sơn có vị ngọt, tính bình thường được dùng kết hợp với các loại thảo dược khác nhằm hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa cho dạ dày.
- Quế nhục: Ngoài tác dụng tiêu khí, cải thiện tình trạng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu cho những người bị đau dạ dày thảo dược này còn được biết với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt nhanh chóng các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.
Mẹo chữa viêm dạ dày tại nhà

Các bài thuốc dân gian chữa viêm dạ dày có nhiều ưu điểm: dược liệu rất dễ tìm, an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ, tiết kiệm thời gian chi phí, áp dụng được với mọi đối tượng.
Chính vì vậy, nhiều người thường kết hợp các bài thuốc mẹo trong hỗ trợ điều trị viêm dạ dày:
1. Bài thuốc nghệ và mật ong:
Trong nghệ có tinh chất cucumin rất tốt cho dạ dày, kết hợp với mật ong có tác dụng kháng viêm, tái tạo tế bào. Giúp dạ dày của người bệnh nhanh chóng bình phục. Lấy bột nghệ trộn với mật ong vo thành viên nhỏ. Hàng ngày người bệnh lấy ăn 2 lần trước bữa cơm, khi bụng còn đói. Áp dụng phương pháp này đều đặn tổn thương dạ dày dần hồi phục.
2. Bài thuốc bằng lá mơ lông:
Trong lá mơ có các chất hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như giải độc, tẩy giun, kiết lỵ, đau dạ dày. Lá mơ lông rửa sạch ép lấy nước uống, mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần, vết viêm sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.
3. Bài thuốc với bí đỏ:
Bí đỏ giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Trong bí đỏ có chứa các vitamin giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Bí đỏ sau khi bỏ vỏ, cho vào máy xay hoặc máy ép lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày uống từ 2 ly nước ép bí đỏ để giảm tình trạng đau dạ dày.
4. Mật ong và chuối xanh:
Chuối xanh có khả năng làm lành niêm mạc của dạ dày, nó còn có khả năng ức chế các acid, giảm tình trạng ợ nóng. Chuối xanh bỏ vỏ, phơi khô, tán thành bột. Mỗi ngày lấy 1 muỗng bột chuối xanh pha cùng với 1 muỗng mật ong nguyên chất cùng với nước ấm và dùng. Dùng đều đặn để có hiệu quả.
Viêm dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Những thực phẩm và đồ uống tốt cho bệnh viêm dạ dày:
- Thực phẩm giàu chất xơ , chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và đậu
- Thực phẩm ít chất béo , chẳng hạn như cá, thịt nạc và rau
- Thực phẩm có độ axit thấp , bao gồm cả rau và đậu
- Đồ uống không có ga
- Đồ uống không chứa caffeine
Người bị viêm dạ dày nên kiêng gì?
- Rượu
- Cà phê
- Thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như dưa muối chua, các loại quả chua (bưởi, xoài, mận,…)
- Các loại nước ép trái cây
- Đồ ăn nhiều chất béo
- Đồ chiên
- Đồ uống có ga
- Thức ăn cay
Những câu hỏi thường gặp
1. Biến chứng viêm dạ dày là gì?
4 Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày:
- Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) với biểu hiện điển hình là đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu (bã nôn có máu tươi hoặc màu cà phê). Đây là trường hợp khẩn cấp cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày. Mức độ xuất huyết có thể từ nhẹ đến nặng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp chảy máu nhiều có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Loét dạ dày
Loét dạ dày là vết lở gây tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày xảy ra khi lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch axit tiêu hóa bị giảm. Điều này khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót dạ dày, gây loét.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết loét mà các triệu chứng khác nhau nh cảm giác nóng rát hoặc đau ở giữa bụng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi đói kéo dài trong vài phút đến vài giờ.
- Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là khối các tế bào hình thành trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường hiếm gặp. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Các khối u thường được phát hiện tình cờ khi bác sĩ đang kiểm tra vì những nguyên nhân khác.
Hầu hết các khối polyp dạ dày không trở thành ung thư, nhưng một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày trong tương lai. Vì lý do này, một số khối polyp dạ dày nên được loại bỏ còn một số khác không cần điều trị.
- Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam và thứ 4 ở nữ. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp 2 lần nữ giới.
2. Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
Nếu các triệu chứng xảy ra dữ dội và không thuyên giảm, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu cảm thấy dạ dày không thoải mái sau khi uống thuốc, đặc biệt là Aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu hoặc có máu trong phân, bạn cũng nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
3. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

- Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa 1 ngày, người bệnh nên ăn thành 4 -5 bữa với khẩu phần ăn ít hơn. Tránh gây áp lực và gây kích ứng cho dạ dày
- Thời gian các bữa ăn: Mỗi bữa ăn cách nhau 4-5 tiếng: 7 giờ ăn bữa sáng, 11 giờ ăn bữa trưa, 16 giờ ăn bữa chiều, 20 giờ ăn nhẹ buổi tối.
- Ăn đủ bữa: Tuyệt đối không bỏ bữa tối và bữa sáng
- Ăn chín uống sôi: Việc ăn chín uống sôi sẽ giảm bớt các mầm bệnh xâm nhập thông qua đường ăn uống hằng ngày.
- Ăn thức ăn dễ tiêu: Chọn các món ăn loãng, thanh đạm. Không ăn các món có vị chua, cay, thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ dễ gây ra từng đợt kích thích đến niêm mạc dạ dày, khiến tổn thương càng thêm trầm trọng.
- Bổ sung vitamin và chất xơ: Vitamin và chất xơ có tác dụng chữa viêm dạ dày, dễ dàng hấp thụ. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết
- Uống nước đúng cách: 2 lít nước mỗi ngày để giúp hòa tan dịch axit trong dạ dày và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Từ đó giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và giảm đau hiệu quả.
- Từ bỏ thuốc là và thức uống có cồn
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Từ bỏ thói quen xấu và tuân thủ lối sống lành mạnh là cách điều trị viêm dạ dày đơn giản mà hiệu quả nhất:
- Ngủ đủ giấc: Thức khuya gây tiết nhiều dịch vị dạ dày. Vi vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, ngủ đúng giờ, không thức khuya
- Tránh căng thẳng: Tress khiến dạ dày tăng tiết dịch vị axit, gây ăn mòn niêm mạc và tổn thương dạ dày. Nếua không được cải thiện, tình trạng bệnh sẽ nặng dần theo thời gian gây viêm loét, xuất huyết
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Khuẩn Hp – tác nhân gây bệnh dạ dày tồn tại trong các môi trường đất, nước, không khí. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua việc tiếp xúc với vật dụng, thức ăn, nước uống. Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân, nơi sinh hoạt sẽ làm hạn chế khả năng tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm dạ dày.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân: Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, kém đánh răng, chén đũa,… kể cả với những người thân trong gia đình
- Rèn luyện sức khỏe: Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bệnh nhân viem dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo các bộ môn như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh,…
THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ

- Không tự ý dùng thuốc: Không tự ý uống thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh để điều trị bệnh tại nhà. Thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày phải được sự đồng ý của bác sĩ. Lưu ý, trong quá trình chữa bệnh, bệnh nhân không được tự ý ngừng hay thay đổi liều lượng.
- Quan sát phản ứng: Chú ý các phản ứng trong khi uống thuốc. Bất kỳ hiện tượng bất thường nào cũng cần thông báo cho bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất
- Đặt lịch hẹn: đến gặp bác sĩ luôn là biện pháp tối ưu cho những bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp. Các bác sĩ sẽ chỉ ra đâu là phương án điều trị hữu hiệu nhất dành cho người bệnh.
- Tái khám: ngay khi đã chữa trị thành công viêm dạ dày cấp, khám tổng quát hàng năm vẫn nên là việc được ưu tiên. Những thay đổi của cơ thể sẽ được kiểm soát và phát hiện kịp thời.
Kết luận
Viêm dạ dày là viêm biểu mô dạ dày. Nhiều người bị viêm dạ dày mà không hề có triệu chứng gì. Tuy nhiên, đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng thường gặp nhất; đau có thể ngấm ngầm, mơ hồ, nóng bỏng, đau nhức, đau lâm râm, đau nhói. Viêm dạ dày nếu không được điều trị triệt để sẽ tạo điều kiện hình thành các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày.