Viêm dạ dày cấp – bệnh lý có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây ra đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, những tổn thương do viêm dạ dày cấp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn. Vậy dấu hiệu nhận biết sớm viêm dạ dày cấp là gì? Những tác nhân nào dẫn đến bệnh lý này và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng theo dõi dạ dày Vitos tìm lời giải đáp qua những thông tin dưới đây.
Viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý có tỉ lệ người mắc cao nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê gần đây, có tới 1.5 tỉ người đã và đang mắc phải căn bệnh này. Bệnh lý này thường gặp ở nhóm người trên 60 tuổi.
Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện những ổ viêm, loét do tổn thương gây ra bởi các tác nhân khác như axit dạ dày tăng, vi khuẩn H.pylori… Khi hiện tượng viêm dạ dày xảy ra đột ngột, gây cảm giác khó chịu hay kèm theo cơn đau bất chợt, đó là viêm dạ dày cấp.
Đặc điểm của bệnh viêm dạ dày cấp là khởi phát đột ngột và diễn biến nhanh chóng, do sự xâm nhập của tác nhân độc hại hoặc vi khuẩn và gây tác động đến lớp niêm mạc dạ dày. Tình trạng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng và khó phục hồi hơn nếu người bệnh chủ quan, xem nhẹ các dấu hiệu cấp tính kể trên.
Viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không?
Bất kỳ bệnh lý nào cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Viêm dạ dày cấp tuy có thể hạn chế viêm, nhưng bệnh lý khiến khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn một khoảng rộng. Do vậy, viêm dạ dày cấp còn được gọi bằng một tên khác bệnh loét trợt dạ dày cấp tính. Những tổn thương do viêm trợt dạ dày là một trong những tổn thương tiền ung thư.
Chính vì vậy, so với người khỏe mạnh bình thường, bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 40%. kèm theo đó, bệnh nhân dễ mắc phải các bệnh viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính – các bệnh lý này, dễ tái phát và gây nhiều phiền toái cho người bệnh, làm suy giảm sức khỏe.
Nguyên nhân viêm dạ dày cấp
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, các tác nhân chính phải kể đến như:
Các loại sản phẩm chống viêm không steroid (NSAIDs) và corticosteroid
Các loại sản phẩm giảm đau, nên được sử dụng rất bổ biến hàng ngày. Các loại kháng viêm không steroid thường gặp là aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen… Sản phẩm chống viêm không steroid (NSAIDs) và corticosteroid có khả năng giảm đau hiệu quả, tuy nhiên lại gây ra một số tác dụng phụ. Nếu sử dụng thường xuyên, quá nhiều, sẽ xảy ra hiện tượng viêm loét dạ dày hay viêm dạ dày cấp tính.
Nhiễm vi khuẩn như H. pylori
Vi khuẩn Hp là một trong số ít vi khuẩn sống được trong dịch vị dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này sẽ ký sinh ở lớp niêm mạc dạ dày, có khả năng tiết ra các chất kích thích các tuyến tiết ra nhiều axit HCL hơn, làm tăng nồng độ axit trong dịch vị, giảm khả năng bảo vệ của lớp dịch nhầy, từ đó tạo ra các phản ứng gây hại đối với các tế bào ở niêm mạc, hình thành các ổ viêm.
Uống rượu quá mức
Tại sao người bị bệnh dạ dày nói chung và người bệnh viêm dạ dày cấp tính nói riêng luôn được khuyến cáo không nên uống rượu bia hoặc hạn chế tối ra việc sử dụng rượu bia? Đó là bởi trong rượu bia có chứa cồn, thành phần này có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị và tác động lên lớp niêm mạc dạ dày theo cơ chế trên.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến việc mắc phải bệnh lý này như áp lực, căng thẳng cực độ; rối loạn tự miễn, làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng sai, tấn công niêm mạc dạ dày; mắc các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, trào ngược mật…
Triệu chứng viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp tính biểu hiện ra một số triệu chứng đặc trưng giúp người bệnh có thể nhận biết được bệnh lý. Các tổn thương ở niêm mạc dạ dày thường gây đau khi tiếp xúc với axit dạ dày nồng độ cao hoặc khi dạ dày tiêu hóa các loại thực phẩm khó tiêu. Các cơn đau xuất hiện bất chợt, đến nhanh, tiêu biến cũng nhanh. Một số biểu hiện cụ thể của bệnh lý:
- Đau âm ỉ hay có cảm giác căng tức hoặc cảm thấy nóng ran vùng thượng vị.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn thường sau khi ăn xong.
- Bị ợ hơi hoặc ợ chua, hay cảm thấy đắng miệng, đầy bụng khó tiêu.
- Nôn ói ra máu hoặc đi tiêu phân đen, do thuộc dạng loét trợt chảy máu hay đi kèm với loét thực sự chảy máu của dạ dày.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng kể trên, đặc biệt, các triệu chứng này thường xuyên xảy ra và kéo dài trong thời gian dài (hơn một tuần). Đó là thời điểm người bệnh cần được chăm khám chuyên khoa, đến các cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, triệu chứng đi ngoài ra phân đen xuất hiện, điều này cho thấy các tổn thương niêm mạc dạ dày do viêm dạ dày cấp tính đã trở nên nghiêm trọng, có hiện tượng xuất huyết dạ dày. Nếu để lâu, tình trạng viêm sẽ ngày càng trầm trọng hơn, ăn sâu vào các lớp tế bào dưới niêm mạc và có thể dẫn đến viêm trợt hay teo niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần lưu ý không phải trường hợp viêm dạ dày cấp tính nào cũng có triệu chứng ngay từ đầu. Do đó, thăm khám sức khỏe định kỳ là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe, phát hiện các vấn đề sức khỏe kịp thời.
Chẩn đoán viêm dạ dày cấp
Để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của người bệnh, có mắc viêm dạ dày cấp hay không? Diễn tiến bệnh lý đã đến giai đoạn nào? Đã nghiên trọng hay chưa? Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số bước thăm khám cần thiết.
Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về một số triệu chứng lâm sàng người bệnh đã gặp phải và đưa ra chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Tiếp đến, người bệnh cần thực hiện các chỉ định khám như:
- Xét nghiệm máu, phân tích tế bào máu, giúp kiểm tra sức khỏe tổng thể
- Xét nghiệm hơi thở, nước bọt hoặc máu để kiểm tra H. pylori
- Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát được niêm mạc dạ dày: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để thăm khám các bệnh về dạ dày. Nội soi cho phép các bác sĩ đánh giá một cách trực quan về tình trạng bên trong dạ dày.
- Sinh thiết mô dạ dày: cho phép đánh giá mức độ tổn thương, phát hiện nguyên nhân gây tác động xấu lên niêm mạc dạ dày.
- Chụp X-quang: cho hình ảnh chính xác về dạ dày từ đó giúp xác định các vấn đề cấu trúc trong hệ tiêu hóa.
Để thực hiện hết các chỉ định khám này người bệnh nên dành ra ít nhất một buổi trong ngày để đến các cơ sở khám chữa bệnh. Chẩn đoán sẽ được đưa ra khi kết quả các chỉ định khám kia hoàn tất.
Cách giảm thiểu viêm dạ dày cấp
Vậy viêm dạ dày cấp được phục hồi như thế nào? Viêm dạ dày cấp có phải mổ không? Có những sản phẩm viêm dạ dày cấp nào hiệu quả? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng cụ thể ở từng người.
Thậm chí một số trường hợp ở mức độ nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần thực hiện các cách hỗ trợ giảm viêm dạ dày cấp. Tuy nhiên, người bệnh không nên nhìn vào đó mà chủ quan, bởi chỉ có một số ít trường hợp như vậy, hầu hết người bị viêm dạ dày cấp đều phải tới các cơ sở y tế thăm khám, tuân thủ nghiêm, để bảo vệ sức khỏe chính mình và giảm tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
Sử dụng dược phẩm tây y
Thông thường, để hạn chế viêm dạ dày cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng có khả năng kháng axit. Bởi ở người bị viêm dạ dày cấp tính, nồng độ axit dạ dày tăng cao, làm ức chế khả năng bảo vệ của lớp dịch nhày. Các loại kháng axit giúp trung hòa dịch vị, bảo vệ các niêm mạc khỏi các tác động gây hại của axit HCL.
Một số loại hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp phổ biến như:
- Sản phẩm kháng H2 làm giảm khả năng tiết axit dạ dày, uống trong vòng 10 – 60 phút trước khi ăn.
- Dược liệu ức chế bơm proton giúp ức chế sản xuất axit dạ dày. Người bệnh cần chú ý về liều lượng sử dụng. Khuyến cáo chỉ nên dùng một lần trong mỗi 24 giờ, trong đó thời gian sử dụng liên tục là không quá 14 ngày. Sử dụng sản phẩm ức chế bơm proton quá lâu sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày nghiêm trọng khác, trong đó có ung thư.
- Kháng sinh chỉ được chỉ định với trường hợp người bệnh bị nhiễm vi khuẩn H. pylori.
Như đã đề cập ở trên, kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc corticosteroid có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp. Vì vậy, có thể ngưng dùng các loại sản phẩm khác trong quá trình sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, bệnh nhân chú ý không được tự ý ngưng dùng sản phẩm này khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng của quá trình lành bệnh. Viêm dạ dày cấp có trị dứt điểm được hay không còn phụ thuộc vào việc bạn có từ bỏ lối sống tùy ý, thường xuyên bỏ bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, nghỉ ngơi không điều độ hay không?
Vì vậy, người bị viêm dạ dày cấp cần chú ý các điểm sau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày:
- Hạn chế uống bia rượu
- Hạn chế chế biến và sử dụng các món ăn cay nóng, chiên xào ngập dầu mỡ hoặc có nhiều axit
- Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ
- Kiểm soát tâm lý và giảm căng thẳng, áp lực
- Tránh lạm dụng các loại sản phẩm kích thích niêm mạc dạ dày như aspirin hoặc NSAIDs
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?
- Hồi, cây thì là, cảm thảo: Đặc biệt là thì là hay hạt thì là, có đến 4 loại hợp chất khác nhau thuộc nhóm flavonoid. Các hợp chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển các tế bào u, bướu. Flavonoid là chất quan trọng, rất cần thiết đối với các bệnh về dạ dày, đặc biệt là chữa viêm hang vị dạ dày.
- Protein lành mạnh: có vai trò thiết yếu trong việc tái tạo, làm lành và phục hồi các vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Thực phẩm chứa chất béo có lợi: chất béo có lợi dễ tiêu hóa và không tạo áp lực cho dạ dày. Ngược lại, một số nhóm chất béo không tốt có trong đồ ăn nhanh, các món chiên rán ngập dầu – món ăn ưa thích của nhiều người, khó tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, tiết ra nhiều axit dịch vị hơn.
- Các loại rau lá xanh đậm: giúp hạn chế ợ hơi, ợ chua.
- Một số loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt: có hàm lượng vitamin B, khoáng chất và các nguyên tố lượng giúp đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân đau dạ dày ăn uống kém.
- Sữa chua: Một trong những thành phần rất hữu ích đối với hệ tiêu hóa con người có trong sữa chua là axit lactacyd có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa các loại thực phẩm có thành phần khó tiêu hóa như đường lactose.
- Trà xanh: có thành phần flavonoid, hoạt chất này có hiệu quả cao trong hỗ trợ và làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
- Cần tây, hành tây, táo: rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào niêm m
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa và thay thế chúng bằng các nguyên liệu tốt cho dạ dày, sự thay đổi này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi viêm dạ dày cấp.
Viêm dạ dày cấp không nên ăn gì?
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là những thực phẩm không nên sử dụng quá nhiều, nếu không sẽ làm bệnh tình trầm trọng và khó hồi phục hơn:
- Hạn chế các loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh,… Không nên ăn quá nhiều những trái cây này trong một lần.
- Hạn chế hoặc nói “không” với các đồ uống có cồn hoặc chứa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, cà phê, nước chè,…
- Các loại đồ khô, thô và đồăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng… sẽ tạo áp lực cho dạ dày, làm tổn thương các tế bào niêm mạc.
Dạ dày Vitos
Vitos được chiết xuất từ những nguyên liệu an toàn như Trữ Ma Căn, Vỏ Gối Rừng, thành phần Nga Truật và đặc biệt là Uất Kim giúp trung hòa axit, giảm đau dạ dày, giảm viêm loét, bớt ợ chua. Uất Kim hay còn được gọi là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng hoặc cây nghệ. Thân củ gọi là khương hoàng còn củ con gọi là uất kim.
Theo y dược hiện đại, nghệ có nhiều ưu điểm như giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương. Theo Đông y, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng.
Chính vì vậy mà Vitos giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng vượt trội, rút ngắn thời gian phát triển của bệnh. Ngoài ra không gây ra tác dụng phụ vì được các chuyên gia tư vấn sức khỏe của chúng tôi đồng hành cùng người bệnh trong suốt quá trình sử dụng. Bất kỳ khi nào khách hàng cần, Vitos đều có thể hỗ trợ.
Kết luận
Hi vọng những thông tin Vitos chia sẻ về bệnh viêm dạ dày cấp trên đây giúp người đọc giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về sức khỏe. Bạn muốn được tư vấn các vấn đề sức khỏe dạ dày hoàn toàn miễn phí, hãy gọi cho chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí qua đường dây nóng: 0972.261.22