Nhiều trường hợp tài phát viêm loét dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần gây ra hiện tượng kháng thuốc, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Vậy có những biện pháp nào giúp tránh tái nhiễm viêm loét dạ dày? Cùng tìm hiểu!
Vì sao viêm loét dạ dày tái phát?
Tái nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Đây là vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, nhờ khả năng tiết ra enzyme urease giúp trung hòa lượng acid bao xung quanh vi khuẩn, HP có thể sinh sống trong lớp niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.
Theo thống kê của các chuyên gia VITOS, vi khuẩn HP thường lây nhiễm qua 2 con đường sau:
- Môi trường sống không vệ sinh: Vi khuẩn HP sống trong các môi trường đất, nước, không khí. Chúng rất dễ bám vào các vật dụng, thức ăn, bề mặt da người khi chúng ta tiếp xúc với môi trường. Với người có thói quen ăn rau sống, không rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP xâm nhập, gây hiện tượng bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần.
- Lây nhiễm từ người bệnh: Thói quen ăn chung, uống chung dễ dễ gây viêm loét dạ dày tái phát. Khi sinh hoạt cùng người bệnh, vi khuẩn HP tồn tại trong thức ăn, nước uống, khoang miệng của người mang mầm bệnh lây sang người khỏe mạnh.
Viêm loét dạ dày tái phát do bỏ thuốc

Viêm loét dạ dày là bệnh lý dai dăng và khó điều trị, chính vì vậy, người bệnh thường phải sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tiêu chảy, đắng miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người bỏ thuốc giữa chừng. Nhiều người mới thấy bệnh chuyển biến tích cực đã dừng uống thuốc, tình trạng viêm loét chưa được chữa trị triệt để, dẫn đến tái phát viêm loét dạ dày tá tràng.
Đặc biệt, nhiều người thường tự ý mua kháng sinh để trị bệnh. Đây là hành động rất nguy hiểm. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng phác đồ điều trị có thể khiến vết loét trên dạ dày nặng hơn, vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh, dẫn tới khó điều trị dứt điểm bệnh và khiến bệnh dễ tái phát.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Nhiều người viêm loét dạ dày tái phát vì thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Vì chủ quan hoặc do môi trường công việc, nhiều bệnh nhân đã bỏ qua các nguyên tắc bảo vệ dạ dày như:
- Ăn chín uống sôi
- Không uống rượu bia
- Ngủ đúng, đủ giấc
- Kiêng các loại thức ăn có hại cho dạ dày
- Không bỏ bữa
Ngoài tình trạng diễn biến viêm loét dạ dày, việc điều trị còn phụ thuộc phần lớn vào tinh thần, tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, để tránh viêm loét dạ dày tái phát, phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ, tránh stress lo nghĩ, tránh cảm xúc tức giận có hại cho dạ dày và các bộ phận khác.
Lạm dụng thuốc giảm đau có chứa steroid

Ngày nay thuốc chống viêm không steroid được sử dụng khá rộng rãi. Chỉ cần một triệu chứng đau đầu, đau dạ dày, hay đau mỏi chân tay,… là loại thuốc này lại được sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều, thường xuyên thì nhóm thuốc này lại đem lại những tác hại vô cùng đến hệ tiêu hóa.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm hoặc kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Do vậy bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau đầu cũng nên cân nhắc thật kỹ giữa tác hại và lợi ích của loại thuốc này hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang gặp vấn đề về dạ dày.
Làm sao để tránh viêm loét dạ dày tái phát?

Chế độ ăn:
- Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, như: măng, rau cần, ngũ cốc nguyên hạt. (Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ).
- Tránh các thực phẩm chua cay: dưa, cà muối, tương ớt.
- Không sử dụng các loại hoa quả có tính axit: chanh, dứa, dưa chuột, chuối tiêu, ổi, cóc… (vì lượng axít cao trong các loại quả này sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, làm dạ dày tăng tiết a-xít gây nên những cơn đau bụng khó chịu)
- Nên ăn thực phẩm dễ tiêu: cháo, súp, bánh mỳ, cơm nát, bánh chưng, bánh quy, sữa, nên chia nhỏ bữa ăn,…
Chế độ sinh hoạt và tập luyện:
- Không được nhịn đói.
- Không uống rượu, bia, cà phê, chè xanh… đặc biệt là chè xanh bởi làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
- Tránh thức khuya
- Tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga…
- Không hút thuốc lá,thuốc lào…
Trên đây là những chia sẻ về Nguyên nhân viêm loét dạ dày tái phát. Tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và uống thuốc đúng liều là phương pháp giúp bạn chữa trị dứt điểm bệnh dạ dày.
☎️ Hãy 【#ĐỂ_LẠI_SĐT】 Chúng tôi sẽ gọi điện thăm khám tư vấn và hỗ trợ điều trị.
Bắt đúng bệnh – Dùng đúng sản phẩm – Hiệu quả rõ rệt
==============================
►► CHỮA SỚM BỚT LO ÂU◄◄
📞 Hotline: 0972.261.222 – 0962.430.666
🎯Website: www.vitos.com.vn
Website: www.vitos.com.vn