Rate this post

Hàng triệu người Việt nhiễm vi khuẩn Hp, đặc biệt, hơn 50% trong số đó bị các bệnh về dạ dày do vi khuẩn Hp gây nên. Không thể phủ nhận, vi khuẩn Hp là một mối nguy rất lớn đối với sức khỏe con người. Vậy vi khuẩn Hp có chữa được không? Con đường lây nhiễm của loại vi khuẩn này như thế nào?

Thực tế, người dân nói chung và người bệnh dạ dày nói riêng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của loại vi khuẩn này. Tự trang bị kiến thức về bệnh lý vừa để hiểu rõ mối nguy hại vi khuẩn này mang lại và bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Tìm hiểu chung về vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori hay được viết tắt H.pylori, đây là loại vi khuẩn ký sinh và phát triển được trong môi trường dạ dày. Dịch vị dạ dày có tính axit (trong dịch vị có hàm lượng axit HCl), độ pH trong khoảng từ 4 – 5. Vì vậy, môi trường bên trogn dạ dày không hề lý tưởng để các loại vi khuẩn có thể sinh trưởng. 

Tuy nhiên, vi khuẩn Hp lại là một ngoại lệ, vì chúng có khả năng tiết ra một loại enzym là Urease. Enzym này làm trung hòa axit dạ dày, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn Hp tồn tại. 

Vi khuẩn Hp sinh ra từ đâu?

Vi khuẩn này ký sinh trong lớp nhày phủ trên bề mặt niêm mạc, lớp dịch này có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào niêm mạc khỏi những tạc động từ axit HCl. Không chỉ vậy, vi khuẩn Hp còn có ở miệng, vòm học, dịch dạ dày, hay cả phân của người bệnh. 

Vi khuẩn Hp chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Vi khuẩn Hp chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Các loại vi khuẩn đều không thể chịu được nhiệt độ cao và có thể bị tiêu diệt ở 100 độ C. Vi khuẩn Hp không phải là ngoại lệ. Nhiệt độ bên trong cơ thể khoảng 37 độ, mức nhiệt này an toàn đối với sự tồn tại của vi khuẩn này. Khi gặp phải môi trường có nhiệt độ cao, với thời gian tiếp xúc lâu, vi khuẩn Hp hoàn toàn bị loại bỏ.

Cần lưu ý, vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định ở môi trường ngoài cơ thể. Không chỉ vậy, H.pylori có thể tồn tại được cả trong môi trường nước, đất, không khí hoặc bám vào bất kỳ vật chủ nào khác. Để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm giữa người với người, chúng ta nên khử trùng các vật dụng như đũa, bát… ở nhiệt độ cao (100 độ C) trong khoảng thời gian ít nhất là 5 phút.  

Vi khuẩn Hp dạ dày có lây không?

Vi khuẩn Hp dạ dày có lây không? - Vi khuẩn Hp có chữa được không

Vi khuẩn Hp có chữa được không, có lây truyền không? Qua những thông tin kể trên, chắc chắn chúng ta đã có được câu trả lời cho băn khoăn trên. Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể lây truyền giữa người với người qua nhiều đường lây nhiễm khác nhau. Đặc biệt, hầu hết các gia đình Việt Nam đều có thói quen ăn chung bát như dùng chung bát nước chấm, hay ăn chung bát canh, đĩa thức ăn… thói quen này gián tiếp làm vi khuẩn Hp nhanh chóng lan truyền từ người này sang người khác. 

Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp: 

  • Qua đường miệng – miệng: đây là con đường truyền nhiễm chủ yếu của vi khuẩn Hp. Qua việc tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh, vi khuẩn H.pylori sẽ có cơ hội được “di chuyển” dang một môi trường sống mới – đó là cơ thể một người khác. Chính vì vậy, trong một gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp thì những người còn lại đều có nguy cơ rất cao mắc phải loại vi khuẩn này. 
  • Qua đường phân: các chất bài tiết ra bên ngoài như phân của người nhiễm vi khuẩn Hp cũng là nơi trú ngụ của loại vi khuẩn này. Nếu không vệ sinh tay chân sạch sẽ, rất có thể vi khuẩn vẫn còn bám lại. Các tiếp xúc của tay với các vật khác sẽ làm lan truyền vi khuẩn Hp. 
  • Đường lây truyền khác: dùng chung các thiết bị y tế như dụng cụ nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng,… Các dụng cụ y tế này không được tiệt trùng đúng cách sau khi khám cho người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp vô tình làm lan truyền vi khuẩn này sang người khác. 

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp - Vi khuẩn Hp có chữa được không

Vi khuẩn HP hoạt động trong dạ dày sẽ làm cho cơ thể xuất hiện hàng loạt các triệu chứng bất thường. Cụ thể đó là các triệu chứng sau:

  •  Cảm giác chướng bụng, đầy hơi

Vi khuẩn Hp làm cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, mặc dù dạ dày lúc này đang rỗng. Triệu chứng này thường tìm thấy ở thời điểm lúc đói, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Đặc biệt sẽ rõ ràng hơn sau khi người bệnh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hay sử dụng bia rượu… Đây cũng là lý do khiến người bệnh tít khi cảm thấy đói bụng, khi ăn cũng ăn với một lượng rất nhỏ.

  •  Đau bụng

Người bệnh nhiễm khuẩn Hp thường có dấu hiệu đau bụng, nhất là đau ở vùng thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt bệnh nhân còn thấy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường xảy ra nhiều nhất lúc bụng đói hoặc sau khi dùng bữa.

  • Buồn nôn, nôn ói thường xuyên

Có thể bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp khi phát hiện thấy bản thân có dấu hiệu buồn nôn và nôn ói thường xuyên. Khi nôn không ra thức ăn mà chủ yếu là nước và chất dịch ở dạ dày, chất nôn có màu thẫm gần như đen. Đó có thể là máu đông ở vết loét dạ dày cho vi khuẩn Hp gây nên.

  • Ợ nóng và trào ngược

Ợ nóng và cảm giác trào ngược là một trong những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến. Ợ nóng kéo theo cảm giác đau rát từ bụng đến cổ khiến người bệnh rất khó chịu.

  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp gây ra bệnh dạ dày làm cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, dẫn đến tình trạng giảm cân không chủ ý. Một số trường hợp có thể bị rối loạn tâm trạng.

  •  Rối loạn tiêu hóa

Ảnh hưởng của vi khuẩn Hp lên đường tiêu hóa là gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị tiêu chảy khi lượng nước dư thừa được bài tiết vào ruột. Hoặc một số trường hợp có thể bị táo bón khi vi khuẩn Hp làm ngưng trệ quá trình sản xuất axit dạ dày để tiêu hóa thức ăn.

  • Màu sắc của phân

Tình trạng phân có thể phản ánh một phần nào đó sức khỏe của bạn. Khi mắc bệnh vi khuẩn Hp, phân của chúng ta cũng có những hiện tượng bất thường.

Lúc này phân có thể lẫn thêm cả máu nên có màu đỏ đồng thời tình trạng phân có lúc cứng, có lúc lại nát. Nhiều trường hợp phân kèm thêm nước hoặc ra phân dạng loãng như tiêu chảy.

  • Hôi miệng

Thức ăn bị hư hỏng do quá trình tiêu hóa không được thực hiện suôn sẻ có thể sinh hơi, dưới tác động của vi khuẩn Hp sẽ tạo nên mùi hôi bốc lên miệng.

Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp

Xét nghiệm nhiễm vi khuẩn Hp

Trước khi biết được vi khuẩn Hp có chữa được không, người bệnh cần được các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Xét nghiệm là phương thức cho hiệu quả cao trong kiểm tra, đánh giá người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Hiện nay có hai loại xét nghiệm được áp dụng phổ biến là xét nghiệm kháng nguyên trong phân và xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm phân: sử dụng phản ứng miễn dịch sắc ký để kiểm tra nhanh sự hiện diện của kháng nguyên HP Antigen – đay là kháng nguyên đặc trưng ở người bị nhiễm vi khuẩn HP. Phản ứng này cho kết quả chính xác cao. Phương pháp xét nghiệm này có chi phí thấp, độ chính xác cao nhưng lại có nhược điểm ở quá trình lấy mẫu .
  • Xét nghiệm tìm kháng thể Hp trong máu: Nếu cơ thể có nhiễm khuẩn HP thì các kháng thể HP sẽ được sản sinh và lưu thông trong máu. Do đó, xét nghiệm máu có thể phát hiện được có hay không nhiễm loại vi khuẩn này. 

Nhiễm vi khuẩn Hp có chữa được không?

Vi khuẩn Hp hoàn có thể chữa trị được nếu người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Thông thường, vi khuẩn H.pylori ở giai đoạn đầu chưa tạo ra nhiều thay đổi đối với sức khỏe, các triệu chứng chưa rõ ràng, khiến người bệnh có tâm lý chủ quan. Các chuyên gia cho rằng, nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ngay từ đầu, khả năng chữa khỏi là từ 50%. 

Nhưng khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như ợ hơi, ợ chua, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… Đó là đấu hiệu cho biết đó là thời điểm quan trọng để thực hiện điều trị trước khí những biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, teo niêm mạc dạ dày… có thể xảy ra.

Thông thường, khi điều trị vi khuẩn H.pylori, người bệnh sẽ được chỉ định uống một số loại thuốc kháng sinh đặc trị như Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracyclin… và được giám sát tình trạng bệnh lý theo định kỳ. Các loại kháng sinh liều cao này có khả năng úc chế vi khuẩn rất mạnh, tuy nhiên lại tiềm ẩn một số tác dụng phụ nguy hại đối với sức khỏe người bệnh nếu sử dụng trong thời gian dài. 

Chuyên gia Vitos đưa ra lời khuyên người bệnh nên sử dụng các loại dược phẩm có thành phần từ thiên nhiên để giảm thiểu  tối đa tác dụng không mong muốn, vừa hỗ trợ điều trị vừa bổ sung chất dinh dưỡng đẩm bảo sức khỏe thể chất người bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày Vitos thành phần 100% từ thiên nhiên, chiết xuất từ các loại thảo dược như lá khôi tía, trữa ma căn, vo vối rừng, uất kim, nga truật… Quy tình tuyển chọn nghiêm ngặt đạt chuẩn GACP đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao, an toàn với người sử dụng. 

Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì?

Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học góp phần không nhỏ vào hiệu quả chung của quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, để điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp, khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm này: 

  • Các loại trái cây có tính axit cao: tiêu thụ các loại trái cây này sẽ gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Hp tồn tại. Tuy chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng với người bị nhiễm H.pylori, càng hạn chế sử dụng tối đa càng tốt.
  • Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo không tốt: nhóm thực phẩm này khó tiêu hóa hơn, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, chịu áp lực trong thời gian dài, từ đó tiết ra nhiều axit dịch vị – đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp. 
  • Đồ uống có ga, có cồn hay cafein không phải nhóm thực phẩm được khuyến cáo đối với người nhiễm vi khuẩn Hp. 

Tuân thủ liệu trình điều trị và thực hiện chế độ ăn uống khoa học là điều kiện tiên quyết để tạm biệt vi khuẩn H.pylori. 

Lưu ý chế độ sinh hoạt phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp

Lưu ý chế độ sinh hoạt phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp - Vi khuẩn Hp có chữa được không

Vi khuẩn Hp có chữa được không và cần lưu ý gì trong chế độ sinh hoạt để ngừa loại vi khuẩn này? Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người xung quanh, mỗi chúng ta cần đảm bảo thực hiện những điều sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Ăn chín uống sôi: ăn chín uống sôi, hạn chế thực phẩm tái sống giúp ngăn chặn những con đường lây truyền của H.pylori.  
  • Tránh sử dụng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải, chén đũa,… tránh chấm chung bát, chung đũa gắp thức ăn cho nhau.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: dùng nguồn nước, thực phẩm bẩn hoàn toàn có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn Hp. Chủ động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đồng thời chủ động vệ sinh các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày.
  • Sử dụng nước sạch: Vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể bằng cách đi theo nguồn nước. Vi khuẩn này khó sống ở nhiệt độ cao như mức trên 100 độ nhưng chúng hoàn toàn có thể sống sót khá lâu ở nhiệt độ nước thông thường. Sử dụng nguồn nước không đảm bảo, nghi ngờ nhiễm khuẩn các loại virus, đặc biệt là vi khuẩn HP sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Kết luận 

Dạ dày Vitos mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn Hp có chữa được không. Đồng thời, hiểu rõ hơn về nguy cơ liên quan đến vi khuẩn này và xây dựng lối sống khoa học, an toàn đảm bảo sức khỏe bản thân và những người xung quanh. 

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000