Rate this post

Ung thư dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm, tuy nhiên bệnh lại có các triệu chứng khá tương đồng với các bệnh lý dạ dày thông thường, nên rất dễ gây nhầm lẫn và tâm lý chủ quan cho người mắc. Do vậy, nhiều người mắc ung thư dạ dày thường phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về ung thư dạ dày trong bài viết dưới đây, từ đó có những hiểu biết đúng và đủ về ung thư dạ dày. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn bảo vệ sức khỏe, xây dựng phác đồ điều trị và tăng cơ hội sống khỏe cho bệnh nhân mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là gì?

ung thưu dạ dày là gì

Ung thư dạ dày là sự xuất hiện của các tế bào đột biến có nguồn gốc từ các tế bào bình thường của cơ thể. Quá trình phát triển bình thường, các tế bào trong cơ thể lớn lên và phân chia tạo ra các tế bào mới, tế bào cũ sẽ chết đi và được loại bỏ. Khi gặp phải ung thư, quá trình tự nhiên này bị thay đổi, các tế bào cũ không chết đi mà tiếp tục phân chia tạo nên các tế bà bất thường mới, từ đó tạo thành một khối bất thường – đó chính là khối u.

So với các bệnh  lý ung thư nghiêm trọng khác, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị tốt ngay từ giai đoạn đầu.Đây là một trong những bệnh lý có tỉ lệ người mắc cao tại Việt Nam. Bệnh ung thư có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân và xét theo độ tuổi, nam giới có tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp hai lần so với nữ giới.

Tuy nhiện, thực trạng ở Việt Nam, hầu hết người mắc bệnh này khi đến bệnh viện kiểm tra, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị và làm tốn kém thời gian, tiền bạc cho người bệnh.

Có hai loại là u lành tính và u ác tính. Các khối có tính chất ác tính có thể lan ra các cơ quan khác trong cơ thể.

Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường phát triển âm thầm không thể hiện rõ ràng các dấu hiệu bệnh lý trong giai đoạn 0, 1. Các chuyên gia cho biết rằng bệnh lý nguy hiểm này hình thành bên trong cơ thể từ vài năm trước cho đến khi có các biết hiện rõ ràng, nghiêm trọng, người bệnh mới đi thăm khám, lúc đó bệnh đã ở tình trạng nghiêm trọng.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày theo từng giai đoạn. Bệnh ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn bao gồm giai đoạn, 0 giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4.

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu (Giai đoạn 0)

Đây là giai đoạn các tế bào ung thư còn nằm ở lớp niêm mạc với kích thước rất nhỏ chỉ vài mm nên không ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Một số dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn này có thể nhận biết như:

  • Sụt cân: Là triệu chứng cơ bản ở bệnh ung thư dạ dày. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, sự sụt cân xảy ra nhanh chóng khi người bệnh thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
  • Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt.
  • Chán ăn: Đây là một triệu chứng thường gặp ở người bị ung thư dạ dày, kèm theo hiện tượng khó nuốt, xuất hiện cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
  • Đầy bụng sau khi ăn: Cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
  • Đi ngoài phân đen: đây là một dấu hiệu phổ biến ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày. Theo chuyên gia, người bị viên loét dạ dày – tá tràng có nguy mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường và người mắc một số bệnh lý về dạ dày khác.

Dấu hiện nhận biết ung thư giai đoạn 1

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, các tế bào ác tính đã chạm tới lớp thứ hai của dạ dày. Tuy nhiên, giống với đặc điểm của giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh lý vẫn chưa rõ rệt.

Để được chẩn đoán và nhận biết bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, người bệnh nên thực hiện tầm soát ung thư để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.

Dấu hiệu nhận biết ung thư giai đoạn 2

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 2

Đến giai đoạn 2, các tế bào đột biến đã hoàn toàn đi qua niêm mạc dạ dày. Đây là giai đoạn quan trọng, nếu không được chẩn đoán bệnh kịp thời, rất có thể sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh ung thư dạ dày.

Qua giai đoạn này, các tế bào ung thư đã “sẵn sàng” di chuyên đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số biếu hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2 như đau bụng buồn nôn. Tình trạng đau bụng sẽ  trầm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu, cơn đau từng đợt, quặn thắt, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm…

Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thâm chí ở một số bệnh nhân, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, còn gặp phải tình trạng nôn ra máu.

Dấu hiệu nhận biết ung thư giai đoạn 3

Các tế bào ác tính đã lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, không thể điều trị ngay bằng các biện pháp phẫu thuật, loại bỏ khối u.

Các biện pháp điều trị trong giai đoạn này hướng đến tăng cường nền sức khỏe cho bệnh nhân và kéo dài tiên lượng sống.

Dấu hiệu bệnh càng rõ ràng và trầm trọng hơn bao gồm: đau bụng, đầy bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cuối bệnh ung thư dạ dày. Các tế bào ung thư đã lan khắp cơ thể và gần như không còn cơ hội để chữa trị.

Với đầy đủ các dấu hiệu trên ở mức trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cơ thể suy nhược nhanh chóng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến bẹnh ung thưu dạ dày

Một số nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày mọi người cần lưu ý:

  • Xuất hiện một số tổn thương tiền ung thư: Teo niêm mạc dạ dày; những biến đổi hình thái của các tế bào niêm mạc dạ dày (thường biến đổi hình thái tương tự như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); sự biến đổi cấu trúc tế bào niêm mạc dạ dày một cách bất thường (nghịch sản).
  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Người bị các bệnh lý như viêm loét dạ dày thường do sự phá hoạt của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn HP gây ra các vùng viêm loét và dần phá hủy niêm mạc dạ dày, đó là một trong những tổn thương tiền ung thư.
  • Béo phì: nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày ở người béo phì cao hơn nhiều so với người bình thường, đặc biệt là với ung thư phần tâm vị.
  • Di truyền: Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Đột biến di truyền của E – cadherin gen (CDH1) hoặc các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư dạ dày.
  • Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.
  • Thói quen sinh hoạt: chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm có hàm lượng Nitrat cao tiềm ẩn nguy cơ gậy bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày đến từ rất nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, là mối nguy với sức khỏ con người. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn, cần chú ý, bao gồm các đối tượng:

  • Người cao tuổi (từ trên 50 tuổi)
  • Có người thân mắc bệnh ung thư dạ dày hay bệnh ung thư đường tiêu hóa
  • Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng, nhiễm vi khuẩn HP.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Người có thói quen ăn uống nhiều muối, thực phẩm ăn liền, kém chất lượng.

Tầm soát ung thư dạ dày

Tầm soát ung thư dạ dày

Tầm soát ung thư là chương trình hiệu quả giúp người bệnh phát hiện ung thư kịp thời. Với bất kỳ loại ung thư nào, nhận biết bệnh từ giai đoạn sớm đều mang lại hiệu quả điều trị tốt, và tăng cơ hội điều trị hoặc ức chế sự phát triển của khối u. Với ung thư dạ dày, được phát hiện ở giai đoạn đầu, sau phẫu thuật, thời gian sóng có thể tăng lên 80% – 90%.

Hiện nay số lượng người mắc ung thư qua từng năm không ngừng tăng lên. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, mỗi năm, mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư ít nhất một lần.

Chu trình tầm soát ung thư bao gồm việc thăm khám chuyên khoa và làm các xét nghiệm, không mất quá nhiều thời gian.

Bước 1: Khám lâm sàng

Đây là việc làm cơ bản khi thăm khám sức khỏe cũng như để tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, hỏi thăm và nhận định sức khỏe. Đó là các căn cứ để sắp xếp các loại xét nghiệm cần thiết phù hợp nhất.

Bước 2: Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản

Việc thực hiện xét nghiệm sẽ cho phép kiểm tra tình trạng trong cơ thể một các chính xác hơn. Một số kiểm tra, xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa,…

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Không chỉ xét nghiệm, bác sĩ còn yêu cầu kiểm tra bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp XQ, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ…

Điều trị ung thư dạ dày

Chẩn đoán ung thư dạ dày

"Chẩn

Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Kỹ thuật này cho phép y bác sĩ có thể quan sát khối u một cách rõ ràng.

Sinh thiết là biện pháp được sử dụng khi bác sĩ có phỏng đoán liên quan đến bệnh ung thư và nghi ngờ vùng có khối u. Khi đó, bác sĩ sẽ chọc lấy sinh thiết và thực hiện quan sát các tế bào dưới kính hiển vi, nêu phát hiện các tế bào đột biến gây bệnh, đó chính là ung thư.

Xét nghiệm máu: các tế bào di căn qua bạch huyết. Tế bào ác tính bám theo tế bào máu và có thể đi đến bất cứ cơ quan nào trong cơ thể và tiếp tục phát triển các khối u mới. Vì vậy, xét nghiệm máu là một biện pháp để chẩn đoán ung thư.

Chẩn đoán hình ảnh cắt lớp vi tính hay siêu âm dạ dày, cho hình ảnh bên trong cơ quan, trợ giúp chẩn đoán chính xác.

Một cách điều trị ung thư dạ dày

Phác đồ điều trị người bị ung thư dạ dày là không giống nhau. Tùy thuộc vào thể trạng và tính trạng phát triển của bệnh lí, bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị này thường được áp dụng điều trị người bệnh được phát hiện sớm. Phẫu thuật để loại bỏ các khối u trong dạ dày, tức là cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày của người bệnh (tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u).

Bệnh nhân có thể uống và ăn trở lại bình thường khi sức khỏe ổn định, mất khoảng 10-14 ngày bệnh nhân sẽ được cho phép xuất viện nếu điều kiện sức khỏe đáp ứng điều kiện.

Với ung thư dạ dày giai đoạn cuối nếu được phẫu thuật, không để cắt khối u mà để tạo lập lại đường tiêu hóa, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

Hoá trị

Phương pháp điều trị này dùng thuốc để ức chế, cắt đi tế bào ung thư. Điều trị sớm, hóa trị liệu có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, từ đó ngăn ngừa tái phát ung thư dạ dày sau này.

Tuy nhiên khi dùng hóa chất trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh. Nhưng tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và có thể khác phục được sau khi điều trị.

Xạ trị

Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để loại bỏ các tế bào ung thư. Khi thực hiện, vị trí của tế bào ung thư được tính toán một cách chính xác, thực hiện phóng tia xạ không làm ảnh hường đến các mô lành.

Trong ung thư dạ dày, sau phẫu thuật, biện pháp xạ trị được áp dụng để loại bỏ các tế bào bất thường còn sót lại. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thế kết hợp điều trị tia xạ cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng. Ung thư dạ dày có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn sớm. Nhưng bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi đó, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn.

Những lưu ý về sinh hoạt cho người ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống người ung thư dạ dày

Thực phẩm sử dụng hàng ngày có thể gây bệnh nếu không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Người bệnh cần đảm bảo những điều này với chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Không ăn đồ ăn có chứa quá nhiều muối, nitrat
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích
  • Sử dụng thực phẩm có chất lượng đảm bảo
  • Cân bằng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác trong mỗi bữa ăn

Các loại thực phẩm người bị bệnh nên dùng:

  • Tinh bột tốt, đặc biệt là các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, hạt lúa mì, lúa mạch,… hay các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn…
  • Rau quả tươi đảm bảo chất lượng, an toàn cao. Cần thực hiện cách chế biến phù hợp để hạn chế việc làm mất, giảm bớt lượng Vitamin trong thực phẩm. Rau quả cung cấp rất nhiều lượng Vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày và cả người bị bệnh lý khác.
  • Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa đa làm tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, axit béo omega-3… chống oxy hoá, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể.
  • Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn chất đạm dồi dào lấy từ thịt (gà, thịt nạc, cá, tôm…) sữa, phomat, các chế phẩm từ sữa.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe thể chất, tham gia các hoạt động khác để có đời sống sinh hoạt, tinh thần tích cực. Trong điều trị bệnh ung thư, sức mạnh tinh thần của người bệnh cũng là một nhân tố tiên quyết đế kết quả của cả quá trình điều trị.

Kết luận

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tư vong rất cao, chính vì vậy hãy thường xuyên và định kỳ thực hiện các chương trình tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số bệnh lý khác về dạy dày mà Vitos đã chia sẻ nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe bạn và các thành viên trong gia đình nhé.

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000