Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhiễm HP dạ dày ngày càng tăng cao. Ước tính có khoảng 96,2% trẻ em dưới 8 tuổi bị nhiễm khuẩn Hp, đa phần là lây từ người thân trong gia đình. Đáng chú ý là đa số các bậc phụ huynh còn quá chủ quan đối với việc phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp cho trẻ. Đây cũng chính là tác nhân dẫn đến tình trạng trẻ em mắc vi khuẩn Hp ngày càng tăng cao như ngày nay.
Trẻ nhiễm Hp dạ dày gây viêm loét
Vi khuẩn Hp thường âm thầm tồn tại dưới lớp niêm mạc dạ dày. Chúng tiết chất dịch làm trung hòa acid dạ dày để sinh trưởng và tăng lên mỗi ngày. Đồng thời chúng giải phóng chất độc tố gây tổn thương tới dạ dày, phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến acid dịch vị tiếp xúc với niêm mạc làm tổn thương dạ dày hình thành những ổ viêm lâu ngày sẽ gây loét dạ dày.
Trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp thường gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, thiếu máu do sắt kém, chậm lớn. Đặc biệt, khả năng cao trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp là do trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp. Nếu người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày thì tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp tăng cao gấp 8 lần.
Vì sao trẻ mắc chứng loét dạ dày do khuẩn HP dương tính?
Vi khuẩn Hp có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người. Trong đó trẻ em là đối tượng dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn Hp hơn so với người lớn vì chưa biết tự vệ sinh trong ăn uống, cùng những thói quen ăn uống chung với bố mẹ người thân trong gia đình nên càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao.
Đối tượng trẻ em dễ nhiễm khuẩn
Các bậc phụ huynh cần cực kỳ thận trọng trong quá trình sinh hoạt của trẻ để có thể phòng tránh cũng như phát hiện sớm những biểu hiện của trẻ nhiễm vi khuẩn Hp để kịp thời can thiệp sớm giúp trẻ loại bỏ vi khuẩn càng sớm càng tốt. Nhất là những đối tượng trẻ em dưới đây càng cần được phụ huynh để ý hơn:
- Trẻ bị loét đường tiêu hóa phát hiện qua nội soi hoặc XQ đường tiêu hóa;
- Trẻ sinh ra trong gia đình có cha mẹ bị ung thư dạ dày;
- Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt kháng trị;
- Trẻ bị đau bụng mạn tính hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.
Con đường lây nhiễm Hp thường gặp
Trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp chủ yếu do lây nhiễm từ người sang người nhất là từ người thân trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn Hp gây ra. Trong đó có 2 con đường lây nhiễm chính đó là miệng- miệng và phân- miệng.
Lây qua đường miệng – miệng: Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu nhất vì trẻ em hay có thói quen sinh hoạt ăn uống chung với người thân trong gia đình hoặc ôm hôn, mớm cơm,… vi khuẩn Hp trú ẩn cả trong nước bọt và men răng, theo đó những tiếp xúc gần gũi trong sinh hoạt cũng được cho là những yếu tố gây lây nhiễm vi khuẩn Hp mạnh mẽ nhất.
Lây qua đường phân – miệng: Ngoài trú ngụ trong dạ dày và nước bọt thì vi khuẩn Hp còn được đào thải ra ngoài môi trường theo đường phân và trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp cho người xung quanh. Vì vậy, các thói quen sinh hoạt không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, ăn uống thực phẩm sống như rau sống, gỏi,… Cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Triệu chứng viêm loét dạ dày do Hp ở trẻ em
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp ở trẻ em khó phát hiện hơn vì không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng và mức độ ảnh hưởng tới mỗi bé cũng khác nhau. Tuy nhiên, bệnh lý dạ dày thường đối mặt với biểu hiện chung là đau thượng vị. Cơn đau xuất hiện thường vào sáng sớm và sau các bữa ăn. Tùy mức độ nghiêm trọng mà cơn đau có thể âm ỉ hay dữ dội, đau nhói hay cơn đau kéo dài. Các triệu chứng khác thường gặp ở trẻ em là:
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Buồn nôn và nôn ói
- Ăn uống không ngon miệng, khó nuốt, chán ăn và bỏ ăn hay ăn không tiêu
- Mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm cân
- Thường xuyên ợ hoặc nấc cụt
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Máu có màu sẫm hoặc đen
- Sốt, ớn lạnh, hay quấy khóc
Bệnh dạ dày ở trẻ em nghiêm trọng khi cơn đau dữ dội rõ nét và kéo dài. Đấy có thể là dấu hiệu của tình trạng chảy máu ở vết loét. Lúc này phụ huynh càng phải để ý kĩ vì tình trạng này thường đi kèm triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài ra máu có mùi rất khó chịu.
Viêm loét do trẻ nhiễm HP dạ dày có nguy hiểm không?
Trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp có thể dẫn tới nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Đầu tiên chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày sinh sống và phát triển gây viêm dạ dày. Tình trạng viêm dạ dày làm cho các tế bào của dạ dày ngày càng yếu dễ bị acid dịch vị ảnh hưởng làm loét dạ dày hoặc tá tràng. Đặc biệt, vi khuẩn Hp làm cho acid dạ dày tiết ra nhiều hơn. Việc trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn Hp dẫn đến nhiều tác hại như:
- Hấp thụ thức ăn kém dẫn đến khiến trẻ em không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu chất, bị suy dinh dưỡng. Không thể phát triển tốt cả về trí tuệ và thể chất.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và đời sống của trẻ
- Hệ lụy nguy hiểm hơn có thể sẽ khiến trẻ mắc một số bệnh sau: Chảy máu dạ dày khi bị bào mòn, Thủng thành dạ dày, Tắc nghẽn thức ăn khi vết loét dạ dày ở vị trí ngăn chặn thức ăn rời khỏi dạ dày, khả năng chuyển biến thành ung thư dạ dày cao.
Trẻ nhiễm HP dạ dày phải làm sao – Các phương pháp xét nghiệm
Thông thường có rất nhiều phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vi khuẩn Hp như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, Test hơi thở, nội soi,… Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng áp dụng được với trẻ em. Phương pháp nội soi cần người bệnh phải phối hợp hợp tác để tạo điều kiện dễ dàng cho bác sĩ kiểm tra dạ dày đồng thời không gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng ở trẻ em còn nhỏ tuổi nên không dễ kiểm soát được hành vi nên có thể dẫn đến những hành vi không bình tĩnh trong quá trình nội soi gây tổn thương dạ dày hơn, hay chảy máu.
Nên chọn phương pháp xét nghiệm nào cho trẻ em
Để chọn được phương pháp phù hợp với trẻ thì trước tiên phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được các y bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ hơn dựa trên các thông tin của trẻ được phụ huynh cung cấp như:
- Tuổi của trẻ
- Tình trạng bệnh của trẻ
- Nhu cầu kiểm tra của phụ huynh
- Đặc biệt là khả năng chịu đựng của trẻ
- Tài chính
Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị nhiễm trùng Hp
Khi có kết quả chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ dựa trên những thông tin dưới đây để có thể đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả cho trẻ:
- Tuổi, tổng quan sức khỏe và lịch sử dịch tễ
- Mức độ của bệnh
- Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc và liệu pháp điều trị
- Hướng điều trị mong muốn của phụ huynh
- Cha mẹ cần tìm những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để xét nghiệm và điều trị. Đồng thời giúp trẻ tuân thủ đúng liệu trình điều trị mà bác sĩ đã đưa ra.
Trẻ nhiễm HP dạ dày – Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Ngay khi có những dấu hiệu bất ổn ở trẻ em các bậc phụ huynh cần ngay lập tức đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời. Tuy nhiên trong chúng ta không phải ai cũng có kinh nghiệm nhận biết rõ những triệu chứng của bệnh dạ dày ở trẻ em cho nên có thể sẽ nhầm sang bệnh khác dẫn đến sai lầm trong việc điều trị. Do vậy, nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường dưới đây cần đưa gấp trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
- Đau bụng đột ngột và dữ dội
- Nhu động ruột co bóp liên tục
- Đi ngoài ra phân đen
- Nôn ra máu tươi hoặc máu đen màu bã cà phê
- Sốt cao và ớn lạnh trong người
- Gặp khó khăn trong ăn uống, nghẹn, khó nuốt
Việc chẩn đoán sớm càng có lợi trong việc điều trị tránh phát hiện quá muộn có thể khiến cho bé phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng nguy hiểm nặng nề hơn.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do Hp ở trẻ em
Thường trong phác đồ điều trị của bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp có 2 loại thuốc chính là thuốc kháng sinh và thuốc ức chế acid dạ dày. Liệu trình này kéo dài hay không còn tùy từng trường hợp. Việc điều trị dạ dày nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ thường gặp nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân dưới đây:
- Trẻ khó tuân thủ điều trị: Vì khi áp dụng các phác đồ tiệt trừ HP, bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ như đắng miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa …dẫn đến phụ huynh và trẻ khó có thể duy trì điều trị, trong khi các phác đồ này cần điều trị trong một khoảng thời gian dài.
- Tỷ lệ trẻ tái nhiễm HP ở trẻ khá cao: Theo nghiên cứu, tỷ lệ tái nhiễm HP có thể lên đến hơn 50% sau 12 tháng ở những trẻ 3-4 tuổi đã được điều trị thành công.
- Vi khuẩn HP kháng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh trong khi đang điều trị HP sẽ làm suy giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Do đó, việc điều trị cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ và cam kết tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt cho trẻ nhiễm Hp dạ dày bị viêm loét
Hp là loại vi khuẩn dễ lây lan, ngoài việc chúng sinh sống và phát triển ở niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người bằng việc dùng chung bát đũa, ăn uống chung.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP do mẹ thường có thói quen mớm thức ăn cho con, thói quen ăn uống chung ở trường lớp có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.
Phòng ngừa vi khuẩn Hp
Ngoài những đường lây nhiễm chính thì vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tay, khi tay trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh nguồn bệnh rồi bám lên thức ăn. Để hạn chế những lây nhiễm vi khuẩn Hp hay các vi khuẩn có hại khác chúng ta cần hướng dẫn trẻ cách sinh hoạt phòng ngừa vi khuẩn như:
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh
- Đảm bảo trẻ vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống
- Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống như gắp chung tô canh, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén gia vị, uống chung ly nước, mớm thức ăn cho trẻ,…
- Người lớn nhiễm HP nên tránh nêm nếm, đút thức ăn cho trẻ.
- Không dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân
Cho trẻ ăn uống gì để phòng vi khuẩn Hp
Khắc tinh của vi khuẩn Hp là những thực phẩm đến từ thiên nhiên. Có một số loại thực phẩm hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp trong cơ thể. Vừa kết hợp trị liệu theo phác đồ vừa ăn uống lành mạnh theo các nhóm thực phẩm dưới đây có thể giúp trẻ dễ ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể hơn.
- Rau xanh: Rau xanh rất tốt cho cơ thể chúng ta vì chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,… như bông cải xanh, bắp cải, cải bó xôi,… Rau xanh giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện hệ miễn dịch.
- Các loại sữa lên men: Các loại sữa chua, sữa chua uống,… là một loại đồ uống chứa nhiều các khuẩn lợi vô cùng tốt cho dạ dày của chúng ta. Men vi sinh trong sữa chua tác động tích cực vào hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Những loại trái cây có chứa chất chống oxy hóa cao: Một số loại trái cây như táo, dâu tây, mâm xôi, việt quất, anh đào,…
- Những loại quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy như acid ellagic, resveratrol,… Các chất này giúp kiểm soát tốt các gốc tế bào tự do. Từ đó giúp làm giảm lại sự hoạt động, sinh sôi của vi khuẩn Hp. Cũng như có tác dụng kháng viêm cực tốt.
- Ngoài ra một số thực phẩm thiên nhiên khác trong hỗ trợ chế biến thực phẩm như mật ong, tỏi, tinh bột nghệ, trà xanh đã khử cafein, dầu oliu, một số loại dầu ăn thực vật khác,… cũng là khắc tinh của vi khuẩn Hp.
Lưu ý: Phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ ăn những thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, thức uống nước ngọt có gas và hoa quả trái cây có tính acid cao như xoài, cam, quýt,…
Dạ dày Vitos – Sản phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng của dạ dày
Dạ dày Vitos được chiết xuất từ các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên được chứng nhận vô cùng an toàn như Lá Khôi Tía, Trữ Ma Căn, Mạch Rừng, thành phần Nga Truật và đặc biệt là Uất Kim giúp trung hòa axit, giảm đau dạ dày, giảm viêm.
Theo các chuyên gia y dược, Vitos có nhiều ưu điểm như lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột. Kháng viêm có tác dụng, ngăn ngừa ung thư, tác dụng khử trùng và mau lành vết thương. Theo Đông y, uất kim vị hơi cay, tính hàn; vào kinh tâm, phế phẩm, can. Có tác dụng chỉ hệ thống hoạt động, hành khí giải uất, thanh lương huyết, lợi hại thần hoàng.
Chính vì vậy Vitos giúp đỡ hỗ trợ giảm viêm nhiễm, rút ngắn thời gian. Trẻ em trên 6 tuổi phụ huynh có thể tham khảo sản phẩm để dùng hỗ trợ phục hồi cho bé cùng chế độ sinh hoạt ăn uống để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra không có tác dụng phụ, Vitos đồng hành cùng người bệnh trong quá trình sử dụng.
Kết luận
Hi vọng rằng những thông tin về tình trạng trẻ nhiễm Hp dạ dày gây viêm loét mà Dạ dày Vitos vừa chia sẻ trên đây đã giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn điều trị bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0972.261.222