Trào ngược dạ dày là căn bệnh phổ biến liên quan đến dạ dày. Trào ngược thường đi kèm với bệnh viêm loét dạ dày gây nhiều đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Theo ghi nhận,ở Việt Nam, cứ 10 người sẽ có 7 người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh trào ngược dạ dày. 40% trong số đó gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản dạ dày, co thắt thực quản, thực quản Barrett, và ung thư biểu mô thực quản. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người trưởng thành. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị ngay từ đầu, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng.
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày hay trào ngược acid dạ dày là hiện tượng dịch tiêu hóa bao gồm pepsin, thức ăn, acid HCL thường xuyên bị trào ngược lên vùng thực quản. Nói cách khác, đây là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Tình trạng trào ngược xảy ra ngay hoặc sau bữa ăn mà không kèm theo triệu chứng khác thì được gọi là chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên từ 2 – 3 lần/tuần gây tổn thương thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD).
Tại dạ dày, các men tiêu hóa và các acid clohydric có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Lượng acid này không thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày bởi bề mặt niêm mạc đã được bảo vệ bằng một lớp chất nhầy. Tuy nhiên lớp niêm mạc của thực quản không có chất nhầy bảo vệ. Nếu tiếp xúc thường xuyên với acid có trong dịch trào ngược sẽ dễ bị tổn thương.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản. Cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Tuy nhiên với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng bị dãn ra hoặc suy yếu, không đóng kín được sau khi thức ăn đi qua. Điều này khiến các chất ăn mòn trào ngược lên đường thực quản gây tổn thương cho lớp niêm mạc thực quản và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các cấp độ trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phức tạp. Vì vậy, để dễ dàng nhận biết đánh giá mức độ gây hại cho người bệnh, các chuyên gia y tế đã chia ra các cấp độ khác nhau của trào ngược dạ dày. Mỗi cấp độ mang đặc trưng biểu hiện và cách chữa trị khách nhau.
5 cấp độ trào ngược đạ dày – thực quản là:
- Trào ngược dạ dày độ O: Trào ngược với tần xuất ít, niêm mạc thực quản chưa bị tổn thương. Bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng không thường xuyên, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường.
- Trào ngược dạ dày độ A: Đây là giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát. Niêm mạc thực quản đã bị tổn thương nhưng mức độ còn nhẹ.Các vết loét có thể xuất hiện với chiều dài nhỏ hơn 5mm. Tình trạng ở hơi ợ chua gây nóng rát cổ họng
- Trào ngược dạ dày độ B: Các vết trợt trên niêm mạc có độ lớn trên 5mm hội tụ hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Cường độ tiếp xúc giữa niêm mạc thực quản với dịch acid tăng khiến các vết loét xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng gây cảm giác đau nhức,khó nuốt, nghẹn tức ở cổ khi nuốt thức ăn. Cảm giác khó nuốt sẽ tăng dần, niêm mạc thực quản bị phù nề, khi lành sẽ để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản và làm tăng cảm giác khó nuốt, kể cả với thức ăn mềm và gây đau rát cổ. Người bệnh cũng cảm thấy các cơn đau âm ỉ vùng thuợng vị xuất hiện cả khi ăn và khi đói.
- Trào ngược dạ dày độ C: Niêm mạc thựcquản tiếp xúc liên tục với acid gây Barrett thực quản. Các tế bào ở vùng thấp thực quản bị biến đổi thành phần và màu sắc. Các vết trợt tập trung lại thành những vết loét to hơn. Barrett thực quản gây ra các triệu chứng như khó nuốt, ợ chua, nóng rát bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra máu,…
- Trào ngược dạ dày độ D: Là cấp đồ nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Ở cấp độ này, Barrett thực quản tập hợp thành các vết sẹo và vết loét sâu với mức độ tổn thương rộng. Mức độ tổn thương chiếm tới hơn 75% chu vi vòng thực quản. Bệnh nhân có biểu hiện ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… liên tục và thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm biểu mô, tế bào để đánh giá tình trạng bệnh của mình.
Vậy nên điều trị trào ngược ở cấp độ nào? Tùy thuộc và thể trạng và diễn biến bệnh ở từng đối tượng, mỗi người sẽ được tư vấn áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Giai đoạn đầu, Trào ngược dạ dày ở cấp độ 0 không được biểu hiện rõ ràng và rất khó phát hiện. Do đó, điều trị trào ngược tốt nhất là ở cấp độ A.
Triệu trứng bệnh trào ngược dạ dày
Triệu chứng tại thực quản

- Ợ hơi, ợ chua:
Ợ hơi ợ chua thường đi kèm cảm giác nóng rát từ ổ bụng, dạ dày kéo lên cổ. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các cơn ợ hơi,ợ chua thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc hoặc lúc đói. Người bệnh có cảm giác khó tiêu, chướng bụng, ợ lên dịch chua ở cổ họng.
- Đau thượng vị
Bệnh nhân có thể có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay. Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực. Đôi khi, triêu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch và bệnh phổi khi có cùng triệu chứng.
- Buồn nôn, ôn ói
Buồn nôn, thậm chí nôn ói dữ dội thường gặp nhất là khi người bệnh vừa ăn no. Thậm chí, xuất hiện vào ban đêm khi ngủ lúc hệ thần kinh giao cảm đang tích cực hoạt động. Nguyên nhân bắt nguồn từ hiện tượng acid trào ngược lên họng, miệng gây kích thích, tạo cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, người bị trào ngược dạ dày thực quản rất dễ ói khi bị ốm nghén, say sóng, say tàu xe,…
- Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ.
Triệu chứng ngoài thực quản
- Ho, viêm họng, khàn giọng
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
- Đắng miệng, miệng tiết nhiều nước bọt
Cảm giác đắng miệng xảy ra khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật. Triệu chứng này có thể dễ thấy vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy nếu như trong đêm người bệnh bị trào ngược. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên. Khi lượng axit từ dạ dày trào lên họng, miệng thì lượng nước bọt tiết ra nhiều để giúp làm giảm nồng độ acid.
Các triệu chứng trào ngược ít gặp khác
- Nôn ra máu, đại tiện phân đen, đau bụng dữ dội: Đây là triệu chứng khi bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày giai đoạn nặng.
- Thiếu máu, da xanh tái, sụt cân đột ngột: Chán ăn, biếng ăn khiến cơ thể xanh xao ốm yếu. Dưỡng chất nạp vào không đủ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu sức sống. Đặc biệt, những tổn thương ở thực quản và dạ dày ngăn cản hoạt động tiêu hóa gây ra cảm giác không ngon miệng khi ăn và có thể khiến người bệnh giảm cân nặng và thể trạng sa sút.
- Viêm xoang, xơ phổi vô căn, hen xuyễn: Trào ngược ảnh hưởng tới thực quản và nhiều cơ quan khác, đặc biệt là hệ thống hô hấp. Gây ra các bệnh nguy hiểm như Viêm xoang, xơ phổi vô căn, hen xuyễn.
- Viêm tai giữa tái phát
- Sâu răng: Dịch dạ dày xông lên khoang miệng kèmtheo acid gây tổn hại men răng, sâu răng.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Đa phần trong số đó bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt thường ngày. Hội chứng trào ngược dạ dày không nằm ngoài 2 cơ chế: Sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới và sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày.
Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến bao gồm:
Nguyên nhân do thực quản
- Thoát vị hoành
Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm nối phần ngực và phần ổ bụng. Khi cơ hoành co thì làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị thoát vị hoành, một phần dạ dày chi lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.
- Suy cơ thắt dưới thực quản
Bình thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt để đẩy thức ăn xuống dạ dày, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong trường hợp rối loạn hoạt động của cơ thắt dưới thực quản và cơ chế bảo vệ chống trào ngược, dịch dạ dày sẽ đẩy lên thực quản gây ra bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Nguyên nhân tại dạ dày
- Thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết
Các bệnh liên quan đến dạ dày làm giảm chức năng hoạt động của nó. Thức ăn không được co bóp và tiêu hóa kịp thời, gây nên tình trạng ứ đọng. Thức ăn chậm lưu thông xuống ruột làm tăng áp lực trong dạ dày, gây nên các triệu chứng trào ngược khó chịu.
- Áp lực ổ bụng tăng đột ngột
Khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Đây là lý do vì sao những người thường xuyên thực hiện các công việc nặng nhọc dễ mắc chứng trào ngược dạ dày và nhiều vấn đề khác.
Một số nguyên nhân khác
- Thói quen ăn uống phản khoa học: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit (cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
- Yếu tố di truyền, bẩm sinh: Cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay có thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn… Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
- Béo phì: Cân nặng một trong yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng. Gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
- Stress: Stress làm tăng tiết cortisol, khiến dạ dày tiết nhiều acid. Lúc này, trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Stress làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.
- Lạm dụng thuốc Tây: Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm,… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột. Vì vậy, nếu người bệnh lạm dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm dạ dày,…
Thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày
Những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Bánh mì, bột yến mạch: bột yến mạch và bánh mỳ đều có khả năng “hút” bớt lượng acid dư thừa có trong dạ dày nên có thể giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát.
- Các loại đỗ đậu: Các loại đậu đỗ giàu chất xơ, chứa các amino axit cần thiết dùng rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây hiện tượng đầy hơi. Trước khi chế biến các loại đậu này, bạn nên ngâm qua đêm các hạt đậu khô để làm mềm hạt và chỉ ăn từng lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần.
- Đạm dễ tiêu: Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược là thịt thăn lợn, tim lợn, thịt lưỡi lợn, và thịt ngan. Người bệnh nên tránh ăn nhiều thịt vịt và thịt gà. Thịt vịt mang tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.
- Gừng: gừng có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp vết thương nhanh liền. Vì vậy, gừng rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh khác.
Thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây y
Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm:
Thuốc điều hòa vận động
- Metoclopramid: có tác dụng thúc đẩy mở môn vị, làm vơi dịch dạ dày, nên làm giảm trào ngược dạ dày – thực quản. Thuốc có thể gây buồn ngủ cho bệnh nhân.
- Domperidon: tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, giúp làm tăng hoạt động dạ dày dẫn đến làm trống dạ dày nhanh tránh gây ứ đọng và gây trào ngược.
- Sulpirid có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, thuốc gây buồn ngủ, chảy sữa, bất lực.
- Metopimazin có tác dụng làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng vơi dạ dày
Thuốc bảo vệ niêm mạc
- Alginat: axít Alginic khi tiếp xúc với HCl sẽ tạo thành một lớp bọt nổi lên trên dịch vị. Trong trường hợp trào ngược nhờ lớp gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của axít dạ dày.
- Dimeticol (gel Polysilan) là một chất bảo vệ niêm mạc tương tự như trên.
- Sucralfat gắn với protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày.
Thuốc kháng axít: Maalox, Phosphalugel…
Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin, Ranitidin, Nizatidin, Famotidin
Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazo
Dạ dày Vitos – thực phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Dạ dày Vitos là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng cao với người bệnh viêm loét, trào ngược, viêm hang vị, khuẩn hp được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-Who cùng với thành phần là thảo dược tự nhiên chính vì thế mà nó an toàn với sức khỏe mọi người. Hiện sản phẩm đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước.
Được nghiên cứu từ các loài thảo dược đông y cổ truyền, bao gồm các dược liệu quý của Việt Nam. Sản phẩm là giải pháp hiệu quả giúp bệnh nhân thoát khỏi ảnh ảm trào ngược đạ dày thực quản. Tác dụng của các thảo dược trong viên Dạ dày Vitos:
Lá khôi tía: Thành phần hóa học chủ yếu của lá khôi tía là tannin và glucoside, có tác dụng trung hòa, làm giảm quá trình bài tiết acid dịch vị trong dạ dày, kích thích quá trình tái tạo tế bào mới giúp các vết loét mau lành, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Trữ ma căn: Thành phần hóa học chủ yếu là flavonoid rutin và acid cyanhydric, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ cải thiện sức đề kháng và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Vỏ vối rừng: Vỏ vối rừng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
Ngoài ra vỏ vối rừng còn có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho đường ruột, gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Ô tặc cốt: Là phần mai mực, hành phần hóa gồm có muối calci carbonat, calci phosphat, natri clorid và một số các chất hữu cơ khác.
Công dụng chính của ô tặc cốt là giảm quá trình bài tiết acid dịch vị trong dạ dày, từ đó giảm nồng độ acid trong dạ dày, điều hòa cân bằng pH trong dạ dày.
Hoài sơn: Hoài sơn có tác dụng tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm chậm quá trình oxy hóa của cơ thể, kết hợp với các vị thảo dược khác để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
Quế nhục: Có tác dụng tiêu khí trong dạ dày, làm giảm tình trạng ợ hơi thường gặp ở người bị dạ dày, kháng khuẩn chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vitos – Chiết xuất thảo dược – giúp hỗ trợ giảm nguy viêm loét, trào ngược, viêm hang vị, khuẩn hp…
Thói quen tốt phòng chống bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, hợp lý cũng góp phần làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày. Cụ thể:
- Ăn nhiều bữa trong ngày. Ăn thức ăn nhỏ, dễ tiêu. Ăn chậm, nhai kỹ
- Không nằm ngửa ngay sau bữa ăn.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, và các sản phẩm có PH thấp có thể làm tăng triệu chứng cũng như tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.
- Giữ cân nặng hợp lý
- Không để cơ thể quá căng thẳng.
- Gối đầu cao khi nằm để tránh trào ngược axít dịch vị lên thực quản.
- Tránh xa các thực phẩm gây trào ngược: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, có tính chua, bạc hà, sôcôla, đồ uống có caffein hoặc có ga
- Không nên dùng các thuốc là tác nhân gây ra bệnh này như: thuốc chống viêm không Steroid, chẹn kênh canxi, một số thuốc điều trị hen, thuốc an thần, giảm đau… hoặc cần được bác sĩ tư vấn để thay thế các thuốc tương tự khác
- Dùng chế độ ăn không có Gluten (trong ngũ cốc như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì)
Một số câu hỏi thường gặp

1. Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi mà không gây nguy hiểm cho cơ thể. Khi có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị,… kéo dài, bệnh nhân nên đến các cơ sở thăm khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ. Phát hiện và chữa trào ngược ngay từ cấp độ 0 hoặc A sẽ dễ dàng điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân chủ quan với các biểu hiện bệnh. Trường hợp bệnh nhân ủ bệnh lâu ngày có thể khiến bệnh chuyển sang viêm mạn tính ở thực quản. Dẫn đến:
- Thu hẹp thực quản: Tổn thương thực quản dưới do axit dạ dày khiến mô sẹo hình thành. Các mô sẹo thu hẹp đường dẫn thức ăn, dẫn đến các vấn đề với khả năng nuốt.
- Loét thực quản: Axit dạ dày có thể làm mòn mô ở thực quản, khiến vết thương hở hình thành. Loét thực quản có thể chảy máu, gây đau và khó nuốt cho người bệnh.
- Những thay đổi tiền ung thư ở thực quản (Barrett thực quản). Tổn thương do axit có thể gây ra những thay đổi trong mô lót thực quản dưới. Những thay đổi này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- Viêm đường hô hấp:Quá trình dịch dạ dày trào lên thực quản có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Bệnh nhân dễ bị viêm họng, viêm mũi, phế quản, thậm chí là suy phổi. Điều này làm cho bệnh nhân ho nhiều, khò khè, khản tiếng trong thời gian dài.
2. Những ai thường mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Mọi người đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản có thể cao hơn ở một số đối tượng sau:
- Người bệnh béo phì: Như đã đề cập, dạ dày của người béo phì thường xuyên phải chịu áp lực bởi cân nặng. Cơ thắt thực quản dưới yếu khiến thức ăn dễ trào ngược lên.
- Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, trẻ em: Khi mắc trào ngược dạ dày bệnh lý đều bé thường có dấu hiệu đau bụng dữ dội, thường xuyên nôn trớ, biếng ăn, quấy khóc, cơ thể chậm phát triển.
- Trào ngược dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu thường cảm thấy ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị.
- Người hút thuốc lá và rượu bia nhiều: các chất kích thích có cồn dễ bào mòn niêm mạc dạ dày, gây nên các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
3. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

- Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm người bệnh gặp các triệu chứng như: khó nuốt, nuốt đau , đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.
- Hẹp thực quản: Xơ hóa thực quản do viêm sẽ làm co rút thực quản, hẹp thực quản
Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản): Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với axit dạ dày. Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ những người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ phát triển thành Barrett thực quản. - Thực quản Barrett: Biến chứng này xảy ra khi các mô bên dưới niêm mạc biến đổi bất thường. Các biến đổi này có thể dẫn đến tình trạng loạn sản và ác tính hóa tế bào. Có khoảng 8 – 15% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản gặp phải biến chứng này. Hiện nay trào ngược thực quản chỉ có tỷ lệ thấp tiến triển thành Barret thực quản nhưng bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan vì đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây ra ung thư thực quản.
- Ung thư biểu mô tuyến thực quản: Trào ngược dạ dày dẫn đến Barrett thực quản và gây ra ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nghiêm trọng. Kèm với các triệu chứng như nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Sau một thời gian mắc bệnh thì toàn thân bệnh nhân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút > 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng. Da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất.
- Viêm hô hấp: Một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp…
4. Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà
– Sử dụng nghệ và mật ong: Pha 3 muỗng bột nghệ với 100ml nước ấm. Cho 1 muỗng cà phê mật ong vào và khuấy đều. Uống nước nghệ pha mật ong trước mỗi bữa ăn từ 15 – 30 phút, thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng trào ngược được cải thiện đáng kể.
– Tinh bột nghệ kết hợp với dừa: Sử dụng 1 quả dừa tươi, khoét một lỗ rồi đun trực tiếp trên bếp khoảng 15 phút. Cho một ít tinh bột nghệ vào bên trong nước dừa được đun nóng, khuấy đều. Uống khi còn ấm nóng sẽ có hiệu quả giảm những triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
– Gừng ngâm mật ong: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Cho gừng vào ngâm với lượng mật ong vừa đủ. Bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy, đến khi thấy gừng mềm là có thể sử dụng. Sau mỗi bữa ăn, bệnh nhân dùng 2 lát gừng ngâm mật ong, thực hiện kiên trì một thời gian sẽ có hiệu quả.
– Gừng ngâm giấm: Gừng rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng dày khoảng 1mm. Sau đó cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập giấm và ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được.
– Trà gừng: Gừng rửa sạch, gọt vỏ thái chỉ rồi để trong một chiếc cốc. Lấy 1 cốc nước sôi, cho thêm 1 thìa đường vào cho tự tan rồi đổ vào cốc đựng gừng. Có thể uống trà gừng ấm hoặc nước đã nguội hẳn.
Kết luận
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày đẩy lên thực quản. Bệnh gây tổn thương cho dạ dày và nhiều bộ phận cơ thể khách. Khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, giảm hiệu suất công việc. Bệnh có thể phát hiện và chữa trị dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu quá chủ quan sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ung thư thực quản.
VITOS – BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA BỆNH NHÂN DẠ DÀY!