Thủng dạ dày được coi là một biến chứng nghiêm trọng và phổ biến của những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Lúc này, thành dạ dày đã chịu tổn thương trong thời gian dài và mất dần đi chức năng của mình dẫn đến việc thủng hoặc xuất huyết dạ dày, biến chứng này cần được chữa trị ngay khi phát hiện nếu không hậu quả sẽ rất đáng lo ngại.
Thủng dạ dày là tình trạng gì?
Thủng dạ dày là hiện trạng khi thành dạ dày xuất hiện nhiều lỗ, có thể do các bệnh khác nhau như viêm ruột thừa, viêm túi thừa… hoặc cũng có thể là do chấn thương từ dao hoặc súng gây ra.
Nhiều người chủ quan với những dấu hiệu ban đầu của bệnh dạ dày mà không thực hiện những biện pháp để phòng tránh cho bệnh diễn biến nặng hơn, lâu dần các tác nhân gây hại đến dạ dày xâm nhập ngày càng nhiều và làm tổn thương dạ dày. Khi đó dạ dày đã mất dần đi chức năng làm việc và khả năng tự bảo vệ, thủng dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ đe dọa đến tính mạng những người mắc phải.
Đối tượng nguy cơ cao bị thủng dạ dày
Thủng dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ, vị thành niên và cũng không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, độ tuổi gặp phải biến chứng nhiều nhất là những người trong độ tuổi lao động từ 30-50 tuổi.
Lý do 30-50 tuổi là độ tuổi chính mắc phải biến chứng thủng dạ dày là vì những người ở độ tuổi này thường phải đối mặt với khối lượng công việc nặng nề, áp lực từ cuộc sống và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học. Stress trong thời gian dài, kết hợp với lối sống hay bỏ bữa, ăn không đúng giờ và thường xuyên phải di chuyển ngay sau khi ăn khiến cho dạ dày không thích ứng kịp thời, hoạt động “quá sức” dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ thủng trong dạ dày.
Bên cạnh đó, với những người mắc bệnh dạ dày lâu ngày, sẽ xuất hiện các vết loét làm tăng nguy cơ thủng dạ dày cao hơn so với người bình thường. Đây cũng là biến chứng nặng nề và trầm trọng nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, khi bị mắc bất cứ một bệnh lý nào liên quan đến dạ dày thì hãy nên cẩn thận và chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống sao cho điều độ để tình trạng bệnh không tiến triển tệ hơn.
Ngoài ra có thể kể đến yếu tố làm tăng nguy cơ thủng dạ dày khác mà độ tuổi này thường mắc phải chính là việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, steroid, aspirin.
Nguyên nhân gây bệnh an thủng dạ dày
- Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất và rất cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên có rất nhiều người xem nhẹ bữa sáng, thường hay bỏ bữa vì lý do bận rộn hoặc vì để giảm cân. Khi cơ thể nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng từ buổi sáng sẽ đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đảm bảo sự ổn định của đường huyết, bữa sáng không những không làm tăng cân mà còn giúp kiểm soát và duy trì vóc dáng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ cho hệ tim mạch và duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, ổn định để bắt đầu một ngày dài làm việc.
Nếu như chúng ta thường xuyên không ăn sáng, dạ dày phải luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
- Ăn vào ban đêm
Rất nhiều người hiện nay có thói quen ăn vào ban đêm, do phải thức khuya làm việc hoặc những bạn trẻ thường thức khuya để chơi game hoặc lướt internet, điều này tưởng như vô hại nhưng vô hình chung lại là nguyên nhân lớn tác động xấu đến dạ dày. Ăn đêm có thể gây thừa cân, béo phì, trào ngược dạ dày hay mắc các bệnh về tim mạch. Trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày nên nếu ăn quá muộn thì thực phẩm sẽ khó tiêu hóa. Ăn tối muộn dẫn đến lượng protein cao bất thường trong nước tiểu có thể dẫn đến bệnh thận.
Bên cạnh đó, ăn đêm khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Dạ dày cứ hoạt động như vậy trong lúc ngủ sẽ khiến cơ thể không thể nào nghỉ ngơi hoàn toàn mà rơi vào trạng thái khó ngủ, chập chờn.
- Vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại
Đây là tình trạng khá phổ biến hay chính là thói quen ăn uống của người Việt nói chung. Khi ăn cơm người lớn thường xem chương trình thời sự, còn trẻ nhỏ thì được mở điện thoại lên xem với mục đích khiến chúng ăn nhanh hơn. Vừa ăn vừa xem tivi hay sử dụng điện thoại sẽ khiến một phần lớn máu được đưa về não nên không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Lúc này thức ăn lâu tiêu hóa và tồn động sẽ là miếng mồi ngon cho các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho dạ dày.
Hơn thế nữa, các thiết bị điện tử không sạch sẽ như chúng ta tưởng, chúng không thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ vì chúng ta nghĩ rằng không có vết bẩn thì tức là nó không bẩn. Nhưng những vi khuẩn tiềm tàng và sinh sôi ở bề mặt các thiết bị này thì không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc hàng ngày tiếp xúc với chúng trong khi ăn uống sẽ giúp những vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Vi khuẩn HP – Tác nhân chủ yếu gây thủng dạ dày
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất với dạ dày, chúng sống ở lớp dưới niêm mạc dạ dày nhờ hoạt động của các tiêu mao và cấu trúc hình xoắn. Chúng âm thầm phá hủy cấu trúc của dạ dày nếu chúng ta không có các biện pháp ngăn cản, gây độc cho niêm mạc dạ dày và lâu dần dẫn đến thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.
Cụ thể hơn, khu trú ngụ trong dạ dày vi khuẩn HP sẽ làm ức chế tăng sinh tế bào của niêm mạc dạ dày. Từ đó, độc tố xâm nhập vào dạ dày, làm tổn thương dạ dày và lâu ngày sẽ hình thành viêm loét. Viêm loét dạ dày kéo theo rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm teo, biến dạng đường ruột, thủng dạ dày, những lỗ hổng này làm cho nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao.
Triệu chứng của tình trạng thủng dạ dày
Những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thủng dạ dày bao gồm:
- Đau dạ dày nặng: đau dữ dội ở vùng thượng vị, cảm giác như bị dao đâm. Bị đau nhiều hơn khi nằm hoặc đứng.
- Ớn lạnh: mặt tái nhợt, vã mồ hôi, huyết áp tụt, nhịp thở nhanh hơn bình thường
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn
- Thời gian đầu, khi xuất hiện những lỗ hổng đầu tiên ở dạ dày, do dịch axit trong dạ dày tràn ra ngoài ổ bụng, kích thích đến thần kinh phế vị nên mạch lúc đầu đập chậm và thân nhiệt cũng giảm đi nhưng sau một vài giờ sẽ trở lại bình thường.
- Vùng bụng cảm thấy mềm, nhũn: sẽ đau hơn khi có người chạm vào hoặc sờ nắn quanh khu vực đó hoặc trong khi di chuyển, cảm thấy bớt đau hơn khi nằm nghiêng và vùng bụng bị đau sẽ phình to ra hơn.
Biến chứng sau mổ thủng dạ dày
Phẫu thuật được xem là một trong những phương pháp phổ biến nhất khi biến chứng dạ dày ở mức báo động và cần được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, sau mỗi lần phẫu thuật như vậy dù ít hay nhiều sẽ có những ảnh hưởng không đáng có sẽ xảy ra, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của từng bệnh nhân.
Mục đích của việc mổ ổ loét dạ dày là nhằm loại trừ và cô lập vết thủng, ngăn không cho dịch vị có trong dạ dày tràn ra ngoài ổ bụng. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện để xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh. Tùy vào mức độ bệnh lý, vị trí thủng và kích thước lỗ thủng trong ổ bụng mà bác sĩ sẽ đưa ra hay chỉ định những phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất đối với bệnh nhân.
Biến chứng sớm sau mổ
Biến chứng này thường xảy ra trong 24 giờ sau ca phẫu thuật. Thường sẽ có những biểu hiện như sau:
- Chảy máu sau mổ
– Chảy máu vết mổ: tình trạng này rất phổ biến và cũng dễ để xử lý, chỉ cần dùng bông băng thấm màu và khâu tăng cường thì vế thương sẽ được kiềm máu.
– Chảy máu miệng nối: nguyên nhân gây ra chảy máu miệng nối có thể là do khâu các miệng nối không hợp lý, cầm máu không kỹ, dịch mật tiếp xúc với vết nối…. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống thuốc cầm máu hay rửa dạ dày bằng nước đá tan. Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy quá nhiều máu thì bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật lại hoặc phải truyền máu.
– Chảy máu trong ổ bụng: đây là một biến chứng khá nghiêm trọng sau mổ, trường hợp này chắc chắn sẽ phải tiến hành phẫu thuật lại ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Nguyên nhân có thể do lá lách bị tổn thương hoặc bị tuột chỉ, lúc này các mạch máu lớn sẽ làm chảy máu bên trong ổ bụng.
- Tắc miệng nối
Biến chứng này thường xảy ra khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật khâu lỗ thủng kết hợp với nối vị tràng, cắt đoạn dạ dày bị thủng….Do trong quá trình phẫu thuật, các kỹ thuật khâu làm thu hẹp hoặc làm tắc các quai, xoắn vặn miệng nối, do bị rối loạn thần kinh. Để khắc phục người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh, truyền dịch, hút dịch dạ dày…. Nếu như không có kết quả khả quan thì có khả năng cao sẽ phẫu thuật lần tiếp theo.
- Liệt ruột
Nguy cơ không cao nhưng cũng có những trường hợp hi hữu xảy ra là bệnh nhân sẽ xuất hiện những biến chứng ứ đọng dạ dày, giảm bài tiết và nhất là gây liệt ruột.
- Rò rỉ miệng nối – mỏm tá tràng
Kỹ thuật miệng nối không tốt, thiếu máu cục bộ vùng miệng nối, nhiễm khuẩn nặng sau mổ, tổn thương ống tủy…. là một trong số những nguyên nhân dẫn đến rò rỉ miệng nối và rỉ mỏm tá tràng.
Tùy vào mức độ rò rỉ cũng như kích cỡ của miệng nói mà bác sĩ sẽ có những phương pháp khắc phục phù hợp, các biện pháp thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm truyền dịch, dùng kháng sinh, bổ sung đạm máu…. Nếu không thấy có dấu hiệu thuyên thuyên giảm bệnh nhân sẽ được rửa khoang phúc mạc, kiểm tra và xử lý vị trí rò rỉ.
- Viêm tụy cấp
Triệu chứng này thường không thể hiện một cách rõ ràng, vì thế rất khó nhận biết và ít khi được chú ý tới. Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch dạ dày, truyền dịch, dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau….
- Tổn thương các đường dẫn mật
Để xử lý những tổn thương ở các đường dẫn mật xảy ra sau quá trình phẫu thuật thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết rách ống mát chủ, nối mật tiêu hóa.
Biến chứng muộn sau mổ
- Hội chứng Dumping: đây là tình trạng thức ăn đi xuống ruột quá nhanh là cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Khắc phục hội chứng này cũng không khó, người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống cho phù hợp. Cụ thể, nên ăn các thức ăn ít bột, ít đạm và chia bữa ăn ra thành các bữa nhỏ, tránh việc ăn quá no.
- Thiếu máu: Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính của cơ thể, bên cạnh đó nó còn tham gia cả vào quá trình tạo máu nên khi bị tổn thương thì chức năng này sẽ suy giảm gây nên tình trạng thiếu máu. Người bệnh sau phẫu thuật có thể bổ sung các dưỡng chất và cung cấp máu cho cơ thể bằng cách uống các loại thuốc như B12, B1, viên sắt…. Chú ý ăn các loại thực phẩm bổ sung máu tự nhiên như thịt bò, đậu nành, khoai tây, gan gà, gan lợn….
- Bị mắc các bệnh mãn tính khác: phẫu thuật thủng dạ dày tá tràng có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như lao, phổi, rối loạn tâm thần.
- Thiểu dưỡng: dạ dày bị tổn thương sẽ kéo theo việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng bị suy giảm, điều này khiến cho cơ thể dần mất đi lượng dinh dưỡng đầy đủ và thiếu dinh dưỡng
Phác đồ điều trị thủng dạ dày
Điều trị bằng thuốc
Trong quá trình điều trị ổ loét dạ dày cần có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, một số loại thuốc phổ biến được điều trị cho bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể kể đến như sau
- Nhóm thuốc kháng acid
Là các thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magnesi hydroxit, nhóm này có tác dụng trung hoà acid không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, 1-3 giờ sau bữa ăn và đi ngủ.
- Nhóm ức chế thụ thể histamin H2
Thuốc ức chế thụ thể H2 hiện nay thường dùng các loại:
Cimetidin 800mg – uống/tiêm tĩnh mạch.
Ranitidin 300mg – uống/tiêm tĩnh mạch.
Famotidin 40mg – uống/tiêm tĩnh mạch.
Nizatadin 300mg – uống. (Liều tiêm tĩnh mạch thông thường bằng 1/2 liều uống).
Ưu điểm của thuốc nhóm này là rẻ tiền, an toàn nhưng các thuốc này khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn so với nhóm PPI.
- Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày
Sucralfat: bảo vệ tế bào bao bọc ổ loét, ngăn sự khuếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và hấp phụ muối mật: có tác dụng phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30 phút đến 60 phút trước ăn.
Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng vừa có tác dụng diệt H.pylori.
Misoprostol: là đồng đẳng với prostaglandin E1 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Điều trị bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật thủng dạ dày, giai đoạn đầu ăn nhiều bữa trong ngày nhất là trường hợp cắt đoạn dạ dày, mỗi bữa ăn số lượng ít. Sau đó giảm dần số bữa và tăng dần lượng ăn trong mỗi bữa.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra hậu quả không ngờ đến đối với dạ dày, lúc đó tình trạng đã không thể cứu chữa được.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ và đặc biệt ăn xong phải nghỉ ngơi thoải mái, tránh tình trạng vận động hay đi lại ngay sau khi ăn xong
- Không nên ăn sau 8 giờ tối và ngủ trước 11 giờ để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động. Chế độ sinh hoạt hay phải thức khuya và ăn đêm sẽ là “con dao” đâm thủng dạ dày từng ngày, dạ dày tổn thương càng lớn thì hi vọng được bình phục hoàn toàn càng khó.
Tư thế giảm đau trong thủng dạ dày
Nằm xuống giường hoặc sàn thấp trong tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Nếu không thì ưu tiên nằm nghiêng. Có gối đầu mềm để phòng tránh trong cơn đau có thể va đập vào nền cứng gây tổn thương.
Biện pháp phòng tránh biến chứng mổ thủng dạ dày tá tràng
Sự thành công của kế hoạch chăm sóc và điều trị còn phụ thuộc vào kích thước của lỗ thủng, thời gian phát bệnh cho đến khi tiến hành điều trị chính thức.
Thủng dạ dày hoàn toàn có thể quay trở lại khi mắc các bệnh khác về đường tiêu hóa hoặc do bệnh nhân lơ là trong việc quản lý sức khỏe cá nhân.
Dựa vào điều kiện sức khỏe và hiểu biết của bạn về bệnh thủng dạ dày, tỷ lệ viêm thủng dạ dày sẽ được kiểm soát tốt hoặc không.
Đừng chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, đặc biệt là các cơn đau vùng bụng, sốt, …
Khi tiếp nhận điều trị, hãy hỏi bác sĩ những thắc mắc của bạn và tuân theo những chỉ định đã được hướng dẫn. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp nào mà chưa được sự thông qua hay đồng ý của các chuyên gia.
Kết luận
Hi vọng những thông tin mà Dạ dày Vitos đã cung cấp phía trên đã cho các bạn có được cái nhìn tổng quan về thủng dạ dày. Hiện nay ngày càng nhiều người Việt mắc các bệnh liên quan đến dạ dày và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu cụ thể và rõ ràng với những biểu hiện khác thường trong dạ dày trước khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.