Tuy rằng bệnh lý đau dạ dày khi mang thai khá phổ biến và không quá nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng để điều trị hay cải thiện lại cực kỳ khó khăn và cần nhiều thời gian. Do mang thai là thời điểm rất nhạy cảm mà mẹ bầu không thể uống được nhiều loại thuốc đặc trị và phải cực kỳ cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc. Vì vậy, lựa chọn thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày là yếu tố quan trọng trong quá trình cải thiện tình trạng bệnh lý đau dạ dày ở mẹ bầu. Hãy cùng Vitos tìm hiểu kỹ về chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu bị đau dạ dày nhé.
Thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày – Nên ăn gì?
Chế độ ăn uống với các mẹ bầu vốn đã rất quan trọng. Với những chị em bị mắc bệnh đau dạ dày thì lại cần phải muôn phần lưu ý hơn. Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày một cách khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp giảm bớt các cơn đau và triệu chứng bệnh. Không chỉ vậy còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Ăn nhiều rau xanh
Không chỉ riêng phụ nữ mang thai mà tất cả những người đau dạ dày đều cần phải ăn nhiều rau xanh. Loại thực phẩm này mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cải thiện bệnh đau dạ dày.
- Ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Chúng giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Hoạt động co bóp của dạ dày cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
- Ăn rau xanh có thể ngăn ngừa các triệu chứng do đau dạ dày gây ra như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, táo bón…
- Rau xanh nhiều chất dinh dưỡng mà lại ít calo nên có thể kiểm soát cân nặng của mẹ bầu. Đây là điều rất quan trọng để hạn chế sức ép lên các cơ quan, xương khớp…
Thực đơn dành cho mẹ bầu khi bị đau dạ dày nên có bắp cải, xà lách, rau chân vịt, xà lách xoong, bông cải xanh… Nhưng cũng có một vài loại rau khác nên hạn chế như: ngải cứu, rau răm, rau sam, súp lơ,…
Trái cây
Thực đơn cho mẹ bầu bị đau dạ dày cũng nên bổ sung thêm trái cây. Đây cũng là nguồn vitamin và các khoáng chất rất tốt cho quá trình điều trị đau dạ dày. Một vài trái cây rất tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày như:
- Cà rốt
- Đu đủ chín
- Lựu đỏ
- Bơ
- Việt quất
Ngược lại, các chị em nên hạn chế ăn trái cây có vị chua như cam, kiwi, dứa, xoài, đu đủ xanh…
Sữa chua
Khoa học chứng minh ăn sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Đau dạ dày ăn sữa chua đúng cách không chỉ giúp chữa bệnh mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Men vi sinh Bifidobactoria và Lactobacillus được tìm thấy trong sữa chua sẽ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chữa khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng.
- Probiotic có trong sữa chua đặc biệt hiệu quả trong việc kháng viêm. Nhờ vậy mà có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi của dạ dày bị viêm loét. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng sức đề kháng, làm cơ thể mẹ bầu miễn dịch tốt hơn.
- Axit lactic dồi dào trong sữa chua sẽ giúp kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Nhờ vậy mà cũng góp phần hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Cá hồi
Bổ sung cá hồi vào thực đơn cho mẹ bầu bị đau dạ dày đem lại rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu rất tốt.
- Các món chế biến từ cá hồi rất giàu protein và chất dinh dưỡng. Nhờ vậy mà có thể cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
- Đặc biệt phải kể đến làm lượng Omega-3 dồi dào trong cá hồi sẽ giúp lợi khuẩn trong ruột phát triển. Ngoài ra còn có vô số các công dụng khác như ngăn ngừa bệnh tim mạch, làm đẹp da, cải thiện giấc ngủ, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi…
- Người ta cũng tìm thấy trong cá hồi có lượng DHA lớn. Hợp chất này sẽ giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, stress trong quá trình mang thai.
Trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc với mọi nhà và cũng rất tốt với bà bầu bị đau dạ dày.
- Đầu tiên là nguồn protein có trong trứng sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng cường sức khỏe cho mẹ.
- Chỉ với một quả trứng gà sẽ cung cấp đến hơn 70 calories cho cơ thể. Đây là nguồn năng lượng dồi dào, rất cần thiết cho quá trình mang thai.
- Giống như cá hồi, trong trứng cũng có Omega-3 cộng thêm kẽm, choline… Những hợp chất này có thể hỗ trợ chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày và nhiều bệnh khác.
Ngũ cốc
Ngũ cốc có thể dùng như một bữa phụ bổ sung thêm năng lượng cho mẹ bầu.
- Các chất xơ có trong ngũ cốc sẽ giúp chữa bệnh táo bón, giúp tiêu hóa trong quá trình mang thai thuận lợi hơn.
- Ngũ cốc tùy loại mà sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên có thể kể đến một vài vitamin phổ biến như vitamin nhóm, Folic, Axit Para Aminobenzoic… Những chất này sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu. Ngoài ra còn tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
- Enzyme Amylase có trong ngũ cốc đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi. Chúng sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày – Kiêng ăn gì?
Ngoài những nhóm thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi bị đau dạ dày thì cũng sẽ có những nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên ăn. Để quá trình cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển ổn định hơn mẹ bầu nên tránh xa các loại đồ ăn này:
Đồ sống, đồ tái
Mẹ bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không được ăn các loại thức ăn sống, tái. Hình thức chế biến thức ăn này có thể tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến bệnh tình và sức khỏe của mẹ và bé:
- Thực phẩm tái, sống có chứa khá nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại cho cơ thể. Mẹ bầu sức đề kháng yếu khi ăn rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đau dạ dày…
- Thịt bò, thịt lợn, thị gia cầm… nếu không chế biến chín kỹ khi ăn rất dễ mang theo vi khuẩn salmonella, E. coli và listeria… vào cơ thể.
- Nhiều trường hợp ăn đồ sống còn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là thức uống được nhiều người yêu thích và rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên với người bị đau dạ dày nói chung và mẹ bầu nói riêng đều cần hạn chế uống nước ngọt có ga.
- Khí CO2 và axit có trong dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét, đau dạ dày thêm nặng hơn.
- Uống nước ngọt có ga dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng… xuất hiện nhiều hơn.
- Không chỉ vậy thức uống này còn có thể gây bệnh tim mạch, béo phì, tổn hại răng xương…
Rượu bia
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày tuyệt đối không nên có rượu bia.
- Giống như nước ngọt, rượu bia có chứa khí CO2 sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày nặng hơn.
- Nghiêm trọng hơn đó là đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Uống nhiều rượu bia sẽ tăng nguy cơ trẻ bị dị tật, kém thông minh.
- Còn nhiều tác hại khác khi mẹ bầu đau dạ dày uống rượu bia như: Dễ bị sảy thai, mất sữa, sức khỏe suy yếu…
Đồ chiên nhiều dầu mỡ
Mẹ bầu tốt nhất hãy hạn chế ăn thức ăn được chế biến theo kiểu chiên xào nhiều dầu mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy những món này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe như:
- Làm bệnh đau dạ dày nghiêm trọng hơn, gây khó tiêu, tổn thương ruột, gây viêm dạ dày tá tràng.
- Các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn… cũng xuất hiện nhiều hơn khi bạn ăn nhiều đồ chiên xào.
- Ngoài ra, chúng còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp…
Thực phẩm chua
Dẫu biết rằng trong giai đoạn mang thai rất nhiều mẹ bầu thèm ăn các món chua. Tuy nhiên cần phải biết tiết chế đặc biệt với các mẹ bầu bị đau dạ dày.
- Trái cây chua, dưa cải muối chua, kim chi… sẽ làm kích thích tiết dịch axit dạ dày nhiều hơn. Điều này sẽ đẩy nhanh sự viêm loét niêm mạc, làm bệnh đau dạ dày thêm nặng.
- Trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn nhiều đồ chua sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhân dinh dưỡng của thai nhi.
- Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu, suy thận, loãng xương… cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn.
Thực đơn cho bà bầu đau dạ dày nên tránh các thực phẩm trên như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Lưu ý khi lên thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày
Thực đơn cho bà bầu đau dạ dày ngoài món nên ăn và không nên ăn thì còn phải lưu ý thêm về phương thức ăn uống sao cho hợp lý, chế độ ăn phù hợp, đủ chất cho mẹ và bé.
- Thực đơn nên được thay đổi thường xuyên, đa dạng các món ăn như vậy sẽ tốt hơn cho mẹ bầu. Bên cạnh đó cũng đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất, không thừa hay thiếu.
- Mẹ bầu bị đau dạ dày lại càng phải uống nước nhiều hơn. Đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan.
- Để cải thiện bệnh đau bao tử ở mẹ bầu việc ăn uống đúng giờ là rất cần thiết. Đặc biệt tuyệt đối không được tùy tiện bỏ bữa ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Bên cạnh việc ăn uống, mẹ bầu cũng nên chú ý tập các bài thể dục nhẹ nhàng như vậy sẽ rất tốt cho quá trình tiêu hóa.
- Tinh thần thoải mái là một trong những yếu tố quan trọng giảm những cơn đau dạ dày. Vì vậy hãy ngủ sớm, tránh căng thẳng để hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn.
Mẹo chữa đau dạ dày cho mẹ bầu
Với mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ càng tăng thêm khổ cực khi mắc căn bệnh này. Chính vì vậy rất nhiều người quan tâm đến các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu. Mẹ bầu có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản tại nhà để giảm nhanh các cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh.
Nghệ và mật ong
Nghệ quen thuộc với mọi nhà đồng thời cũng là một trong những bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Không chỉ vậy dược liệu này còn khá an toàn nên có thể áp dụng cho các mẹ bầu.
Công dụng
- Curcumin, một hoạt chất có trong nghệ đặc biệt giúp sát khuẩn, kháng viêm, chống lại các nguyên nhân gây viêm loét và đau dạ dày.
- Nghệ còn giúp giảm tiết dịch dạ dày, từ đó cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày.
- Ngoài ra, nghệ còn có thể tiêu diệt vi khuẩn HP, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày tá tràng.
Chuẩn bị: Để dùng biện pháp này bệnh nhân cần có nghệ tươi và mật ong.
Cách thực hiện
- Đầu tiên tiến hành rửa sạch nghệ tây, cắt nhỏ, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước.
- Trộn nước nghệ với lượng mật ong vừa đủ uống mỗi ngày 2 lần.
Trà hoa cúc
Trị đau dạ dày cho bà bầu bằng trà hoa cúc được nhiều người áp dụng vì khá an toàn.
Công dụng
- Uống trà hoa cúc sẽ giúp kháng viêm, chống kích ứng.
- Các nghiên cứu cho thấy một vài thành phần trong hoa cúc có thể giảm tình trạng trào ngược dạ dày cùng nhiều triệu chứng khác.
- Ngoài ra, dùng loại trà này còn giúp mẹ bầu thư giãn đầu óc, chống lo âu, trầm cảm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị trà hoa cúc sau đó cho vào ấm trà hãm với nước sôi.
- Đợi khi trà bắt đầu tiết ra dưỡng chất thì uống khi còn ấm.
- Bà bầu không nên uống trà vào buổi đêm vì có thể gây mất ngủ.
Mật ong và chanh
Mật ong và chanh được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau để chữa bệnh. Nhiều bà bầu vẫn kết hợp hai nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày. Cách chữa đau dạ dày khi mang thai này khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà.
Công dụng
- Mật ong có tính kháng khuẩn cực kỳ cao nên rất hiệu quả trong việc giảm viêm, thúc đẩy làm lành các vết loét dạ dày.
- Chanh cũng có hiệu quả kháng khuẩn, ngoài ra còn cải thiện chứng buồn nôn ở bà bầu.
Chuẩn bị: Cách chữa đau dạ dày cho mẹ bầu này cần có mật ong nguyên chất, nước ấm và chanh tươi.
Cách thực hiện
- Hòa tan khoảng 3 muỗng cà phê mật ong vào nước ấm.
- Sau đó cho vài giọt chanh vào cùng khuấy đều với hỗn hợp trên.
- Mẹ bầu đau dạ dày uống mỗi ngày để hỗ trợ chữa bệnh.
Gừng
Nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, chị em đang mang thai có thể dùng gừng để chữa đau dạ dày tại nhà.
Công dụng
- Gừng mang tính ấm có thể làm dịu nhanh các cơn đau bụng do đau dạ dày gây ra.
- Dùng gừng cũng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.
- Tính kháng khuẩn, kháng viêm cao của gừng sẽ giúp ngừa các tác nhân gây viêm đau dạ dày.
Cách thực hiện
- Gừng rửa sạch rồi thái lát mỏng vừa đủ cho vào ly.
- Kế đến đun nước thật sôi rồi thêm là ly gừng trước đó.
- Đậy nắp kín trong khoảng 15 rồi uống sẽ rất tốt cho mẹ bầu đau dạ dày.
Đậu bắp
Đậu bắp chữa đau dạ dày là biện pháp lưu truyền dân gian đến nay vẫn nhiều người áp dụng. Y học hiện đại ngày nay cũng đã đưa ra những dẫn chứng về công dụng chữa đau dạ dày của đậu bắp.
Công dụng
- Chất nhờn của đậu bắp có thể bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn.
- Polysaccharides có trong đậu bắp góp phần làm sạch dạ dày, hạn chế viêm loét.
- Ngoài ra, đậu bắp còn có chất xơ dồi dào giúp tiêu hóa được tốt hơn, hạn chế bệnh táo bón.
Cách thực hiện
- Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng đậu bắp có nhiều biện pháp khác nhau:
- Đun đậu bắp với nước sôi rồi chiết lấy nước uống.
- Luộc đậu bắp để ăn trong bữa cơm hàng ngày.
- Dùng đậu bắp chế biến thành các món như sốt với cà chua, xào, nấu canh…
Dầu dừa
Mẹ bầu có thể thử áp dụng biện pháp chữa đau dạ dày bằng dầu dừa. Với nguyên liệu tự nhiên nên biện pháp này khá an toàn cho mẹ và bé.
Công dụng
- Theo các nghiên cứu, lượng axit béo có trong dầu dừa đặc biệt tốt sự phục hồi của lớp niêm mạc bị loét, hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
- Axit lauric được tìm thấy ở dầu dừa có công dụng kháng khuẩn, chống virus đường ruột khá tốt.
- Ngoài ra, dầu dừa còn có thể bảo vệ dạ dày khỏi sự tác động từ dịch axit.
Cách thực hiện
- Chữa đau dạ dày ở bà bầu bằng dầu dừa có thể làm theo hai cách sau:
- Mỗi ngày bệnh nhân uống khoảng 2 muỗng nhỏ dầu dừa trước khi ăn.
- Hoặc trộn dầu dừa với bột nghệ để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh.
Cam thảo
Cam thảo là vị thuốc Đông y được dùng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Nhiều người vẫn dùng cam thảo tại nhà kết hợp với một vài dược liệu khác như một cách chữa bệnh đau dạ dày cho bà bầu.
Công dụng
- Cam thảo sẽ kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy để tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Vị thuốc có thể hỗ trợ duy trì nồng độ axit trong dạ dày ở mức độ vừa phải.
- Ngoài ra, cam thảo còn có nhiều công dụng khác như giảm sốt, chống viêm, chống dị ứng…
Cách thực hiện
- Dùng bột cam thảo pha với lượng nước ấm vừa phải.
- Khuấy đều và uống hỗn hợp này trước bữa ăn khoảng 15 đến 20 phút.
- Ngoài 7 biện pháp gợi ý này thì còn nhiều cách chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai khác. Tuy nhiên bệnh nhân không nên thực hiện một cách tùy ý mà phải hỏi qua bác sĩ trước.
Thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày – Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi?
Trong lúc mang thai bị đau dạ dày có uống thuốc được không là vấn đề các mẹ bầu đều thắc mắc. Thuốc điều trị dạ dày đều có ít nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần cẩn thận tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày – Thuốc dạ dày ảnh hưởng tới thai nhi
Tùy theo từng thời kỳ mang thai mà thuốc đau dạ dày sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người mẹ khác nhau. Trong đó 3 tháng đầu tiên nếu sử dụng thuốc đau dạ dày sẽ ảnh hưởng xấu nhất đến sự phát triển của thai nhi.
- Giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phôi thai bắt đầu hình thành và phát triển. Nhất là vào tuần thứ 4 đến thứ 6, các cơ quan nội tạng như gan, phổi, thận, tim, hệ thống tiêu hoá, não bộ,… bắt đầu hình thành. Vì vậy, nếu dùng thuốc đau dạ dày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận, gây ra các tổn thương như dị dạng, quái thai.
- Giai đoạn từ tháng thứ 4 đến thứ 6: Giai đoạn này bé đã cứng cáp hơn và bớt nhạy cảm. Vì vậy, nếu các cơn đau của mẹ không chịu đựng nổi thì có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, thuốc dạ dày vẫn có ảnh hưởng đến thai nhi một cách thấp nhất.
- Giai đoạn 3 tháng cuối cùng: Ba tháng cuối cùng mẹ bầu phải hết sức cẩn thận để tránh tình trạng sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo thật kỹ bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc dạ dày. Tránh để ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và các bộ phận chưa hoàn thiện của bé.
Như vậy câu trả lời cho câu hỏi uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không là có. Vì vậy, mẹ bầu hết sức cẩn trọng không nên tự ý sử dụng thuốc đau dạ dày trong quá trình mang thai.
Thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày – Làm gì khi lỡ uống thuốc dạ dày khi mang thai
Lỡ uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi nên làm gì? Việc tuỳ ý sử dụng thuốc khi không được kê đơn là thói quen xấu của rất nhiều người Việt. Vì vậy, khi lỡ uống thuốc dạ dày trong lúc đang mang thai thì việc làm đầu tiên là phải ngưng sử dụng và đến khám tại các cơ sở uy tín. Khi đi bà bầu nhớ cầm theo các loại thuốc đã uống hoặc đơn thuốc được kê ở tiệm thuốc để được các bác sĩ tư vấn.
Hiện nay, thông qua phương pháp kiểm tra độ mờ da gáy của bé trong 3 tháng đầu, bác sĩ có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của thuốc đến tình trạng phát triển của bé. Nếu mẹ uống thuốc ở các tháng bé lớn hơn thì cũng có các xét nghiệm phù hợp để đo mức độ ảnh hưởng của thuốc.
Các loại thuốc Tây có ảnh hưởng rất xấu đến cả sức khoẻ của mẹ và bé trong quá trình mang thai. Vì vậy, tuyệt đối bà bầu không nên tự ý mua thuốc về uống mà nên ghé ngay các cơ sở y tế uy tín khi có biểu hiện đau dạ dày.
Thuốc có ảnh hưởng ít nhất mà mẹ bầu nên tham khảo qua bác sĩ
Khi phụ nữ mang thai đau dạ dày sẽ được kê các loại thuốc có chứa các thành phần ít độc tố nhất. Đồng thời được khuyên tránh tuyệt đối thuốc có các hoạt chất cực kỳ hại cho thai nhi như: Famotidin, Lansoprazol, Cimetidin, Bismuth salicylat,… Chúng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bé như lưu thai, sảy thai mà mẹ cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh như suy hô hấp, chứng tiền sản giật,… Một số loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai khá an toàn mẹ bầu có thể tham khảo:
- Sucralfate: Hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, giảm các cơn đau,… Khi sử dụng, mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, nhức mỏi tay chân, phát ban đỏ.
- Gastropulgite: Được sử dụng chung với một số loại thuốc khác theo đơn kê bác sĩ,có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, kháng viêm và chữa các tổn thương trong niêm mạc dạ dày.
- Omeprazole: Có công dụng khá tốt trong điều trị đau dạ dày cho bà bầu như làm giảm các cơn đau, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày,…
Ngoài ra, còn một số loại thuốc giúp bà bầu chống nôn, trung hoà axit an toàn như: Domperidon, Diphenhydramin, Gaviscon, Mylanta, Pepcid,… Nhưng lưu ý, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày – Lưu ý thói quen sinh hoạt
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày khi mang thai ở mẹ bầu thường là do ốm nghén, thay đổi nội tiết, căng thẳng, áp lực, sinh hoạt và thói quen ăn uống bất ổn,… Chính vì vậy, cân bằng và thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng bệnh cũng như cải thiện giúp bệnh lý không phát triển ngày càng nặng hơn.
- Càng căng thẳng, áp lực mẹ bầu càng dễ bị đau dạ dày. Chính vì vậy, giữ một tinh thần thoải mái không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà bé sinh ra cũng vui vẻ và dễ nuôi.
- Mẹ bầu nên tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Có thể nghe các bài nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách để giữ tinh thần lạc quan.
- Sau khi ăn no, mẹ bầu tuyệt đối không nên đứng dậy đi lại hay vận động liền.
- Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều như yoga, đi bộ, bơi lội. Nên thực hiện thường xuyên để cơ thể mẹ dẻo dai hơn, tăng cường sức đề kháng…
Kết luận
Hi vọng rằng những thông tin về giải pháp trong thực đơn cho mẹ bầu đau dạ dày mà Dạ dày Vitos vừa chia sẻ trên đây đã giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn điều trị bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0972.261.222