Teo niêm mạc dạ dày (hay viêm teo niêm mạc dạ dày) là bệnh lý mãn tính, tiến triển qua nhiều giai đoạn. Teo niêm mạc dạ dày có tác động xấu đến hoạt động tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh này có những triệu chứng khá giống với một vài bệnh dạ dày khác nên rất dễ chẩn đoán nhầm.
Những thông tin dưới đây về bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý dạ dày này để có cách phòng chống thích hợp, bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tìm hiểu chung về niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày là gì?
Trong hệ tiêu hóa con người, dạ dày là cơ quan phình to nhất nằm ở ống tiêu hóa. Dạ dày có vai trò chứa thức ăn, co bóp và nghiền nát thức ăn, tại dạ dày, các chất dinh dưỡng được hấp thụ một phần (qua nhu động).
Để thực hiện tốt những chức năng này, niêm mạc dạ dày có vai trò đóng góp quan trọng. Dạ dày có 5 lớp cấu tạo, trong đó, niêm mạc là lớp nằm trong cùng. Niêm mạc là nơi có các tuyến của dạ dày, từ đó cung cấp các chất, dịch cần thiết cho quá trình xử lí thức ăn ban đầu.
Teo niêm mạc dạ dày là gì?
Teo niêm mạc dạ dày là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm dạ dày mãn tính đã bước vào giai đoạn cuối. Trong đó, vi khuẩn HP (H.pylori) là tác nhân gây nên viêm loét dạ dày, phá hỏng lớp nằm trong cùng của dạ dày là niêm mạc. Môi trường bên trong dạ dày con người có tính axit, với người khỏe mạnh bình thường, lớp thành dạ dày được bảo vệ bởi lớp dịch nhầy, nên không tiếp xúc trực tiếp với axit dạ dày.
Tuy nhiên, do sự can thiệp của vi khuẩn HP làm các tuyến không tiết ra dịch nhày, lớp niêm mạc phải tiếp xúc với axit trong dạ dày một cách trực tiếp. Sự tiếp xúc mà không có sự bảo vệ này sẽ gây ra viêm loét dạ dày. Hiện tượng này xảy ra liên tục trong một thời gian dài, các tuyến bị mất đi và hình thành các biểu mô dạng niêm mạc ruột và các tuyến khác.
Như vậy, ở giai đoạn này, lớp niêm mạc dạ dày “bị ăn mòn” và dần mất đi. Đó là hiện tượng teo niêm mạc dạ dày.
Các cấp độ teo niêm mạc dạ dày
Teo niêm mạc dạ dày thường được phân chia thành 2 loại: gồm thể do vi khuẩn HP gây nên và thể tự miễn.
– Do vi khuẩn HP: thường diễn tiến rất chậm, người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn HP từ rất lâu trước khi phát bệnh. Loại vi khuẩn này khu trú trong lớp dịch nhầy dạ dày và sẽ dần dần tác động, ức chế các tuyến và làm hỏng lớp niêm mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương nặng nề như mất tế bào thành dạ dày, các tuyến bị mất chức năng tiết dịch hay nặng hơn là teo lớp niêm mạc.
Quá trình phát triển gồm hai loại: viêm hang vị dạ dày và viêm teo đa tổ.
– Thể tự miễn: thiếu Vitamin B12 làm cơ thể tự thực hiện cơ chế để chống lại các tế bảo niêm mạc tốt bằng việc tạo ra các kháng thể mới. Quá trình này diễn ra âm thầm, tốc độ phát triển chậm rãi. Việc chống lại “nhầm” tế bào niêm mạc, lâu ngày sẽ làm mất lớp thành dạ dày mất chức năng, không tiết ra được dịch acid.
Hiện nay, chuyên gia còn sử dụng hệ thống đánh giá Kimura để xác định các cấp độ teo niêm mạc dạ dày mà người bệnh đang gặp phải. Sử dụng nội soi để quan sát hình ảnh bên trong dạ dạy về các vùng niêm mạc bị teo. Từ đó, có hai loại: loại C (Close type) và loại mở (Open Type). Mỗi dạng lại được chia nhỏ thành các mức độ khác nhau (C1, C2, C3) và (O1, O2, O3).
Triệu chứng teo niêm mạc dạ dày
Teo niêm mạc dạ dày thường phát triển rất chậm, tạo ra những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Do đó, biểu hiện ra bên ngoài và người bệnh khó nhận biết được.
Nếu gặp phải những biểu hiện sau đây, mọi người nên lưu ý và thăm khám kỹ càng để được chẩn đoán chính xác bởi các bác sĩ chuyên môn. Một số biểu hiện bệnh bao gồm:
- Đau bụng, buồn nôn: do lớp niêm mạc phải tiếp xúc trực tiếp với axit, các phản ứng bào mòn sẽ gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
- Chán ăn, sụt cân: cảm giác đau bụng, buồn nôn kéo dài khiến người bệnh mất đi cảm hứng ăn uống, ăn không vào, không muốn ăn. Từ đó, sẽ khiến cơ thể suy nhược, sụt cân.
- Thiếu máu, sắt: thiếu vitamin B12 ở người bị teo niêm mạc thể tự miễn sẽ khiễn cơ thể bị sản sinh không đủ hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Người bị teo niêm mạc do vi khuẩn HP chán ăn, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, lâu ngày gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
- Đau ngực, tim đập nhanh
- Ù tai
- Tê bì tay chân
- Rối loạn tâm thần (đối với thể tự miễn do thiếu vitamin B12)
- Người mệt, chóng mặt
Nguyên nhân teo niêm mạc dạ dày
Teo niêm mạc dạ dày thường do 2 nguyên nhân chính:
– Một là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Thực tế, có nhiều nguồn chứa vi khuẩn này trong môi trường sống, khi vô tình tiếp túc với những nguồn này, cơ thể sẽ bị H.pilory xâm nhập.
Ví dụ, việc tiếp xúc với chất thải, dịch tiết của người bị nhiễm khuẩn có thể khiến chúng ta bị lây nhiễm. Hay việc sử dụng đồ uống, thực phẩm có chứa HP cũng là cơ hội để loại vi khuẩn HP đi vào cơ thể con người.
– Hai là thể tự miễn, do thiếu B12 khiến cơ thể không sản sinh đủ hồng cầu, đồng thời vận hành một cơ chế miễn dịch sai, tạo ra kháng thể kháng lại tế bào niêm mạc và mang tính chất phá hoại với lớp thành dạ dày như vi khuẩn HP.
Điều trị teo niêm mạc dạ dày
Chẩn đoán bệnh
Để đưa ra chẩn đoán chính xác liên quan đến bệnh lý, bác sĩ cần thực hiện một số bước khám bệnh cần thiết như khám tổng quát và làm xét nghiệm. Khám tổng quát hay khám lâm sàng giúp bác sĩ xác định những dấu hiệu bệnh lý đang xảy ra đối với người bệnh.
Ví dụ, ở người bị teo niêm mạc dạ dày do tự miễn sẽ có một số biếu hiện ra bên ngoài bác sĩ có thể quan sát thấy như da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống (vì thiếu vitamin B12 sẽ khiến cơ thể sản xuất không đủ tế bào hồng cầu và gây tình trạng thiếu máu).
Các xét nghiệm được thực hiện kèm theo để xác định nồng độ pepsinogen, nồng độ gastrin, vitamin B12 và cá kháng thể liên quan đến thể tự miến. Việc gia tăng hay giảm xuống một cách bất thường là một dấu hiệu để bác sĩ khẳng định người bệnh có đang bị bệnh teo niêm mạc dạ dày hay không.
Ngoài ra, phương pháp nội soi giúp lấy mẫu bệnh phẩm làm sinh thiết. Kết quả từ quan sát mẫu phẩm giúp kiểm tra tình trạng bệnh lý mà dạ dày đang gặp phải.
Thuốc điều trị teo niêm mạc dạ dày
Tình trạng viêm có thể được điều trị bằng việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn HP. Thuốc điều trị teo niêm mạc dạ dày cần dùng lúc này có thể là các loại kháng sinh, hoặc các loại thuốc có tác dụng giảm nồng độ acid dạ dày.
Với dạng tự miễn, người bệnh cần được bổ sung vitamin B12 theo liều lượng chỉ định bằng việc tiêm hay uống vitamin dạng viên.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh sử dụng các thực phẩm tính chua cao trong bưa ăn hàng ngày.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được tự ý dùng các loại thuốc tiết chế acid dạ dày mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc sử dụng tự ý các loại thuốc không phù hợp sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và thậm chí người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm.
Phòng bệnh teo niêm mạc dạ dày
Teo niêm mạc dạ dày không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể giải quyết triệu chứng giúp người bệnh không phải trải qua những cơn đau khó chịu. Bệnh dạ dày gây nhiều phiền toái cho người bệnh, vì vậy, mọi người cần lưu ý một số điều sau để phòng chống bệnh teo niêm mạc dạ dày.
Về chế độ ăn uống, chú ý ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh, ngủ đúng giấc; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh đồ béo, đồ uống có cồn và chất kích thích.
Khi biết người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần chú ý khi sinh hoạt chung như ăn uống chúng bát, chung đũa… Hạn chế các thói quen như vậy có thể lan truyền nhiễm vi khuẩn HP.
Người đã bi nhiễm vi khuẩn HP, khi chăm sóc, chuẩn bị bữa ăn cho trẻ nhỏ cần chú ý rửa sạch tay trước khi chế biến, không bón thức ăn và nếm thức ăn trực tiếp bằng thìa mà trẻ sẽ sử dụng.
Viêm teo niêm mạc dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin C. Đây là điểm khác biệt trong chế độ ăn uống so với người bị viêm loét dạ dày, bởi vitamin C là yếu tố quan trọng giúp hình thành, phục hồi tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, quá trình sử dụng thực phẩm tính chua và bổ sung vitamin C cần thực hiện từ từ, vì dạ dày bệnh nhân rất nhạy cảm với tính chua.
Các loại thực phẩm nên sử dụng hàng ngày như thực phẩm thô (gạo lứt, nếp lứt, yến mạch, một số loại hạt có chứa chất béo như mè, hạt điều, hạt bí…), hoa quả (chuối, táo, nước dừa), rau củ (đậu bắp, cây bạc hà, cây thì là…)…
Đồng thời, chú ý ăn và chế biến đúng cách:
– Chế biến thức ăn: thái nhỏ nguyên liệu, cần nấu thực phẩm chín kỹ, có độ mềm. Thức ăn mềm sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày khi co bóp nghiền nát thức ăn.
– Ăn vừa phải: chia làm nhiều bữa trong ngày (4 – 5 bữa/ngày), không ăn quá no, nếu không dạ dày sẽ bị căng cứng, dẫn đến tiết ra nhiều axit hơn bình thường.
– Ăn chậm, nhai kỹ: để tiết ra nhiều nước bọt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và làm trung hòa tính axit trong dạ dày.
– Không sử dụng đồ ăn khi còn quá nóng, hay đồ ăn, đồ uống quá lạnh. Những loại thực phẩm này đều tạo ra tác động khiến dạ dày phản ứng xấu.
– Chú ý không vận động mạnh hay mang vác vận nặng ngay sau khi vừa ăn xong. Bởi sau bữa ăn, cơ thể cần nghỉ ngơi nhẹ nhàng, tạo điều kiện để thức ăn được hoàn toàn đưa xuống dạ dày và dánh thời gian để dạ dày nghiền nát thức ăn.
Một số câu hỏi thường gặp
Teo niêm mạc dạ dày có dễ bị chẩn đoán nhầm không?
Một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm thành viêm loét dạ dày, vì lý do như sau:
Hai bệnh lý này cùng gặp phải hiện tượng đau bụng và đầy bụng. Nhưng điểm khác biệt là ở tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Người bị viêm loét dạ dày bị đau bụng, ơ hơi, và thấy chua miệng bệnh nhiều hơn so với người bị teo niêm mạc dạ dày.
Hơn nửa số trường hợp bị teo niêm mạc dạ dày có bị kèm theo viêm loét dạ dày. Vì vậy nếu không kiểm tra kỹ tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ khó chẩn đoán đúng, tận gốc vấn đề bệnh lý nếu chỉ sử dụng phương pháp khám bệnh truyền thống.
Hiện nay, nội soi được đánh gái là phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán và xác định bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Teo niêm mạc có làm teo nhỏ dạ dày?
Như đã giải thích ở trên, lớp niêm mạc dạ đày bị teo do sự phá hoại của vi khuẩn HP hoặc do cơ chế bất thường của cơ thể vì thiếu Vitamin B12, làm mất đi lớp niêm mạc dạ dày, không làm thu hẹp kích thước dạ dày.
Teo niêm mạc dạ dày có làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?
Theo nghiên cứu, người bị các bệnh lý như viêm loét dạ dày thường do sự phá hoạt của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn HP gây ra các vùng viêm loét và dần phá hủy niêm mạc dạ dày, đó là một trong những tổn thương tiền ung thư.
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày đều có ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mỗi người bệnh. Vì vậy người bệnh nếu đã được chẩn đoán cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chú ý lời khuyên của chuyên gia về những điều cần kiêng cữ tránh làm tình trạng bệnh lý nặng hơn. Thông thường, sau khoảng từ 1 – 3 tháng điều trị, triệu chứng và tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ ràng.
Kết luận
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp người đọc cũng như bệnh nhân có cái nhìn toàn diện hơn về teo niêm mạc dạ dày cũng như cách thức điều trị bệnh. Hãy liên hệ ngay với Vitos qua hotline: 0972.261.222 hoặc 0962.430.666 nếu bạn có những triệu chứng của bệnh teo niêm mạc dạ dày nói trên để nhận được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất.