Tam thất là một trong số các loại thảo dược quý, được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Bên cạnh đó tam thất còn là loại thảo dược được chị em phụ nữa ưa thích bởi nó giúp bồi bổ sức khỏe sau sinh và làm đẹp. Vậy củ tam thất có tác dụng gì? Hãy cùng Vitos đi tìm hiểu ngay sau đây.
Tổng quan về tam thất
Tam thất là loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Mỗi cây có trung bình từ 3 – 6 lá mọc đối trên đỉnh thân , mép lá có hình răng cửa nhỏ và có hình lông chim. Hoa có màu lục vàng nhạt, quả mọng và hình cầu dẹt, khi quả chính có màu đỏ, hạt màu trắng,
Tam thất thường ra hoa vào tháng 5-7 , mùa quả từ 8-10. Là một loại cây thảo đặc biệt ưa bóng và ẩm mát, mọc tại vùng núi cao trên 1.500m. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, phần rễ của cây vẫn có thể tồn tại. Tại Việt Nam, loại cây này được trồng tại Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn….
Trên thị trường hiện nay có bán cây tam thất, nhưng thân rễ nhỏ. Thực chất thì đây là loài Stahlianthus thorelii Gagnep thuộc họ Gừng. Loại thực vật này dễ trồng và mang ít giá trị, bạn hãy cẩn thận tránh mất tiền mà mua nhầm loại cây này.
Thành phần hóa học
Tam thất có chứa nhiều thành phần hóa học và chủ yếu là saponin. Cụ thể đó là ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1.
Rễ củ tam thất có tinh dầu ( α-guaien, β-guaien và octadecan ). Bên cajh đó còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ.
Xem thêm : Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Củ tam thất có tác dụng gì?
Có thể chia tác dụng củ tam thất theo y học hiện đại và đông y học.
Trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại tác dụng của tam thất có thể kể đến như :
- Tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh
- Dịch có trong rễ, thân, lá giúp cầm máu và giảm đau rõ rệt
- Tiêu máu ứ chảy bởi bị chấn thương hay va đậm làm bầm tím ở phần mềm
- Hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là u xơ tử cung
- Chống trầm cảm, tăng khả năng miễn dịch.
- Tăng ham muốn tình dục
- Tránh tụt huyết áp, hạ mỡ máu, bảo vệ tế bào gan
- Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa
- Có lợi đối với sức khỏe tim mạch, tăng khả năng cải thiện tuần hoàn
Trong đông y học
- Cầm máu , giảm đau
- Đại tiện ra máu, phân có máu, bị kiết lị
- Đẩy sản dịch, huyết hôi khó thoát ở phụ nữ
- Đầy bụng buồn nôn
- Tụ máu , xuất huyết do trật đả, đau do viem tấy, sưng nề
- Chữa nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu ở tai, mắt…
Cách chế biến tam thất
Tam thất có nhiều cách để chế biến. Mỗi cách cũng đem lại những công dụng khác nhau. Bạn có thể dùng trực tiếp hay dùng chính tam thất. Cụ thể.
- Cách 1 : Dùng rễ rửa tam thất rửa sạch, đem giã nát và đắp lên vị trí tổn thương. Hoặc bạn có thể đem tam thất đi sấy khô và thái ra hoặc nghiền thành bột.
- Cách 2 : Dùng rễ, thân, lá tam thất ủ rượu và sau đó thái mỏng, sao qua chảo nóng sau đó đem nghiền thành bột. Hoặc bạn có thể thái mỏng tam thất và sao với dầu thực vật. Sao cho đến khi rễ tam thất chuyển sang màu vàng nhạt và đem nghiền thành bột.
Những lưu ý khi sử dụng tam thất chữa bệnh
Tác dụng của tam thất là không thể bàn cãi, nhưng liều dùng, cách dùng ra sao thì cần phải lưu ý. Bạn chỉ nên dùng 4-6g/ ngày trong dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Bạn có thể dùng ngoài giã ra và rắc bột để cầm máu. Lá, thân cây tam thất có thể dùng để hãm trà hoặc nấu cao.
Thời điểm uống tốt nhất là vào buổi sáng nếu bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa. Không nên sử dụng tam thất vào buổi tối bởi nó gây khó ngủ. Để có thể giúp các dược chất hấp thu tốt nhất, bạn hãy uống khi bụng đói. Tuy nhiên, nếu dạ dày kém thì hãy uống sau bữa ăn 30 phút để giảm kích ứng tiêu hóa.
Đối với trẻ em, cần thận trọng khi cho sử dụng tam thất. Bởi trong thành phần của tam thất có thể gây tương tác với một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng đang dùng. Vì thế hãy hỏi bác sĩ trước khi có ý định dùng tam thất cho trẻ.
Đối với phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt : Củ tam thất có táng dụng tăng lưu thông máu, loại bỏ khí huyết. Vì vật có thể làm chị em bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bị ứ huyết làm kinh nguyệt không đều thì sử dụng tam thất sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.
Đối với những người quá nóng, nếu sử dụng tam thất bắc trong thời gian dài sẽ gây ra phản ứng gây ngứa, mụn nhọt hay dị ứng… Bạn hãy dùng dược liệu này tùy theo cơ địa.
Một lưu ý nữa khi sử dụng tam thất đó là nó có thể gây tương tác đối với các thực phẩm như đậu tằm, cá, hải sản, các loại thực phẩm cay lạnh, chua. Bởi nó sẽ làm cơ thể giảm hấp thu hoạt chất từ củ tam thất và làm tăng tỉ lệ dị ứng, ngộ độc.
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.