Rate this post

Nhiều người nghĩ rằng các bệnh về dạ dày do những nguyên nhân từ chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, Stress cũng là một trong những tác nhân chính gây nên các vấn đề sức khỏe ở dạ dày. Có thể khẳng định Stress gây đau dạ dày là bởi khi bạn bị stress, dịch vị dạ dày sẽ tiết ra rất nhiều acid HCl gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới tình trạng đau dạ dày. 

Stress là bệnh gì? 

Stress là bệnh gì? 

Trước khi tìm hiểu tại sao stress gây đau dạ dày, chúng ta cần biết được stress và đau dạ dày là bệnh gì và mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe ra sao. Thuật ngữ stress dường như đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhiều người vẫn thường than vãn stress do công việc, stress do học tập. Vậy stress là gì? Đây là một trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung. 

Stress sẽ tạo ra hiệu quả tích cực nếu ở mức độ vừa phải vì góp phần khiến chúng ta cố gắng hơn, nỗ lực hơn trong công việc, trong cuộc sống để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi bị stress quá độ, chúng ta không thể thoát ra khỏi vòng xoáy của sự căng thẳng. Áp lực tâm lý lấn át cuộc sống, dẫn đến suy nhược sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Dấu hiệu bị stress

Các dấu hiệu nhận biết stress rất đa dạng, thậm chí mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng dễ dàng nhận thấy như đau đầu, căng thẳng, đau lưng, khó tiêu hoặc tim đập nhanh. Trạng thái tâm lý này sẽ tác động đến chức năng của não bộ, làm giảm hiệu quả tư duy, gây khó khăn cho tập trung và làm chúng ta trở nên thiếu quyết đoán.

  • Về những cảm xúc thể hiện ra bên ngoài: stress khiến chúng ta dễ khóc hơn, thậm chí là khóc bất chợt, tâm lý khó chịu và khiến chúng ta dễ tức giận, dễ bực mình hơn. Không chỉ vậy, stress còn thúc đẩy chúng ta thực hiện những hành vi tiêu cực như quát mắng người xung quanh,…
  • Về tâm lý: người bị stress thường sẽ cảm thấy mất phương hướng, mệt mỏi, chán chường. Người bị stress nhận thấy mình là người thất bại, không có mục tiêu, từ đó làm mất động lực và không muốn làm gì. Ngoài ra, người bị căng thẳng quá mức còn dễ nổi nóng hoặc thường im lặng không nói gì, ít và không muốn tiếp xúc với người khác. Người bị stress luôn sống trong trạng thái tâm lý bất an, căng thẳng và không thoải mái.
  • Về hành vi: do tâm lý chán nản, người bị stress có xu hướng tìm đến các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để tự giải tỏa và quên đi những khó khăn ở hiện tại. Điều này lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu, làm chệch nhịp sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ không đúng giờ và mất cân bằng trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân bị stress

Stress là bệnh gì? 

Stress ngày càng trở nên phổ biến, là bệnh tâm lý người trẻ có nguy cơ cao mắc phải. Vậy tại sao lại stress? Bở là bệnh tâm lý, có vô số nguyên nhân khiến chúng ta căng thẳng, áp lực. Các chuyên gia đã thống kê và chỉ ra hai nhóm nhân tố chính khiến dẫn đến stress: 

  • Yếu tố từ bên trong

Về sức khỏe, người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,…

Về tâm lý, suy nghĩ quá nhiều về những điều tiêu cực hay kỳ vọng quá cao tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,…

  • Yếu tố từ bên ngoài

Có thể là các tác nhân khiến môi trường sống không được thuận lợi như nhiều tiếng ồn, thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn. 

Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến gia đình  như bất hòa với người thân, mất bạn bè,… Ngoài ra stress còn đến từ áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,…

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là một loại bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đặc trưng bởi những cơn đau bụng âm ỉ, hoặc quặn thắt sau khi ăn xong hoặc khi đói. Đau dạ dày gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh vì có thể dẫn đến những cơn đau ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, khiến người bệnh vô cùng khó chịu và không thể tập trung hay tiếp tục làm việc. 

Những cơn đau thường xuất hiện chủ yếu ở ba vị trí đau thượng vị, đau bụng giữa và đau vùng phía dưới bên trái. Vùng thượng vị nằm ngay bên dưới xương ức, các cơn đau sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng này (với người bị đau thượng vị), khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau dữ dội, lan rộng và có cảm giác như đau xuyên qua lưng. Đau vùng bụng giữa, cơn đau xuất hiện xung quanh rốn, đây là khu vực có nhiều cơ quan nội tạng, khiến người bệnh khó nhận biết được cơn đau đến từ cơ quan nào. Đau dạ dày vùng bụng dưới, người bệnh thường bị đau bụng khi đói, với các cảm giác như nóng bụng, đầy hơi.

Bệnh đau dạ dày có các triệu chứng điển hình như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn… Nếu không được chữa trị kịp thời, dứt điểm, bệnh đau dạ dày sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn như viêm loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, hay trào ngược dạ dày – thực quản….

Vì sao stress gây bệnh đau dạ dày?

Vì sao stress gây bệnh đau dạ dày?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày chế độ ăn uống thiếu khoa học (bỏ bữa, sử dụng đồ uống có cồn…), do bệnh lý về đường tiêu hóa khác hay do vi khuẩn Hp. Yếu tố tâm lý cũng là một trong những tác nhân chính dẫn đến bệnh lý này. Stress – căng thẳng và bệnh đau dạ dày có vẻ không mấy liên quan đến nhau nhưng thực tế, yếu tố tâm lý – stress có tác động đến não bộ từ đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng của dạ dày. Không chỉ vậy, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng chứng minh stress gây bệnh đau dạ dày.  

Như chúng ta đã biết, các cơ quan trong cơ thể hoạt động dưới sự chỉ huy của não bộ. Hệ thần kinh truyền thông tin đến các cơ quan thông qua việc dẫn truyền xung thần kinh. Hệ thống tiêu hóa không phải ngoại lệ. Cụ thể, hệ tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột – giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. 

Khi cơ thể bị stress, căng thẳng kéo dài, hệ quả là hệ tiêu hóa bị ngưng trệ. Bởi lúc này, thần kinh trung ương đã chỉ định tắt lưu lượng máu, tác động đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, từ đó làm giảm tiết dịch vị và các enzym cần thiết cho việc tiêu hóa. Chính vì cơ chế này, chúng ta có nguy cơ cao hơn bị bệnh dạ dày do stress, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP.

Đặc biệt, stress có thể gây ra các cơn co thắt ở thực quản, kích thích hệ thần kinh tiết ra các chất thúc đẩy tuyến tiết dịch vị tiết ra nhiều axit HCl hơn.  Nồng độ axit dịch vị tăng cao sẽ dẫn đến đau dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày hay trào ngược và các chứng khó tiêu khác.

Không phải với mọi trường hợp, stress gây đau dạ dày, tuy nhiên hoàn toàn có thể khẳng định, tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng, làm cản trở quá trình tiêu hóa. 

Triệu chứng stress gây đau dạ dày

Triệu chứng stress gây đau dạ dày

Stress khiến người bệnh chán nản không muốn làm việc gì, ngay cả ăn uống. Do đó, người bị stress thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi hoặc ăn uống thất thường. Đó chính là tiền đề gây nên các vấn đề về tiêu hóa và gây bệnh đau dạ dày. 

Theo thời gian, cơ thể sẽ biểu hiện ra một số triệu chứng như đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu… Nghiêm trọng hơn, người bị stress gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn thắt vô cùng khó chịu ở thượng vị, bụng giữa hay bụng dưới.  

Stress gây đau dạ dày sẽ khó điều trị dứt điểm nếu người bệnh không giải quyết được vấn đề tâm lý của bản thân và tự thay đổi. Khi bệnh không được điều trị, những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như cơn đau co thắt dữ dội, nôn mửa, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.

Điều trị đau dạ dày do stress

Khi đã được chẩn đoán đau dạ dày do tác nhân gây bệnh chính là tâm lý căng thẳng, lo âu, việc cần làm trước tiên chính là giải tỏa stress bản thân đang gặp phải. Ngược lại, nếu chỉ chăm chăm điều trị bệnh đau dạ dày theo triệu chứng, trong khi cuộc sống, công việc không ngừng đẩy những stress lên cao, khi đó, khó có được kết quả tốt đẹp. 

Để giải tỏa căng thẳng, lo âu, chúng ta có thể tham khảo những hoạt động sau: 

  • Duy trì thói quen suy nghĩ tích cực hơn

Điều trị đau dạ dày do stress

Sự lạc quan chính là động lực để chúng ta hướng đến những điều tích cực, giúp xóa tan tâm lý chán chường, mệt nhọc do stress. Suy nghĩ lạc quan về mọi vấn đề gặp phải là một cách để không tự dồn bản thân đến đường cùng. Lạc quan trước những vấn đề gặp phải, chấp nhận tất cả các kết quả có thể xảy ra sẽ mang đến cho bạn động lực để làm việc hết mình, nỗ lực. Đó là cách để đẩy lùi lo âu, căng thẳng.  

Hãy tự rèn luyện thói quen này từng chút, chút chút một, qua thời gian bạn nhận thấy những thay đổi tích cực ở chính mình. 

  • Hít thở sâu 

Người bị stress thường hít thở nông, do đó, lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải. Để khắc phục, hãy tập hít thở sâu. Đây là một bài tập rất hiệu quả trong thiền hay yoga. Hít thở chậm và sâu hơn từ bụng, giúp cơ thể thư giãn, bình tĩnh, giảm căng thẳng, giải tỏa stress…

  • Tập thể dục và tăng cường vận động

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể linh hoạt, cải thiện lưu thông khí huyết, giảm mỡ máu, tăng cường sức đề kháng… Không chỉ vậy, tập thể dục đều đặn giúp giải tỏa stress. Bởi khi được vận động, cơ thể sẽ giải phóng năng lượng, các hoạt động nội tiết được cải thiện và làm gián đoạn việc xuất hiện ra những hormone stress như cortisol, adrenalin và làm gia tăng chất serotonin và dopamin tạo cảm giác lạc quan, phấn chấn.

  • Chủ động chia sẻ với người xung quanh

Khi gặp phải khó khăn, trục trặc trong công việc, cuộc sống, sẽ tốt hơn nếu chúng ta chia sẻ với người xung quanh thay vì kìm nén cho mình và tự làm quá tải bản thân. Trò chuyện, chia sẻ với mọi người là giải pháp đơn giản mà hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng, stress. Đặc biệt, chúng ta còn có thể nhận được những lỡi khuyên hữu ích từ người khác để giải quyết khó khăn một cách hiệu quả. 

Lưu ý chế độ sinh hoạt giảm stress gây đau dạ dày

Stress gây đau dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy, mỗi chúng ta nên chủ động xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để tránh stress, căng thẳng. 

Khoa học đã chứng minh thực phẩm có tác dụng giải tỏa tâm trạng rất tốt. Một số thực phẩm nên ăn giúp giảm stress và tránh stress bao gồm: 

  • Các loại ngũ cốc giàu carbohydrate phức hợp như gạo lứt, bột mì, bột ngũ cốc, yến mạch, lúa mì… Ngũ cốc và các loại hạt còn có nhiều chất xơ giúp chuyển hoá mỡ vừa điều tiết sự hấp thu chất đường, yếu tố quan trọng để điều hoà nội tiết, kiểm soát cảm xúc, giúp giảm stress hiệu quả.
  • Thực phẩm có đạm tốt, dễ tiêu hóa như: tôm, cua, cá,… Ngoài đạm, những thực phẩm này còn giàu kẽm, vitamin B, selen, acid béo, acid amino, đặc biệt là tryptophan. Tryptophan là một loại protein rất cần thiết đối với các hoạt động của tế bào não. Tryptophan chuyển hóa thành serotonin làm tăng cảm giác hưng phấn, lạc quan.
  • Hoa quả, rau xanh, các loại củ: quả mâm xôi, khoai tây, chuối, quả bơ, cam, quýt, kiwi… giàu vitamin C, Vitamin B, kali, axit amino… giúp làm dịu hệ thần kinh.
  • Chế phẩm từ sữa như phomai, bơ, sữa ít béo sẽ bổ sung lượng canxi đầy đủ cho cơ thể.
  • Các loại hạt như đậu nành, lạc…. giúp cơ thể hấp thụ hàm lượng  acid amino, vitamin B, canxi, magnesium, carbohydrate hỗn hợp. 

Bên cạnh chế độ ăn uống, chúng ta cần chú ý tập thể dụng, thể thao và duy trì các thói quen tốt kể trên. Cần lưu ý không lạm dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích như cà phê hay thuốc lá.

Kết luận

Stress quá độ đã trở thành một bệnh tâm lý ngày càng phổ biến hiện nay. Stress gây đau dạ dày, gây bệnh trầm cảm và hàng loạt bệnh nghiêm trọng khác. Chuyên gia Vitos khuyến cáo mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất để giảm thiểu tối đa những tổn thương cho bản thân. 

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000