Sa dạ dày là một bệnh lí phổ biến liên quan đến dạ dày, đây là một loại bệnh mãn tính nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng khó lường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy sa dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Tất cả sẽ được Vitos giải đáp trong bài viết dưới đây.
Sa dạ dày là bệnh gì?
Sa dạ dạy là tình trạng dạ dày không nằm ở đúng vị trí ban đầu mà sa xuống thấp hơn bình thường. Ở người bị sa dạ dày, đầu dưới của dạ dày sẽ bị biến đổi về mặt vị trí làm thay đổi hình dạng.
Với người khỏe mạnh, dạ dày sẽ có hình sừng bò, ví trí phía trên khoang bụng, nghiêng về phía bên trái, từ vị trí xương thứ 11 đếm từ trên xuống. Khi hình dạng dạ dạy thành hình móc câu, rủ xuống khoang bụng dưới, có thể xuống tận vùng mào chậu và kèm theo các cảm giác chướng hơi đầy bụng hay cá vấn đề về tiêu hóa khác, điều này cho thấy người đã mắc sa dạ dày.
Triệu chứng sa dạ dày
Một trong những triệu chứng mà hầu hết người bị sa dạ dày đều gặp phải đó là cảm giác đầy hơi chướng bụng nặng hơn sau khi ăn xong, cảm giác nhẹ hơn khi nằm xuống. Đặc biệt, khi ăn quá no, người bệnh có cảm giác rõ rệt như có vật thể lạ chèn hẳn vào dạ dày, vô cùng khó chịu.
Những hiện tượng này có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ, nhiều lần trong ngày khiến người mắc khó chịu, mệt mỏi, lâu ngày sẽ dẫn đến xanh xao, suy giảm sức khỏe.
Kèm theo đó là một số triệu chứng như:
- Ợ hơi, ợ chua nhiều lần, hơi thở có mùi khó chịu
- Tiêu hóa thất thường: táo bón, tiêu chảy xảy ra liên tục
- Chán ăn, mất khẩu vị, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém
- Da dẻ xanh xao, miệng thấy vị đắng, lưỡi khô, sợ lạnh, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
- Thường nghe thấy tiếng động của nước nhưng khi nằm ngửa không nghe thấy
- Đau đầu hay đau nửa đầu cùng với mất ngủ kéo dài
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, mọi người nên đến các cơ sở y tế thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán mắc sa dạ dày hay các bệnh lý dạ dày hay không.
Nguyên nhân gây sa dạ dày
Theo chuyên gia, sa dạ dày không hẳn là một bệnh lý mà thường là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm loét dạ dày – tá tràng, béo phì, suy dinh dưỡng…

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sa dạ dày bao gồm:
- Chế độ ăn uống không điều độ: Không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh sa dạ dày mà còn dẫn đến các bệnh lí dạ dày khác. Sau khi ăn quá no, nếu ngay lập tức thực hiện các hoạt động vận động mạnh hoặc mang vác những vật thể quá nặng sẽ đẩy lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa xuống, từ đó gây ra tình trạng dạ dày bị sa.
- Tiền sử các bệnh lý về dạ dày: Người đã và đang mắc các bệnh lý về dạ dày và không được điều trị kịp thời. Các bệnh lý này có thể là nguyên nhân làm rối loạn chức năng dạ dày và khiến cơ quan này dần suy yếu, từ đó dẫn đến bệnh lí sa dạ dày.
- Tình trạng stress, căng thẳng, lo âu: cuộc sống thường xuyên phải đối mặt với stress, căng thẳng, lo âu trong một thời gian dài, cùng với một chế độ ăn uống không được hấp thụ hiệu quả sẽ làm cho cho tỳ vị suy yếu. Đó cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh sa dạ dày.
- Cơ thể suy nhược: Người bị suy nhược thường có sức khỏe yếu, khí huyết hao tổn, liên tục cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt nhiều dưỡng chất (vitamins, chất xơ…). Những đặc điểm này khiến gân cơ bụng dần lỏng lẻo và làm cho dạ dày bị kéo dài xuống vùng khoang bụng dưới.
- Giảm cân quá nhanh: Hoạt động giảm cân sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khóe nếu như quá trình giảm cân cấp tốc, quá nhanh. Đặc biệt, với đối tượng là người béo phì hoặc phụ nữ sau sinh thường có phần bụng dài, hẹp và lỏng lẻo hơn, cùng với tác động của quá trình giảm cân cấp tốc, ảnh hưởng đến hình dạng của dạ dày làm sa dạ dày.
- Tác động của một số bệnh lý khác: Bệnh viêm đa cơ, đau đầu, chóng mặt thường xuyên, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ,… dễ mắc chứng sa dạ dày hơn so với những người bình thường.
Cách chữa sa dạ dày
Với sự phát triển không ngừng của y học ngày nay, không ít phương pháp có thể áp dụng để điều trị sa dạ dày. Các bài thuốc cả từ đông y và tây y đều cho hiệu quả tốt trong điều trị, giúp người bệnh có sức khỏe tốt, cuộc sống sinh hoạt bình thường thoải mái.
Điều trị bằng Đông y
Các phương pháp vận động, châm cứu kết hợp với một số bài thuốc dân gian dễ dàng thực hiện tại nhà, có tác dụng làm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh như đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng…
Một số bài thuốc dân gian, với nguyên liệu hoàn toàn tự thiên nhiên, người bệnh có thể tham khảo thực hiện để làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh như:
- Bài thuốc mật ong và chuối:
Nguyên liệu: 2 quả táo, 2 quả chuối và 30ml mật ong.
Thực hiện: xay nhuyễn táo và chuối, trộn đều với mật ong và đem chia thành 2 lần dùng. Bên cạnh đó dùng quả sung chữa bệnh dạ dày cũng rất tốt.
- Bài thuốc cam thảo và củ sen:
Nguyên liệu: 10g Bạch thược, táo 2 quả, 3g cam thảo, 200g củ sen.
Thực hiện: Đem sắc với 300ml nước. Củ sen và táo rửa sạch, để ráo rồi ép lấy nước.Trộn đều nước sắc và nước ép, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc từ rau cần và cả rốt:
Nguyên liệu: Lá su hào 200g, mật ong 30ml, cà rốt 400g, táo 300g và rau cần 200g.
Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó ép lấy nước uống
- Dạ dày vitos
Với thành phần từ nhiên, an toàn cho người dùng, dạ dày Vitos là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị sa dạ dày. Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu và hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Vitos được bào chế dạng viên hoàn dễ uống từ các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên như lá khôi tía, uất kim, ô tặc cốt, trữ ma căn, vỏ vối rừng, bột quế nhục, bột hoài sơn và phụ liệu vừa đủ.
Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không lo sản phẩm sẽ gây ra tác dụng phụ trong suốt quá trình dùng, dù sử dụng trong thời gian dài. Đây là điểm khiến vượt trội hơn cả của dạ dày Vitos so với các sản phẩm tây y khác trên thị trường.
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa theo khuyến cáo của bác sĩ giúp tăng lượng mỡ trong khoang bụng, nhờ đó làm gia tăng sức kéo của cơ bụng.
Kết hợp Đông y và Tây y
Không thể khẳng định ngay phương pháp điều trị nào có hiệu quả vượt trội hơn trong điều trị sa dạ dày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý ở từng người bệnh, đang ở giai đoạn nhẹ hay đã nặng, tần suất các triệu chứng ra sao… để kết hợp điều trị bằng Đông y và Tây y một cách hiệu quả. Lựa chọn đâu là phương pháp chính yếu cho phù hợp với tính trạng bệnh lý. Người bị bệnh này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng một lộ trình điểu trị bệnh hiệu quả, an toàn.
Biến chứng của bệnh sa dạ dày
- Rối loạn tiêu hóa: làm suy giảm trương lực cơ quan này, đồng thời khả năng và hiệu quả co bóp cũng giảm. Điều này sẽ làm dạ dày mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa hết thức ăn, hoạt động tiêu hóa diễn ra không hiệu quả, các chất dinh dưỡng không được hấp thụ tốt như trước và từ đó gây ra các triệu chứng như đầy buụng, khó tiêu, chướng hơi…
- Suy nhược cơ thể: như phân tích ở trên, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Sau một khoảng thời gian, cơ thể sẽ bị suy nhược do thiếu dưỡng chất cần cho cơ thể.
- Biến chứng khác: sa dạ dày còn là một trong những vấn đề góp phần gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày và cả ung thư dạ dày.
Lưu ý chế độ sinh hoạt cho người sa dạ dày
Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt tuy nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể mang lại những thay đổi tích cực đối với sức khỏe của người bị bệnh sa dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý, loại bỏ những thói quen thiếu lành mạnh, áp dụng chế độ ăn uống, luyện tập, làm việc khoa học, tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn uống điều độ
Người bị sa dạ dày cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn uống như:
- Cân bằng lượng chất béo, chất đạm, chất xơ trong mỗi bữa ăn, lựa chọn tinh bột tốt và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống khó tiêu hóa dễ gây đầy bụng như bắp cải, nước ngọt có gas,…
- Nên chia nhỏ bữa ăn giúp hạn chế tình trạng ợ hơi, chướng bụng.
- Không nên ăn quá no và tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Kiểm soát sức khỏe tinh thần, cân bằng cuộc sống, tránh tình trạng bị quá tải bởi stress, lo âu.
- Ngủ đúng giấc, đúng giờ.
Vận động và tập luyện tại nhà điều trị sa dạ dày
Để tăng hiệu quả quá trình điều trị bệnh, người mắc sa dạ dày nên thực hiện một số bài tập vận động cho vùng cơ bụng và hông. Các bài tập đơn giản, dễ dàng tìm kiếm, thực hiện tại nhà vừa tốt cho sức khỏe lại góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
Một số câu hỏi thường gặp
- Người có nguy cơ mắc sa dạ dày?
Người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày sẽ có nguy cơ cao bị sa dạ dày. Vì vậy, người thuộc nhóm đối tượng này cần lưu ý kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng không tốt, hấp thụ dinh dưỡng kém cũng có nguy cơ mắc sa dạ dày.
- Sa dạ dày có chữa được không?
Bệnh lý này không thể chữa trị dứt điểm, nhưng người bệnh không nên quá lo lắng, vì có một số phương pháp, bài thuốc có công dụng làm các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này, làm tăng trương lực của dạ dày, nhờ đó cải thiện khả năn co bóp cũng như chức năng của cơ quan tiêu hóa này.
Kết luận
Tỉ lệ mắc sa dạ dày không cao, nhưng một khi đã mắc phải thì rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, hãy tuân thủ theo những nguyên tắc về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt điều độ mà vitos vừa chia sẻ để phòng chống bệnh sa dạ dày một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn luôn nhiều niềm vui và mạnh khỏe!