Rate this post

Polyp dạ dày là bệnh lý nguy hiểm gây ra những tổn thương nghiêm trọng bên trong dạ dày, từ đó tác động đến các hoạt động bên trong hệ tiêu hóa con người. Đây là một trong những bệnh lý dạ dày phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết về bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ này.

Cập nhật ngay những thông tin dưới đây để có được cái nhìn tổng quan về bệnh polyp dạ dày, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách phục hồi hợp lý và khoa học.

Polyp dạ dày là gì?

Polyp

Polyp dạ dày là gì

Polyp có thể xuất hiện ở ruột non, dạ dày hay đại tràng. Đây là tình trạng tổn thương ở các cơ quan nội tạng xuất phát từ các tế bào bất bình thường tạo thành. Các tế bào niêm mạc hoặc dưới niêm mạc phát triển mất kiểm soát với số lượng lớn, nhanh chóng tạo thành khối bất thường gây tổn thương cho cơ quan nội tạng.

Các khối polyp này có dạng như khối u nhưng không phải là khối u, do vậy việc điều trị sẽ không phức tạp như điều trị khối u. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan trong điều trị polyp, vì nếu chần chừ, kéo dài, polyp có thể phát triển thành ung thư.

Nguy hiểm hơn, khi người bệnh bị polyp, trong cơ quan nội tạng sẽ có hàng chục, thâm chí hàng trăm khối polyp bám vào ruột hay dạ dày.

Polyp dạ dày

Là hiện tượng trong dạ dày xuất hiện các khối tế bào có kích thước nhỏ hơn 5 mm, bám vào bề mặt bên trong dạ dày. Trong dạ dày của người bệnh sẽ có 1 – 2 khối polyp, nhiều hơn sẽ là hàng chục polyp cùng lúc bàm vào bề mặt dạ dày.

Các dạng polyp dạ dày

Polyp tăng sản

Các dạng polyp dạ dày

Người có tiền sử bệnh viêm dạ dày sẽ có nguy cơ cao mắc polyp dạ dày dạng này. Bởi, polyp tăng sản hoạt động như tình trạng viêm mãn tính, gây viêm cho các tế bào lót bề mặt bên trong của dạ dày. Cùng với sự hoạt động của vi khuẩn HP – loại vi khuẩn chính gây nên bệnh lý viêm dạ dày, sẽ làm polyp tăng sản trở nên trầm trọng hơn.

Các khối polyp tăng sản kích thước nhỏ gần như không có khả năng trở thành ung thư. Nhưng các khối có kích thước lớn lại là mối đe dọa sức khỏ vì có thể trở thành ung thư ác tính.

Polyp tuyến

Không được tạo thành từ các tế bào niêm mạc, polyp tuyến do các tế bào tuyến bên trong lớp niêm mạc taọ thành.

Người đang điều trị axit dạ dày bằng các loại thuốc ức chế làm giảm nồng độ axit trong dạ dày (ức chế proton) hoặc người bị hội chứng di truyền hiếm (polyp u tuyển tính gia đình) là những đối tương có nguy cơ cao mắc polyp dạng này.

Polyp tuyến có thể phát triển thành ung thư, đặc biệt là các khối cóđường kính lớn hơn 1cm, vì vậy người bệnh nên cắt bỏ những khối u này.

U tuyến

Đây là dạng polyp dạ dày phổ biến nhất và đồng thời cũng là loại có khả năng cao nhất trở thành ung thư dạ dày. Người có tiền sử bệnh viêm dạ dày là đối tượng dễ mắc polyp u tuyến cao hơn. Ngoài ra, bệnh polyp dạng này còn có thể di truyền qua các thế hệ.

Triệu chứng bệnh Polyp dạ dày

Triệu chứng polyp dạ dày

Bệnh polyp không biểu hiện ra nhiều triệu chứng để người bệnh nhận biết. Đây cũng chính là một trong những khó khăn cho việc điều trị polyp từ giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu không kịp thời thăm khám, để bệnh lý tự diễn tiến quá lâu, sẽ xuất hiện tình trạng loét bề mặt dạ dày do các khối Polyp kích thước lớn tạo nên. Nguy hiểm hơn, các khối polyp có đường kính lớn, số lượng lớn có thể chặn đường chuyển thức ăn đã được co bóp từ dạ dày xuống ruột non.

Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh bao gồm:

  • Đau dạ dày: người bệnh có thể gặp phải những cơn đau âm ỉ, râm ram ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Đau bụng hoặc đau khi bấm búng
  • Chảy máu:
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đi đại tiện ra máu: do các khối polyp viêm loét và chảy máu, máu này được đào thải ra ngoài bằng đường tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng đi đại tiện ra máu.
  • Ăn không tiêu

Nguyên nhân gây polyp dạ dày

Nguyên nhân gây polyp dạ dày

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh polyp dạ dày. Nếu bạn đang có những thói quen liên quan nến các yếu tố gây bệnh này, nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:

  • Người lớn tuổi: người càng lớn tuổi, các khối Polyp càng có nguy cơ tăng sinh, đặc biệt ở nhớm người từ 50 tuổi trở lên.
  • Vi khuẩn HP: đây là tác nhân chính gây viêm dạ dày. Vi khuẩn HP tác động đến các tế bào niêm mạc và còn có thể gây tăng sản, từ đó tạo nên cá khối u tuyến.
  • Hội chứng ung thư ruột thừa kết: hình thành do di truyền, là các khối đa polyp có khả năng cao phát triển thành ung thư ruột thừa và tạo nên các khối đột biến trong dạ dày.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc dạ dày: đặc biệt là các loại thuốc ức chế Proton trong điều trị axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Loại thuốc này có chứa một số thành phần được cho có liên quan đến việc hình thành các polyp tuyến.

Cách điều trị Polyp dạ dày

Chẩn đoán Polyp dạ dày

Cách điều trị polyp dạ dày

  • Nội soi thực quản – dạ dày

Trong khám và điều trị dạ dày nói chung, nội soi là một phương pháp hiệu quả, cho chẩn đoán có độ chính xác cao. Với việc sử dụng một ống nhỏ và mềm, có camera ở đầu ống, được đưa vào từ miệng đi qua thực quản vào dạ dày. Camera sẽ ghi lại hình ảnh về tình trạng bên trong dạ dày, cho phép bác sĩ quan sát được tình trạng bệnh lý thực tế mà người bệnh đang gặp phải.

  • Sinh thiết polyp dạ dày

Qua kiểm tra, nhận thấy có các khối tổn thương như polyp, bác sĩ có thể lấy mô làm mẫu sinh thiết để thực hiện kiểm tra giải phẫu và xác định xem loại tổn thương, nguyên nhân tổn thương và có phải là ung thư hay không.

Xét nghiệm vi khuẩn H.pylori (HP): Polyp tăng sản là dạng có liên quan đến vi khuẩn HP. Nếu người bệnh dương tính với vi khuẩn này, cần thực hiện điều trị loại bỏi, ức chế vi khuẩn HP trước.

Điều trị polyp dạ dày

Người bệnh được điều trị qua ba giai đoạn chính bao gồm: cắt khối polyp, điều trị vi khuẩn HP và theo dõi tình hình sức khỏe sau điều trị.

Cần lưu ý, các khối polyp có kích thước nhỏ, chỉ vài mm và được xét nghiệm không phải là ác tính thì sẽ được khuyên theo dõi định kỳ, không cần can thiệp

  • Cắt polyp dạ dày

Với tường hợp bị u tuyến hoặc có đường kính lớn hơn 1 cm, sẽ được cắt bỏ thông qua nội soi dạ dày.

  • Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn HP

Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ được điều trị trước tiên bằng việc dùng thuốc kháng sinh với các kháng thể có khả năng ức chế H.pylori. Tình trạng viêm, nhiễm do vi khuẩn HP được ngăn chặn sẽ làm cho khối Polyp tăng sản bị tiêu diệt.

  • Chống tổn thương viêm loét trong dạ dày

Tình trạng viêm loét lâu ngày làm hình thành các vùng bị tổn thương kéo dài bên trong dạ dày, từ đó tạo nên các khối polyp. Vì vậy khi bắt đầu điều trị, chống viêm và làm lành các tổn thương bên trong dạ dày là giải pháp hàng đầu.

 Biến chứng của polyp dạ dày

Polyp có thể phát triển thành ung thư, đặc biệt là polyp dạng u tuyến và polyp tuyến. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bị polyp dàng này đều bị ung thư. Điều đáng lo ngại, polyp dạ dày và ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng gì đáng kể, khó nhận biết đấu hiệu. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý.

Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Thực phẩm nên ăn

Polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp, sức khỏe người bệnh còn rất yếu, nên bắt đàu ăn loại với thức ăn ở dạng lỏng.

– Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên uống nước, uống từ từ để tránh bị đau. Các loại thức ăn nên được chế biến dưới dạng nước canh, nước sinh tố không đường, canh soup, cháo.

– Vài ngày tiếp theo sau phẫu thuật: bệnh nhân nên chuyển sang sử dụng các món ăn được xay nhuyễn, được nấu mềm, chín kỹ. Thực đơn này sẽ giúp người bệnh làm quen với thức ăn dạng đặc, đồng thời cũng giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Một số loại thực phẩm nên sử dụng trong bữa ăn cho người bệnh sau phẫu thuật  như: thịt nạc, cá, đạu, trứng, phô mai, trái cây mềm, sữa không đường, nước ép trái cây không đường.

Lưu ý không nên ăn quá nhiều trong một bữa để tránh gây tổn thương cho dạ dày.

Sau vài tuần sử dụng xay nhuyễn, bệnh nhân nên chuyển sang các loại thực phẩm mềm như thịt băm, trái cây tươi, rau xanh đã được nấu chín. Sau một thời gian, nếu dạ dày không còn cảm thấy khó chịu, bệnh nhân nên chuyển dần sang các loại thức ă dạng đặc hơn và từ từ trở lại chế độ ăn bình thường.

Tuy nhiên người bệnh vẫn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, quá nó trong một bữa, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Thực phẩm cần kiêng

Người bị bệnh cần tránh các loại thức ăn cứng rắn, rượu, bia và các chất kích thích khác, đặc biệt trong giai đoạn sau phẫu thuật, bệnh nhân cần kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm kể trên.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý hạn chế các loại thực phẩm được chế biến sẵn, cũng như đồ ăn cay nóng, đồ có nhiều dầu mỡ. Vì đây đều là những món ăn khó tiêu, llàm tăng áp lực cho dạ dày, khiến người bệnh bị đau khi tiêu hóa thức ăn.

Tổng hợp câu hỏi thường gặp (FAQ)

  • Polyp dạ dày có lây được không?

Polyp dạng tăng sinh do vi khuẩn Hp – đây là loại vi khuẩn có thể lây truyền nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn bị nhiễm.

  • Polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Các loại polyp có nguy cơ cao phát triển thành ung thư dạ dày là mối đe dọa đối với sức khỏe người bệnh. Như đã cung cấp thông tin ở trên, polyp tuyến và u tuyến .là hai dạng có khả năng hình thành ung thư lớn hơn cả. Nếu không điều trị kịp thời, các khối polyp này sẽ trở thành u ác tính đe dọa tính mạng và sức khỏe.

  • Cắt polyp dạ day bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, có người được chỉ định theo dõi định kỳ do kích thước khối polyp nhỏ chỉ vài mm. Trường hợp người bệnh gặp phải các khối polyp kích thước lớn hơn, lành tính được chỉ định cắt bỏ, thời gian hồi phục khá nhanh, chỉ sau khoảng 1 tuần người bệnh đã có thể ăn các loại thực phẩm mềm được chế biến kỹ.

  • Polyp dạ dày có phải ung thư không?

Không phải dạng polyp dạ này nào cũng trở thành ung thư. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị polyp dạng u tuyến là các khối u có thể phát triển thành ung thư dạ dày.

  • Polyp dạ dày có nên cắt không?

Còn tùy thuộc vào loại polyp người bệnh đang mắc phải và diễn tiến bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp. Không phải loại polyp nào cũng được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ.

Kết luận

Hi vọng những thông tin trên đây về polyp dạ dày sẽ giúp mọi người có cách hiểu đúng và đủ nhất về bệnh lý nguy hiểm này. Tỷ lệ người mắc bệnh lý này không ngừng tăng lên, chính vì vậy mỗi người nên tự rèn luyện chế độ sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe thể chất, tinh thần tốt nhằm phòng chống bệnh polyp cũng như các bệnh lý liên quan đến dạ dày khác.

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000