Bệnh ung thư phát hiện càng sớm cơ hội điều trị càng cao, tuy nhiên hầu hết các bệnh ung thư ở những giai đoạn đầu đều không có biểu hiện rõ rệt. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán ung thư không ngừng được phát triển, với hi vọng giúp người bệnh được thăm khám kỹ càng và chẩn đoán bệnh kịp thời nhất.
Vậy có những phương pháp chẩn đoán ung thư nào? Chi phí khám và chẩn đoán ung thư bao nhiêu? Nên đến đâu để khám bênh? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Ung thư là gì?
Ung thư là một hiện tượng bệnh lý nguy hiểm xảy ra khi các tế bào biến đổi một các bất thường. Theo quy trình phát triển thông thường, sau khi hoàn thành các quá trình phân bào, tạo nên các tế bào mới, tế bào cũ không còn thực hiện được chức năng sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, do có sự tác động của những nhân tố có hại, làm những tế bào này bị đột biến gen và không ngừng tăng sinh nhanh chóng. Các tế bào bất thường này có hai loại lành tính và ác tính. Tế bào đột biến ác tính chính là tế bào ung thư.
Ung thư có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể. Các tế bào ung thư với sự tăng sinh không ngừng, có thể di chuyển đến những cơ quan khác qua mạch máu và “cư ngụ” tại những cơ quan này, từ đó hình thành những khối ung thư mới. Giai đoạn này được gọi là di căn. Bệnh ung thư tiến triển đến giai đoạn ung thư gần như không còn cơ hội điều trị. Các biện pháp được sử dụng trong giai đoạn này nhằm mục đích duy trì trạng thái sức khỏe, kéo dài tiên lượng cho người bệnh.
Các bệnh ung thư thường gặp
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, điều trị bệnh ung thư không chỉ gây ra tổn thất lớn về tài chính mà còn làm suy giảm sức khỏe người bệnh và tinh thần của người xung quanh. Do đó, hiểu biết về bệnh lý này như một cách để tự bảo vệ bản thân và có biên pháp phòng bệnh tốt nhất.
Chúng ta thường nghe đến ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày… Đó là các gọi tên bệnh theo cơ quan có các tế bào ung thư đầu tiên hình thành. Ngoài ra, trong y học, các chuyên gia còn phân loại ung thư theo loại tế bào khởi phát như ung thư biểu mô, ung thư mô liên kết.
Các bệnh ung thư có tỉ lệ người mắc cao tại Việt Nam bao gồm:
- Ung thư đại tràng: với một số triệu chứng như rối loạn tiêu hóa kéo dài, đầy hơi, chướng bụng vùng rốn, đi ngoài nhiều lần trong ngày tuy nhiên dùng kháng sinh không khỏi, mệt mỏi, suy nhược, cơ thể sút cân nhanh chóng, đi ngoài ra máu…
- Ung thư dạ dày: cũng là một loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, ung thư dạ dày ở giai đoạn 1 và 2 không có biểu hiện rõ ràng, do kích thước khối ung thư còn rất nhỏ. Các triệu chứng của ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét, viêm teo niêm mạc dạ dày như trào ngược, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng sau ăn, các triệu chứng nghiêm trọng hơn như buồn nôn, nôn ra máu, bụng đau quặn thắt, dữ dội không thể chịu được.
- Ung thư phổi: người bị ung thư phổi gặp phải các dấu hiệu như đau ngực, đau xương bất thường, ho ra máu, giọng nói bị thay đổi (khàn hơn, trầm hơn), bị viêm phổi, viêm phế quản nhiều lần, khó điều trị dứt điểm.
- Ung thư vú: ngực căng tức, khối u sưng có thể sờ thấy được, có thể xuất hiện hạch bạch huyết, có dịch bất thường.
- Ung thư da: có nhiều dạng khác nhau. Người bị ung thư dạ sẽ gặp phải những dấu hiệu bất thường trên da như nốt đỏ, viêm loét da khó lành, những mảng ngứa đỏ, đóng vảy nổi trên bề mặt da, xuất hiện những nốt ruồi đen lớn cũng là một biêt hiện của ung thư da do tế bào sắc tố.
- Ung thư cổ từ cung: thường do các tế bào ở phần dưới tử cung phát triển bất thường trở nên đột biến. Một số biểu hiện của bệnh lý này như chảy máu bất thường ở âm đạo, khí hư bất thường, màu sắc biến đổi và có mùi hôi tanh, khó chịu
Phương pháp chuẩn đoán ung thư
Chẩn đoán lâm sàng
Phương pháp chẩn đoán này dễ thực hiện thông qua việc nhận biết các loại triệu chứng (triệu chứng cơ năng, triệu chừng toàn thân và triệu chứng thực thể). Chẩn đoán lâm sàng giúp bác sĩ nhận biết những biểu hiện thể hiện ra bên ngoài như khó nói khó nuốt, thay đổi đại tiểu tiện, biểu hiện thất thường ở âm đạo, nổi u cục, vết loét khó liền, đau tức ngực, chướng ngực… Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán ung thư qua lâm sàn thường cho tỉ lệ âm tính giả cao và chỉ áp dụng được với trường hợp có khối u ở vị trí dễ quan sát. Người mắc bệnh ung thư với khối u ở khu vực khó chẩn đoán, nhận biết sẽ khó áp dụng được phương pháp lâm sàng.
Bệnh lý ung thư được chẩn đoán chính xác bằng lâm sàng thường đã tiến triển đến giai đoạn cuối, tình trạng nghiêm trọng, khó điều trị.
Chẩn đoán qua hình ảnh
Để ghi lại hinh ảnh các cơ quan có khả năng mắc bệnh ung thư, các chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp PET-CT. Các phương pháp với độ phức tạp khác nhau cho hình ảnh ở mức độ chi tiết về cơ quan nghi có tế bào ung thư.
- Chụp X-quang
Trong chẩn đoán ung thư nói riêng và khám sức khỏe nói chung, chụp Xquang được sử dụng phổ biến. Chụp Xquang được thực hiện nhanh chóng, kết quả chụp Xquang được xuất ra phim chụp và được chuẩn đoán bởi các bác sĩ.
Với bệnh ung thư, chụp Xquang có ý nghĩa quan trọng khi quyết định chẩn đoán. Ví dụ, chụp Xquang phổi để phát hiện những vùng ung thư, khối di căn… Đặc biệt trong chẩn đoán ung thư vú, chụp Xquang dễ thực hiện, phát hiện những khối u ở giai đoạn sớm, cho cơ hội điều trị cao.
Phương pháp chụp Xquang được thực hiện với nhiều hình thức:
– Chụp đối quang: thuốc cản quang được sử dụng giúp nhận biết vùng khỏe mạnh và vùng bất thường trong cơ quan nội tạng. Phương pháp chụp đối quang được áp dụng với những trường hợp nghi ngờ ung thư đại tràng, dày.
– Chụp mạch máu: mạch máu được quan sát là động mạch và tĩnh mạch. Đây là hai loại mạch máu lớn và quan trọng trong hệ tuần hoàn. hụp mạch máu được áp dụng khi nghi ngờ trường hợp ung thư thận.
– Chụp bạch mạch được chỉ định để chẩn đoán u lympho ác tính (lymphomalin) để phát hiện hạch di căn sâu.
– CT-Scan: chụp cắt lớp là một phương pháp mới, hiện đại với kỹ thuật điện quang được hoàn thiện. Scanner cho phép nghiên cứu toàn bộ cơ thể và phát hiện được những khối u nhỏ, khoảng 1 cm đường kính ở sâu như u não, u trung thất, u tụy, u sau phúc mạc, u khung chậu … Khi chụp cắt lớp vi tính, người bệnh tương đối thoải mái, ít chịu độc hại, tuy vậy máy Scanner rất đắt tiền.
- Siêu âm
Tùy vào cơ sở vật chất, máy móc sử dụng trong siêu âm, có siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm Doppler sóng liên tục, cho chất lượng hình ảnh siêu âm khác nhau. Trong đó, siêu âm 2D sẽ có hai màu đen trắng, siêu âm 3D hay còn gọi là siêu âm màu cho hình ảnh rõ hơn dễ hình dung hơn.
Trong những năm gần đây, chẩn đoán ung thư bằng siêu âm ngày càng được phát triển và đạt được nhiều tiến bộ. Trong chẩn đoán u gan, u thận, u buồng trứng, siêu âm cho hiệu quả cao và là phương pháp được khuyên dùng. Không chỉ vậy, siêu âm còn hỗ trợ dẫn sinh thiết khối u qua da vừa an toàn, nhanh chóng lại gây ít tổn thương nhất đối với người bệnh. Phương pháp chẩn đoán ung thư bằng siêu âm thực hiện nhanh chóng.
Phương pháp chẩn đoán ung thư nội soi
Nội soi là phương pháp thăm khám cơ quan nội tạng hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, thực quản, bàng quan… Mỗi cơ quan sẽ có một thiết bị nội soi chuyên biệt.
Ống nội soi được làm từ chất liệu mềm và có gắn thiết bị camera ở đầu ống. Camera ghi lại hình ảnh trực quan bên trong cơ quan được khám, giúp bác sĩ, chuyên gia có thể quan sát và đánh giá một cách chính xác về bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải.
Phương pháp chẩn đoán ung thư bằng nội soi còn giúp các chuyên gia trực tiếp lấy mẫu tế bào, phục vụ cho việc nghiên cứu, xét nghiệm, chẩn đoán.
Nội soi dạ dày có đau không? Hiện nay, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc tê hoặc thuốc gây mê, giúp người bệnh bớt sợ hãi và giảm cảm giác khó chịu khi thực hiện nội soi. Ví dụ, về nội soi dạ dày, có nội soi qua mũi và nội soi qua miệng. Trước khi làm nội soi, bệnh nhân sẽ được xịt thuốc gây tê bào họng hoặc nhỏ thuốc tê vào mũi và gần như không cảm nhận được khi bác sĩ làm thủ thuật.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư
- Xét nghiệm máu
Các tế bào ung thư là các tế bào đột biến, có cấu trúc protein đặc việt, kích thích cơ thể tiết ra các chất như hormon đặc trưng như ugn thư đại tràng trong máu có hàm lượng hormon CEA. Đó là những bằng chứng đáng tin cậy để bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư.
Vì vậy, xét nghiệm máu là phương pháp hiệu quả để xác định những dấu hiệu trên, cho biết giai đoạn tiến triển của bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải.
Khi thăm khám chẩn đoán ung thư, các loại xét nghiệm máu sẽ được yêu cầu thực hiện như:
– Xét nghiệm kháng nguyên PSA giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt
– Xét nghiệm kháng nguyên CA 125 – một dạng kháng nguyên ung thư 125 trong máu giúp phát hiện ung thư buồng trứng
– Xét nghiệm CA 199 phát hiện ung thư tụy, dạ dày…
Một điểm hạn chế của phương pháp này, đó là xét nghiệm máu không tránh khỏi trường hợp âm tính giả. Do đó, để chẩn đoán chính xác nhất, chuyên gia cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán ung thư.
- Xét nghiệm tủy trong chẩn đoán ung thư máu
Phương pháp này được áp dụng để chẩn đoán bệnh ung thư máu. Để thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ cần chọc tủy và gửi đến phòng xét nghiệm phân tích các loại tế bào máu có trong tủy sống.
Một trong những chỉ số không thể bỏ qua trong kết quả phân tích tuye sống đó là tỉ lệ tế bào Junvenile cell. Người khỏe mạnh bình thường tỉ lệ tế bào máu khoảng 5%, người bị ung thư máu, tỉ lệ tế bào này tăng cao đột biến, thậm chí có thể hơn 30% thì có thể xác định bệnh nhân bị ung thư máu.
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Hay còn gọi là xét nghiệm Pap giúp xác định các tế bào tiền ung thư. Tỉ lệ chị em mắc ung thư cổ tử cung khá cao, đặc biệt là nhóm người tiền sử u sơ cổ tư cung. Phát hiện khối u khi còn ở giai đoạn tiền ung thư làm tăng khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý này.
Xét nghiệm tế bao cổ tử cung có vai tro quan trong trong khám và chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung.
Chẩn đoán bằng sinh thiết
Sinh thiết tế bào được áp dụng và cho kết quả có độ chính xác cao trong chẩn đoán các bệnh ung thư.
Sinh thiết như một bước kiểm tra cuối cùng. Vì thông thường, sau khi có kết quả của các xét nghiệm trước đó (kết quả chụp Xquang, chụp CT…), bác sĩ đã xác định được vị trí của khối u và tiếp tục lấy mẫu sinh thiết để phân tích tế bào dưới kính hiển vi.
Mẫu sinh thiết sẽ là một số mô từ khối u rồi thực hiện phân tách, đánh giá về sự tồn tại của các tế bào ung thư.
Những lưu ý chế độ sinh hoạt phòng bệnh ung thư
Để phòng bệnh ung thư, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, lựa chọn thực phẩm phù hợp, dinh dưỡng: không ăn đồ ăn có chứa quá nhiều muối, nitrat; hạn chế đồ uống có cồn bia rượu, chất kích thích; sử dụng thực phẩm có chất lượng đảm bảo, cân bằng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác trong mỗi bữa ăn.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta cần chú ý cân bằng dinh dưỡng với nhóm thực phẩm chính sau:
- Tinh bột tốt, từ các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, hạt lúa mì, lúa mạch,… hay hoai tây, khoai lang, sắn…
- Rau quả tươi đảm bảo chất lượng, an toàn cao. Rau và hoa quả chứa rất nhiều loại Vitamin, khoáng chất
- Chất béo không bão hòa: giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E, axit béo omega-3… chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào của cơ thể.
- Chất đạm: cần được bổ sung đầy đủ, nguồn chất đạm dồi dào lấy từ thịt (gà, thịt nạc, cá, tôm…) sữa, phomat, các chế phẩm từ sữa.
Kết luận
Mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng của bệnh ung thư chắc chắn ai cũng hiểu và có phần lo sợ. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ trong y tế, phương pháp chẩn đoán ung thư được cải tiến không ngừng và cho độ chính xác cao. Dạ dày Vitos mong rằng, những thông tin trên đây khiến mọi người nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân. Thăm khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện những bất thường sớm nhất và có biện pháp điều trị an toàn, ít tốn kém nhất.