Nóng rát dạ dày (hay nóng bao tử) là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thực phẩm, chế độ ăn uống, sinh hoạt hay quá lạm dụng thuốc…. Bệnh nhân thường có cảm giác nóng rát dạ dày sau khi ăn, khi đói hoặc vào ban đêm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Vậy nóng rát dạ dày là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không? loại thuốc nào điều trị nóng rát dạ dày hiệu quả? Cùng chuyên gia VITOS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nóng rát dạ dày là bệnh gì?
Nóng rát dạ dày là tình trạng cơ vùng dạ dày co rút, gây ra cả giác bỏng rát khi tiếp xúc với chất kiềm. Thực chất, đây không phải bệnh mà là 1 triệu chứng của 1 số bệnh hoặc biểu hiện của 1 số thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nóng vùng bụng, cơn đau âm ỉ như gặm nhấm trong dạ dày vô cùng khó chịu. Vị trí đau có thể tập trung ở vùng bụng quanh rốn hoặc vùng bụng trên (vùng thượng vị).

Cảm giác nóng rát bao tử thường xảy ra sau khi dùng thức ăn cay nóng, sau khi uống quá nhiều rượu bia. Cơn đau dữ dội biểu hiện rõ sau khi ăn, khi bụng đói hoặc vào ban đêm. Thậm chí, hiện tượng bà bầu bị nóng rát dạ dày cũng rất phổ biến do nội tiết tố thay đổi. Triệu chứng đau nóng trong bụng thường đi kèm với nhiều biểu hiện khác như ợ hơi,ợ chua, nóng rát thực quản, chướng bụng, khó tiêu, bụng cồn cào,…
Nguyên nhân nóng dạ dày tá tràng
Như đã nêu ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng nóng rát vùng bụng. Đó có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc là hậu quả của quá trình ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Chính vì vậy, việc xác định chính xác nguồn gốc gây bệnh góp phần quan trọng trong hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho bạn.
Các nguyên nhân dẫn đến nóng rát dạ dày:
Bệnh lý dạ dày

Vùng bụng là nơi tập hợp hầu hết các cơ quan tiêu hóa. Trong đó, dạ dày chiếm diện tích lớn nhất và là bộ não điều hành mọi hoạt động xử lý thức ăn trong cơ thể. Vì lý do trên, khi có các dấu hiệu như nóng rát vùng bụng, khả năng cao bạn đã gặp phải các bệnh liên quan đến dạ dày dưới đây:
– Viêm loét dạ dày hành tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Thực tế cho thấy, có khoảng 10% dân số toàn thế giới mắc viêm loét dạ dày tá tràng vào một thời điểm nào đó trong đời. Đây là tình trạng những thương tổn, viêm loét sâu xảy ra trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh được chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính.
Viêm loét dạ dày là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây tổn thương trực tiếp đến dạ dày – tá tràng và các bộ phận cơ thể khác, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, gây suy nhược trầm trọng. Đặc biệt là bệnh rất dễ tái phát khiến cho việc điều trị càng khó khăn. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm loét dạ dày gây ra nhiều biến chứng, trong đó có ung thư dạ dày.
– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược vào thực quản. Nó có thể gây ra cảm giác nóng rát vùng thượng vị dạ dày đi kèm với các triệu chứng đau ngực, khó nuốt và ho mãn tính. Nếu GERD không được điều trị, nó có thể dẫn đến tình trạng tiền ung thư được gọi là thực quản Barrett.
Có 5 cấp độ trào ngược dạ dày là:
- Trào ngược dạ dày độ O: Trào ngược với tần xuất ít, niêm mạc thực quản chưa bị tổn thương.
- Trào ngược dạ dày độ A: Đây là giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát. Niêm mạc thực quản đã bị tổn thương nhưng mức độ còn nhẹ.
- Trào ngược dạ dày độ B: Các vết trợt trên niêm mạc có độ lớn trên 5mm hội tụ hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản.
- Trào ngược dạ dày độ C: Niêm mạc thực quản tiếp xúc liên tục với acid gây Barrett thực quản.
- Trào ngược dạ dày độ D: Là cấp đồ nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Ở cấp độ này, Barrett thực quản tập hợp thành các vết sẹo và vết loét sâu với mức độ tổn thương rộng.
– Hội chứng Zollinger-Ellison: Hội chứng Zollinger-Ellison là tình trạng một hay nhiều khối u gastrin ở hệ tiêu hóa. Chúng có khả năng tiết ra nhiều gastrin – hoóc môn kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị, từ đó gây nên biến chứng dạ dày.
Chính vì vậy ở một số trường hợp, nóng bụng, đầy hơi, cồn cào và buồn nôn có thể là biểu hiện của hội chứng Zollinger-Ellison. Nếu không tiến hành phẫu thuật, hội chứng này có thể dẫn đến biến chứng loét và thủng dạ dày.
– Viêm dạ dày: Viêm dạ dày (gastritis) là bệnh lý phổ biến liên quan đến dạ dày. Nguyên nhân do những tổn thương trên bề mặt niêm mạc là kết quả của nhiễm trùng cùng với một số vi khuẩn gây loét dạ dày. Bệnh bao gồm các vấn đề phổ biến như đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua,…
Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
Lạm dụng thuốc

Nóng rát dạ dày có thể là tác dụng dụng phụ khi người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm như corticoid, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và kháng sinh. Corticoid và NSAID đều có cơ chế ức chế prostaglandin – 1 loại acid béo có vai trò trung gian trong thụ cảm tín hiệu đau và phản ứng viêm.
Tuy nhiên, vai trò của prostaglandin đối với hệ tiêu hóa là làm giảm bài tiết dịch vị gây ra bởi histamine hay pentagastrin. Do đó, ức chế prostaglandin sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết acid gây tổn thương dạ dày và hình thành các căn bệnh nguy hiểm.
Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Khi được đưa vào cơ thể, kháng sinh sẽ vô tình tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, khiến hệ tiêu hóa mất cân bằng, gây hiện tượng khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, nóng rát.
Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
Cồn trong rượu bia có thể gây nóng rát dạ dày. Đặc biệt, cơn đau khó chịu càng biểu hiện rõ hơn khi bạn uống các loại rượu mạnh, có nồng độ cồn cao. Khi đi vào dạ dày, rươu bia kích thích tiết axit dịch vị ăn mòn niêm mạc dạ dày. Khiến dạ dày dễ viêm nhiễm và tổn thương.
Không chỉ ảnh hưởng xấu đến dạ dày, rượu bia thuốc lá còn làm tổn thương gan, tụy, gây thoái hóa hệ thần kinh trung ương của bạn.
Thực phẩm cay nóng

Đôi khi, thực phẩm cay nóng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng nóng rát dạ dày. Các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, tỏi,… có thế kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra các triệu chứng khó chịu. Nếu bạn có sức khỏe tốt, hiện tượng sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Hiện tượng đặc biệt nghiêm trọng đối với người có vấn đề về dạ dày. Khi ăn cay, cơn đau rát có thể bùng phát nghiêm trọng khiến người bệnh nôn nao, chóng mặt, quặn thắt vùng thượng vị.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là bệnh khi phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Tình trạng này phát sinh khi hệ miễn dịch xác định nhầm protein trong thực phẩm và dị nguyên. Từ đó sẽ phóng thích histamine ra khỏi phức hợp với protein để đối kháng.
Histamine có thể được phóng thích vào da hay niêm mạc hô hấp và tiêu hóa. Thành phần hoạt chất sẽ kích thích và gây ra phản ứng dị ứng. Từ đó làm phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu. Ví dụ như ngứa da, ngứa cổ họng, nổi mề đay, nóng rát bụng, buồn nôn, khó thở…
Ngay cả khi sử dụng một lượng rất nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ
Nguyên nhân khác
- Thoát vị hoành
Cơ hoành là cấu trúc gân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Lớp cơ này có nhiệm vụ điều chỉnh áp lực trong lồng ngực, giúp quá trình hô hấp diễn ra trơn tru, nhịp nhàng. Khi bị thoát vị hoành, phần trên của dạ dày bị nhô lên khỏi cơ hoành và xâm lấn vào không gian của lồng ngực.

Người bị thoát vị hoành có các biểu hiện như đau vùng thượng vị, nóng dát dạ dày, đau ngực, đầy hơi, ợ hơi, cồn cào khó chịu.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt. Bệnh thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 tuổi, giảm sau tuổi 50, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1. Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể. Tuy nhiên, IBS được đánh giá là tình trạng lành tính và hiếm khi phát sinh biến chứng nguy hiểm.
- Các vấn đề về gan
Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nhiều bệnh nhân cảm thấy nóng rát dạ dày, nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề về gan. Các bệnh lý thường gặp về gan bao gồm gan nhiễm mỡ, viêm gan siêu vi, áp xe gan… Ngoài các triệu chứng phổ biến nêu trên, bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, vàng da,nước tiểu sậm màu…
- Thai nghén
Khi mang thai, hormone progesterone được tiết với lượng lớn để hỗ trợ thai kỳ. Tuy nhiên, hormone này làmcho cơ vòng thực quản dãn ra, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng này gây ra triệu chứng nóng rát dạ dày ở bà bầu.
- Bệnh Celiac ( hiện tượng không dung nạp Gluten)
Bệnh Celiac được xem là bệnh dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể không dung nạp các chất Protein có trong ngũ cốc, sữa, lúa mì…Trường hợp không được chữa kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng khiến người bệnh sút cân, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện nóng dạ dày tá tràng

Vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các biểu hiện nóng rát dạ dày đôi khi đi kèm ợ hơi, nóng hoặc thậm chí xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người bệnh nên lưu ý các thời điểm phát bệnh dưới đây:
- Nóng rát dạ dày sau ăn: thường bộc phát sau khi ăn no, đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm cay nóng. Người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, nóng rát vùng bụng rất khó chịu
- Sau khi sử dụng rượu bia: Dạ dày và các bộ phận tiêu hóa khác rất nhạy cảm với cồn. Lượng cồn rong rượu bia có thể làm thay đổi chức năng, cấu trúc của hệ tiêu hóa. Từ đó, xuất hiện các cơn nóng rát, co thắt tại vị trí dạ dày.
Những biểu hiện nóng rát dạ dày thường gặp là:
- Đau vùng thượng vị: Vùng bụng phía trên có cảm giác nóng tức khó chịu. Thậm chí, cơn đau còn lan ra khắp vùng bụng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, mất cảm giác ngon miệng,…
- Nóng rát dạ dày bộc phát đi kèm các triệu chứng ợ hơi,ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…hi dạ dày co thắt mạnh đẩy thức ăn ra ngoài. Các dấu hiệu khó chịu này sẽ xảy ra khi bạn mới ăn xong.
Nóng dạ dày uống thuốc gì?
Thuốc tây y

Thuốc tây y là giải pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi những cơn nóng rát bao tử. Nhờ dược tính mạnh, thời gian phát huy tác dụng nhanh chóng, cảm giác khó chịu tại dạ dày có thể bị đẩy lùi chỉ sau 20 – 30 phút sử dụng thuốc.
Các loại thuốc điệu trị nóng rát dạ dày phổ biến:
- Thuốc giảm sản xuất acid dạ dày: Có tác dụng giúp ngăn sản xuất bài tiết dịch vị dạ dày.
- Thuốc kháng acid: Có tác dụng giúp người bị nóng dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc tráng bao tử: Có tác dụng bảo vệ dạ dày như: Rebamipid, Sucralfat, Mucosta
- Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giúp làm giảm sự bài tiết acid dạ dày.
- Thuốc giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày: Một số loại thuốc giúp cân bằng lượng axit dịch vị trong dạ dày như: sodium carbonate , aluminium hyfroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide. Sử dụng những loại thuốc này có tác dụng trung hòa axit, giảm lượng axit trong dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đông y VITOS

Mặc dù phát huy công dụng trong thời gian ngắn, song việc sử dụng thuốc tây y đối với bệnh dạ dày lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Các chuyên gia dạ dày ghi nhận, nhiều trường hợp phản ứng với thuốc tây, bệnh nhân có biểu hiện choáng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nốt mề đay. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng sốc phản vệ, sốt, mất ý thức,… Vì vậy, đối với những người dễ dị ứng với thuốc tây, đông y chính là lựa chọn tốt nhất.
Dạ dày Vitos là sự kết hợp, chắt lọc những tinh hoa từ các vị thảo dược quý giá từ thiên nhiên tốt cho bệnh lý dạ dày. Sự ra đời của sản phẩm dạ dày Vitos là tin vui cho những người mắc phải căn bệnh này.
Thành phần của sản phẩm Vitos bao gồm toàn những thảo dược tự nhiên như bột quế nhục, lá khôi tía, trữ ma căn, ô tắc cốt, uất kim, vỏ vối rừng..
Thông qua những kết quả lâm sàng, việc dùng sản phẩm dạ dày Vitos cho thấy được hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Sản phẩm được bào chế từ những dược liệu tự nhiên nên hoàn toàn không có tác dụng phụ, đồng thời giúp cân năng nội tiết và sinh hóa trong cơ thể.
Nhờ vào cơ thể làm giảm acid dịch vị bảo vệ niêm mạc dạ dày, ợ hơi, ợ chua, giảm đau…Từ đó giúp bệnh nhân thoải mái trong ăn uống sinh hoạt, sống vui khỏe mỗi ngày mà không lo bệnh tái phát.
Nóng rát dạ dày nên ăn gì?

Khi bệnh nhân bị nóng rát dạ dày, cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống. Nếu người bệnh ăn uống không đúng cách, triệu chứng nóng rát dạ dày có hình thành nên các bệnh lý nghiêm trọng.
Nóng rát dạ dày ăn gì:
- Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột, tăng cường lợi khuẩn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng: sữa, bánh ngọt, mật ong, nghệ,…
- Thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch hệ thống đường ruột như lá mơ, chanh, đu đủ,… Chất giảm đau tự nhiên trong các loại rau quả này giúp làm dịu dạ dày, hạn chế những cơn đau.
- Thực phẩm giúp làm tăng khả năng phục hồi, tự làm lành vết thương như tôm, cá hồi, bắp cải, bông cải xanh,…
- Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày như: dưa chuột, cháo, gừng, hạnh nhân, dấm táo, trà thảo dược…
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh:
- Ăn đúng bữa, đủ bữa. Tuyệt đối không nhịn ăn bỏ ăn vì như vậy không chỉ gây suy nhược cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
- Tránh xa các loại đồ có hại cho dạ dày như đồ chua, cay, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đông lạnh bởi các thực phẩm này có thể gây kích ứng dạ dày. Khiến dạ dày bị đau và nóng rát.
- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá nguội. Ăn chín uống sôi, nhai kỹ khi ăn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể
Phòng ngừa nóng rát dạ dày

Nóng rát dạ dày dai dẳng là dấu hiệu cảnh bảo đường ruột của bạn đang có vấn đề nghiêm trọng. Hãy luôn cẩn trọng đối với các biểu hiện sức khỏe bất thường và xây dựng lối sống lành mạnh ngăn ngừa bệnh tật.
Những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dạ dày:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp bạn theo dõi và phát hiện bệnh sớm. Từ đó dễ dàng điều trị đau dạ dày hơn, tránh để lại di chứng
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục không chỉ là phương pháp rèn luyện cơ thể mà còn giúp bạn thư giãn tâm lý, xả stress hiệu quả. Tập thể dục thường xuyên rất cơ lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị bệnh dạ dày, chỉ nên tập các bài tập có cường độ nhẹ như đi bộ, yoga. Nếu bạn muốn tập gym, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và huẩn luyện viên để được tư vấn chế độ tập luyện hợp lý nhất.
- Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh: Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau tức thì. Đây là thói quen gây hại cần phải bỏ. Nếu không biết chính xác vấn đề nằm ở đâu, bạn không nên uống thuốc bừa bãi bởi những thành phần trong thuốc làm tổn thương tới niêm mạc dạ dày. Dó đó, tốt nhất nên thamkhảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Kết luận
Nóng rát dạ dày không phải là bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh lí nghiêm trọng khác liên quan đến dạ dày. Vì vậy, hãy luôn tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục rèn luyện sức khỏe để bảo vệ thật tốt dạ dày của mình. Quan trọng hơn, hãy dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0972.261.222 – 0962.430.666 để nhận được những tư vấn về các triệu chứng dạ dày thường gặp nhé.