Rate this post

Từ xa xưa, cam thảo là loại thảo dược quen thuộc và được kết hợp sử dụng trong các bài thuốc Đông Y từ xa xưa. Cam thảo không những là thuốc mà còn được nhiều người dùng để làm thức uống hằng ngày. Vậy tác dụng của cam thảo là gì?

Bạn biết những gì về cam thảo?

  • Rễ cam thảo là một trong những phương thuốc thảo dược lâu đời nhất trên thế giới.
  • Xuất hiện từ Tây Á, Nam Âu, cam thảo được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
  • Cam thảo tạo hương vị cho bánh kẹo, đồ uống và thuốc.
  • Dùng cam thảo làm thuốc được bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại, nơi rễ được chế biến thành thức uống ngọt cho các Pharaoh.
  • Bên cạnh đó, chúng cũng được dùng trong những loại thuốc truyền thống của Trung Quốc, Trung Đông, Hy Lạp. Cam thảo được dùng để làm dịu dạ dày khó chịu, giảm viêm, điều trị các vấn đề về đường hô hấp trên.

tác dụng của cam thảo là gì

Cam thảo có nhiều tên gọi khác như cam thảo nam, cam thảo đất, cam thảo bắc,…và tùy theo từng loại nó cũng có từng công dụng khác nhau:

Tác dụng của cam thảo nam

  • Chống đái đường, dùng uống giúp giảm đường huyết, tăng hồng cầu.
  • Làm giảm lượng mỡ trong cơ thể.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Cam thảo bắc có tác dụng gì?

  • Làm thuốc chữa ho
  • Thuốc chữa viêm loét dạ dày
  • Dùng làm chất điều vị, chất tạo ngọt
  • Là thành phần dùng trà nhuận tràng
  • Tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thẻ.
  • Chống loét dạ dày : Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày.
  • Tác dụng chống co thắt.
  • Làm long đờm do các saponin có trong cam thảo bắc.
  • Chống viêm, chống loét, giúp làm lành vết thương.
  • Tác dụng làm ức chế enzym monoaminoxydase ( MAO).
  • Trong các thí nghiệm gần đây cho thấy, cam thảo bắc còn có khả năng giải độc cocain, morphin, atropin, strychnin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu , uốn ván.
  • Có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch.

cam thảo tán bột

Tác dụng của cam thảo trong điều trị bệnh

Cam thảo thông thường được sản xuất dưới dạng viên nhai, viên nang hay chiết xuất lỏng hoặc bột. Tùy theo mục đích y học mà người bệnh có thể dùng cam thảo theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo:

Trị viêm loét dạ dày

Dùng cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo vào đồ uống nóng. Mỗi ngày dùng 4 lần, mỗi lần khoảng 15ml. Điều trị liên tục trong vòng 6 ngày, bệnh sẽ cải thiện đáng kể.

Tác dụng của cam thảo giúp trị ho lao, ho lâu ngày

Dùng cam thảo nướng sau đó tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 gram hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần để đem lại hiệu quả cao.

Chữa mụn nhọt, ngộ độc

Dùng cao mềm cam thảo, mỗi ngày dùng 1 -2 thìa cà phê. Sử dụng vài ngày giúp giải độc, giảm sưng ở mụn.

Trị khó thở, tâm phế suy nhược

Dùng 12 gram cam thảo kết hợp cùng 8 gram nhị xâm và 10 gram đương quy. Tất cả đem sấy khô, tán thành bột và bảo quản tại nơi khô thoáng. Mỗi lần lấy 4 gram bột hòa tan với nước ấm và uống. Ngày uống 3 – 4 lần.

Điều trị viêm tắc tĩnh mạch

Dùng 50 gram cam thảo tươi đem sắc với 3 bát nước cho đến khi còn 1. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong ngày. Nên uống thuốc trước khi ăn 15 -20 phút.

Chữa viêm họng

Dùng 10 gram cam thảo sống và hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

tác dụng của cam thảo chữa viêm họng

Dùng cam thảo thường xuyên có tốt không?

Những tác dụng của cam thảo là không thể bàn cãi. Nhiều người Việt còn dùng cam thảo là loại nước để giải nhiệt hằng ngày. Thế nhưng , việc dùng không đúng cách hoặc thường xuyên sẽ gây ra một số nguy cơ có hại cho cơ thể .

Vào những ngày nắng nóng mùa hè, nhiều người Việt thường sử dụng nhân trần và cam thảo để làm nước uống. Theo Đông y, sự kết hợp này sẽ gây tăng huyết áp bởi : Cam thảo có vị ngọt, có tính giữ nước trong khi nhân trần lại có vị đắng, cay tính hàn, giúp đào thải. Vì thế thói quen dùng nhân trần cho thêm cam thảo sẽ gây tương tác thuốc. tiềm ẩn nguy hại cho người dùng, đặc biệt là những người cao huyết áp.

Không nên sử dụng cam thảo trong thời gian dài bởi trong nó có chứa 6 -14%, có loại cam thảo còn chứa đến 23% glycyrizin. Đây là chất có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza. Vì thế, nếu uống quá nhiều cam thảo sẽ làm tăng huyết áp, giảm kali trong máu.

Cam thảo có tác dụng lợi mật, nhuận gan. Khi cơ thể hoàn toàn bình thường mà uống cam thảo sẽ làm cho gan và mật tự tiết ra dẫn đến hoạt động quá sức làm tổn thương gan, mật gây mất cân bằng, từ đó sinh bệnh.

Những ai không nên dùng cam thảo

Phụ nữ mang thai

Cam thảo uống sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, mẹ sẽ có nguy cơ cao mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Cam thảo lợi tiểu, nếu uống sẽ gây thải nhiều dẫn tới nước và chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài sẽ không còn dưỡng chất để nuôi thai nhi, dễ làm cho thai nhi trong bụng bị thiếu chất, dễ có nguy cơ đẻ non, ít cân, dị tật, thậm chí là chết lưu,..

  • Người bị cao huyết áp, huyết áp không ổn định
  • Người bị táo bón lâu ngày. Nếu dùng táo bóng sẽ trở nặng hơn
  • Người cao tuổi

Nam giới : Ở nam giới nếu sử dụng cam thảo với liều lượng nhiều trên 8g/ngày thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, giảm miễn dịch, làm tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Những tác dụng của cam thảo là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng vụ không tốt.

 

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *