Rate this post

Nhiễm trùng bao tử là 1 trong những bệnh liên quan đến dạ dày vô cùng nguy hiểm. Loại nhiễm trùng này xảy ra rất âm thầm nên rất khó để phát hiện. Nhưng tác hại nó gây ra lại rất lớn khiến người mắc bệnh này xuất hiện những cơn đau dạ dày mãn tính. Và gặp khó khăn trong quá trình chữa trị dứt điểm bệnh lý này, lâu dần bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như ung thư dạ dày. Vậy chúng ta cần biết những gì về bệnh lý nhiễm trùng bao tử để có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân.

Nhiễm trùng bao tử là bệnh gì?

Nhiễm trùng bao tử là bệnh gì

Nhiễm trùng bao tử là bệnh lý mà người bệnh mắc phải chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Hp gây ra. Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày con người. Vi khuẩn này sinh sống trong dạ dày bằng cách tiết ra chất Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày. Dẫn đến viêm dạ dày mãn tính mà lâu dần có thể biến chứng thành viêm loét dạ dày.

Do bệnh lý này chủ yếu nhiễm qua vi khuẩn nên tỷ lệ người mắc bệnh cao, đối tượng có thể nhiễm bệnh cũng đa dạng. Bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào cũng có thể mắc phải vi khuẩn này kể cả ở trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori (H. pylori) thường được tìm thấy trong chất nhầy của niêm mạc dạ dày với hình dạng xoắn ốc. Hiện nay có rất nhiều người hiểu sai và nghiêm trọng hóa mức độ nguy hiểm của vi khuẩn Hp. Nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày rất phổ biến trên thế giới, bất kì ai cũng có vi khuẩn Hp trong cơ thể. Nếu không vượt ngưỡng báo động thì vi khuẩn Hp không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Hơn 80% người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng hay biến chứng, chỉ 1 phần rất nhỏ người mắc vi khuẩn Hp có các hậu quả nghiêm trọng cần được điều trị.

Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng bao tử?

Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng bao tử

Hầu hết người bệnh mắc nhiễm trùng dạ dày đều không có dấu hiệu nhận biết hay triệu chứng nào cụ thể. Cơ địa một số người có thể chống lại tác hại của vi khuẩn Hp nên không xuất hiện triệu chứng nào.

Khi nhiễm trùng gây tổn thương vào dạ dày thì người bệnh mới xuất hiện một số triệu chứng thường gặp ở bệnh dạ dày. Nhưng đến thời điểm đó người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng dạ dày cũng tương tự như các bệnh lý liên quan đến dạ dày khác như:

  • Có cảm giác đau âm ỉ hoặc bỏng rát ở vùng thượng vị
  • Đau dạ dày khi bụng trống rỗng vào buổi đêm hoặc sau khi ăn tối
  • Cơn đau bụng âm ỉ rồi tự biến mất mà không cần điều trị
  • Buồn nôn và ợ chua lên dịch vị, nôn ngay cả khi không có thức ăn
  • Thường nôn vào buổi sáng khi thức dậy, nôn khan và chán ăn
  • Ăn ít nhưng dễ đầy bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Vào giai đoạn bệnh nặng sẽ thấy khó nuốt, thiếu máu và đi đại tiện ra máu.

Nhiễm trùng bao tử do yếu tố nào gây ra?

Nhiễm trùng bao tử chủ yếu là do nhiễm khuẩn Hp gây ra. Nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiễm vi khuẩn Hp chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua thức ăn, nước uống hoặc dụng cụ ăn uống. Điều này thường xảy ra phổ biến trong các cộng đồng thiếu nước sạch và không có hệ thống thoát nước thải đạt chuẩn. Ngoài ra, có thể lây qua khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp.

Bên cạnh đó, có một số người bị nhiễm ngay từ bé. Vi khuẩn sống trong cơ thể nhiều năm trước khi xuất hiện triệu chứng, tuy nhiên có một số người lại không bao giờ bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Một số nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng bao tử do khuẩn Hp như:

  • Sống trong điều kiện đông đúc
  • Không có nguồn cung cấp nước sạch
  • Sống ở các quốc gia đang phát triển hoặc có điều kiện vệ sinh kém
  • Sống với người nhiễm vi khuẩn Hp

Bệnh nhiễm trùng bao tử có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng bao tử là tình trạng dạ dày khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và phát triển quá mạnh sẽ tạo ra viêm loét do nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng bao tử khá phổ biến và cũng không gây nguy hiểm ngay lập tức. Nhưng do tính chất bệnh lý này khó đánh giá biểu hiện bệnh hay triệu chứng cụ thể nên khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã trở nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là cơ chế lây nhiễm và biến chứng của bệnh nhiễm trùng bao tử:

Cơ chế lây nhiễm

Vi khuẩn này không những có thể lây nhiễm mà còn dễ lây lan và còn có tốc lây lan khá là nhanh từ người bệnh sang người lành. Có 3 con đường lây nhiễm chính:

  • Đường miệng – miệng: Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn Hp, lây lan qua tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa từ người bệnh sang người lành. Thông thường nếu trong gia đình có người nhiễm thì khả năng cao là những người khác cũng nhiễm.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải vào trong phân và từ đây lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn uống đồ sống nên có khả năng nhiễm vi khuẩn Hp
  • Đường dạ dày – miệng: Khi người bệnh xuất hiện hiện tượng ợ chua thì dịch dạ dày sẽ trào ra từ miệng.
  • Đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây nhiễm xuất phát từ việc đi khám nội soi, tiếp xúc với các dụng cụ y tế không được khử trùng, diệt khuẩn đạt chuẩn. Vi khuẩn sẽ bám lên bề mặt dụng cụ y tế và đi vào cơ thể người lành.

Biến chứng thường gặp

Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào cơ thể và phát triển trong dạ dày sẽ sinh ra chất gây viêm loét dạ dày cytotoxin từ đó gây bệnh nhiễm trùng bao tử. Nếu mọi người không có biện pháp phòng tránh vi khuẩn sẽ phát triển ngày càng mạnh thì nguy cơ xảy ra các bệnh như thủng dạ dày rất là cao. Những biến chứng thường gặp ở người nhiễm trùng bao tử do vi khuẩn Hp gây ra:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Lớp nhầy bảo vệ trong dạ dày bị tổn thương khi vi khuẩn xâm nhập quá lâu dẫn đến acid dạ dày tấn công niêm mạc dễ dàng hơn từ đó gây viêm loét dạ dày. Có thể dẫn đến chảy máu niêm mạc dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Xuất huyết nội: Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng xuyên qua mạch máu gây tình trạng thiếu máu và thiếu sắt.
  • Tắc nghẽn: Vi khuẩn có thể hình thành một khối chặn thức ăn khiến thức ăn khó tiêu hóa, gây đầy bụng và trào ngược.
  • Viêm niêm mạc dạ dày: Vi khuẩn Hp gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
  • Viêm phúc mạc: Đây là tình trạng xảy ra khi niêm mạc và phúc mạc bị nhiễm trùng.
  • Thủng dạ dày, ung thư dạ dày: Nếu không sớm tiêu diệt vi khuẩn Hp thì tình trạng thủng dạ dày sẽ sớm xảy ra. Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất khi nhiễm vi khuẩn Hp.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng bao tử

Nếu người bệnh không có triệu chứng hoặc không có dấu hiệu viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể không cần thực hiện xét nghiệm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc có tiền sử nhiễm khuẩn Hp thì nên thực hiện kiểm tra.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng bao tử

  • Khám sức khỏe: Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể kiểm tra dạ dày để xác định các dấu hiệu đầy hơi, căng cứng hoặc đau dạ dày. Ngoài ra, các âm thanh bất thường ở bụng cũng có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp.
  • Xét nghiệm máu: Người bệnh có thể được xét nghiệm máu để xác định các kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong cơ thể. Trong xét nghiệm này, bác sĩ có thể lấy một mẫu máu nhỏ của người bệnh để kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Ngoài ra, xét nghiệm máu chỉ chính xác nếu người bệnh chưa từng điều trị vi khuẩn HP trước đây.
  • Kiểm tra phân: Bác sĩ có thể kiểm tra mẫu phân để xác định dấu hiệu vi khuẩn HP trong máu. Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton trước khi kiểm tra.
  • Kiểm tra hơi thở: Để kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được nuốt một chế phẩm có chứa ure. Nếu có sự hiện diện của vi khuẩn HP, vi khuẩn sẽ giải phóng một loại enzyme phá vỡ liên kết của ure và giải phóng carbon dioxide. Khí carbon dioxide sẽ được phát hiện thông qua một thiết bị đặc biệt.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ đưa một ống dài mỏng có gắn camera vào miệng (hoặc mũi) để quan sát cổ họng, dạ dày và phần trên của ruột non. Quy tình này cũng có thể thu thập một mẫu mô để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn ở phòng thí nghiệm.
  • Chụp X-quang Bari: Người bệnh sẽ được nuốt một chất lỏng được gọi là bari và bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang. Chất lỏng sẽ giúp bác sĩ quan sát cổ họng và dạ dày của người bệnh để xác định các dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, nếu người bệnh dương tính với vi khuẩn HP, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm ung thư dạ dày. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Khám sức khỏe tổng thể
  • Xét nghiệm máu để xác định tình trạng thiếu máu
  • Xét nghiệm máu trong phân
  • Nội soi đường tiêu hóa
  • Sinh thiết để xác định các dấu hiệu ung thư
  • Thực hiện các xét nghiệm tạo hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể, chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)

Nhiễm trùng bao tử có thể chữa khỏi không?

Nếu vi khuẩn Hp không gây ra triệu chứng, việc điều trị có thể không cần thiết. Nếu người bệnh bị loét do nhiễm khuẩn Hp, cần ngay lập tức điều trị để tiêu diệt vi khuẩn, chữa lành niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa vết loét tái phát.

Vi khuẩn Hp thường được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cũng một lúc. Điều này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn thích nghi, kháng thuốc và trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc ức chế axit để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại. Thông thường mất khoảng 1 – 2 tuần điều trị để các triệu chứng thuyên giảm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

Thuốc Tây y điều trị nhiễm khuẩn Hp

 

Thông thường nhiễm khuẩn Hp được điều trị bằng hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn và để làm giảm axit dạ dày chữa lành dạ dày. Việc sử dụng thuốc điều trị cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị như:

  • Kháng sinh chẳng hạn như clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, tinidazole hoặc metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.
  • Thuốc làm giảm lượng axit dạ dày chẳng hạn như esomeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole, pantoprazole hoặc rabeprazole để hạn chế lượng axit trong dạ dày và tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
  • Bismuth subsalicylate cũng có thể được sử dụng kết hợp hợp với kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Thuốc kháng histamin hóa học chẳng hạn như cimetidine, famotidine hoặc nizatidine cũng có thể hỗ trợ làm giảm lượng axit dạ dày.

Các loại thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp được chỉ định dùng như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào kết quả chẩn đoán, tiền sử bệnh và dị ứng thuốc. Có thể mất từ một đến hai tuần để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Sau quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi để đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh mãn tính lâu năm, Tây y thường không đem lại hiệu quả cao nữa. Người bệnh tốt nhất vẫn nên tìm kiếm phương pháp hỗ trợ để đảm bảo an toàn và có công dụng chữa bệnh cao hơn.

Một số vị thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp

Người bệnh Nhiễm trùng bao tử cũng có thể tìm đến các bài thuốc Đông y để hỗ trợ trong việc phục hồi chức năng của dạ dày, đào thải vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại. Dưới đây là một số vị thuốc đơn giản có thể tham khảo:

Bài thuốc từ cây lá khôi

Cây lá khôi còn có những tên gọi khác như khôi tía, khôi nhung. Lá cây là bộ phận được dùng để làm thuốc. Theo Đông y, lá của cây khôi có vị chua, tính hàn. Đối với y học hiện đại, lá cây khôi có nhiều chất Tanin và Glucosid có tác dụng giảm đau vùng thượng vị, làm lành viêm loét trong niêm mạc dạ dày, giảm các chứng ợ hơi, ợ nóng và kích thích lên da non.

Chuẩn bị:
60g lá khôi;
20g lá cam thảo dây;
12g khổ sâm;
40g bồ công anh.

Cách sử dụng:
– Sắc các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước trong vòng 20 phút.
– Chia thang thuốc ra thành 3 phần, uống thuốc 3 lần trong ngày.
– Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.

Bài thuốc từ lá mơ

Từ lâu, Đông y đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng, sa trực tràng… Lá mơ hay còn gọi là lá mơ lông, dắm chó, mẫu cẩu đằng, ngũ phương đằng,… Lá mơ có hình bầu dục, một mặt lá có màu tím, mặt còn lại có nhiều lông mịn. Tại Việt Nam, cây lá mơ có thể dễ dàng sinh sống ở nhiều vùng. Cây lá mơ thường mọc ở bờ nương, vườn tược, hàng rào,…

Trong lá mơ có nhiều chất có dược tính cao đối với con người. Chất Sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng chống viêm, kháng sinh, có thể làm giảm những viêm loét dạ dày, diệt trừ khuẩn Hp.

Chuẩn bị: khoảng 20 – 30g lá mơ

Cách làm như sau :
Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ.
Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.
Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau.
Chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.
Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc từ cây chè dây

Chè dây còn có tên khác là khau rả, trà dây hay bạch liễm. Cây chè dây thường mọc ở vùng núi rừng phía Bắc nước ta. Trong lá chè dây có chứa nhiều chất tanin và flavonoid. Các loại hóa dược này có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm. Nếu tiêu thụ loại thảo dược này, vi khuẩn Hp sẽ được tiêu diệt, axit trong dạ dày trung hòa, các ổ loét sẽ liền sẹo, tình trạng viêm loét được cải thiện,… Tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày, thanh nhiệt, giải gan không những thế còn an thần chữa mất ngủ. Nước chè dây có tác dụng làm hạn chế lượng acid dư thừa trong dạ dày.

Cách sử dụng:
– Mỗi lần bạn chỉ cần pha 10-15g chè dây đã sấy khô với 150ml nước.
– Sau khi bỏ chè vào ấm, cho một chút nước sôi và lắc nhẹ cho đều, rồi đổ bỏ nước đầu đi.
– Tiếp đó, cho 150ml nước sôi, chờ khoảng 10 phút để chè ngấm đều là có thể dùng được.
– Chè có thể uống nóng hoặc uống lạnh đều được, tùy vào sở thích của mỗi người. Nước chè dây thường có vị ngọt nhẹ tự nhiên, mùi thơm dễ chịu nên rất dễ uống. Có thể sử dụng thay nước uống hàng ngày.

Mẹo tại nhà giúp người bệnh giảm đau

Có 7 mẹo nhỏ giúp người bệnh có thể giảm đau, hoặc thanh lọc dạ dày giúp giảm thiểu vi khuẩn trong dạ dày. Kết hợp với liệu trình điều trị của bác sĩ có thể giúp người bệnh giảm thiểu những khó chịu trong khi sử dụng thuốc Tây

  • Uống nước ấm
  • Chườm ấm bụng
  • Xoa bóp bụng
  • Uống trà cam thảo
  • Dùng nha đam
  • Trà mật ong
  • Gừng tươi

Dạ Dày Vitos – Sản phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng dạ dày

Dạ dày Vitos được chiết xuất từ các nguyên liệu thảo dược an toàn như Lá Khôi Tía, Trữ Ma Căn, Mạch Rừng, thành phần Nga Truật và đặc biệt là Uất Kim giúp trung hòa axit, giảm đau dạ dày, giảm viêm.

Theo các chuyên gia y dược, Vitos có nhiều ưu điểm như lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột. Kháng viêm có tác dụng, ngăn ngừa ung thư, tác dụng khử trùng và mau lành vết thương. Theo Đông y, uất kim vị hơi cay, tính hàn; vào kinh tâm, phế phẩm, can. Có tác dụng chỉ hệ thống hoạt động, hành khí giải uất, thanh lương huyết, lợi hại thần hoàng.
Chính vì vậy Vitos giúp đỡ hỗ trợ giảm viêm nhiễm, rút ngắn thời gian. Ngoài ra không có tác dụng phụ, Vitos đồng hành cùng người bệnh trong quá trình sử dụng.

Sản phẩm dạ dày Vitos

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh nhiễm trùng bao tử

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày, bạn nên chủ động ngăn chặn các con đường lây nhiễm vi khuẩn chính. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số lời khuyên giúp người bệnh phòng ngừa vi khuẩn này như sau:

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh nhiễm trùng bao tử

  • Từ bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình và không dùng chung đũa gắp thức ăn và đũa dùng bữa.
  • Cha mẹ không nên nhai và mớm thức ăn cho trẻ nhỏ, không sử dụng chung ca hoặc bình uống nước.
  • Đảm bảo rằng bạn đã rửa tay bằng dung dịch sát trùng sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.
  • Dụng cụ ăn uống trong gia đình cần phải được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ăn uống tại các hàng quán ven đường.
  • Không nên dùng nhiều rau sống, gỏi, thực phẩm sống hoặc các loại thức ăn lên men không đảm bảo vệ sinh.
  • Rửa sạch các loại rau củ quả và trái cây trước khi ăn phòng nguy cơ chúng bị nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Từ bỏ thói quen ăn đồ chua, cay, các loại thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá…
  • Chú trọng việc ăn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng qua kiểm định và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không nên tự ý dùng kháng sinh điều trị bệnh dạ dày, bởi vì khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra khi không được điều trị triệt để.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà ở, cơ thể và chủ động bảo vệ bản thân khi sống chung với người bệnh bị nhiễm khuẩn Hp.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố, trong đó có vi khuẩn Hp.
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, suy nghĩ lạc quan vì vi khuẩn Hp có khuynh hướng tái phát triển khi người bệnh căng thẳng.
  • Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt vi khuẩn Hp khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Kết luận

Hi vọng rằng thông tin về bệnh lý Nhiễm trùng bao tử trên đây mà Dạ dày Vitos vừa chia sẻ trên đây đã giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn điều trị bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0972.261.222

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000