Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp đối với chị em phụ nữ khi tới kì kinh nguyệt, mức độ đau ở mỗi người khác nhau. Tình trạng này gây nhiều phiền toái, khó chịu, nặng hơn chị em còn phải dùng đến thuốc giảm đau. Vậy nguyên nhân của đau bụng kinh là gì? đau bụng kinh nên ăn gì tốt?
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh ( đau bụng đến tháng ) là các cơn đau co thắt, đau nhói, đau quặn tại vùng bụng dưới. Cơn đau thường xuất hiện trước và trong khi hành kinh. Có một số phụ nữ chỉ thấy cơn đau này hơi phiền toái, khó chịu. Tuy nhiên, lại có những người phải chịu những cơn đau dữ dội và còn gây cản trở hoạt động trong vài ngày.
Ngoài hiện tượng đau bụng ra, một số người còn gặp các hiện tượng như đau ngực, buồn nôn, ỉa chảy. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị. Lúc này, có thể gọi là một triệu chứng của bệnh.

Đau bụng kinh phải làm sao? Có những loại nào?
Dựa vào nguyên nhân , đau bụng kinh được phân chia thành hai loại đó là nguyên phát và thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát : Là những cơn đau xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh. Nó không liên quan đến các bệnh lý khác. Thông thường, cơn đau sẽ bắt đầu trước 1 – 2 ngày hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ cảm thấy đau bụng dưới, có khi kèm theo đau lưng hoặc đùi. Cơn đau sẽ ở mức độ nhẹ đến nặng tùy theo từng người. Thông thường, nó kéo dài từ 12 – 72 giờ, đi kèm đó là cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy.
- Đau bụng kinh thứ phát : Là cơn đau liên quan đến rối loạn hoặc bệnh lý tại cơ quan sinh sản của phụ nữ như bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu à kéo dài hơn cơn đau bụng kinh thông thường. Những cơn đau bụng kinh này không kèm theo triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.
Triệu chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh có cảm giác như thế nào ? Những triệu chứng thường thấy đó là :
- Đau nhói , đau quặn tại vùng bụng dưới, có khi đau dữ dội
- Đau âm ỉ, đau liên tục
- Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh từ 1 – 3 ngày, mức độ đau cao nhất trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh, sau đó giảm dần sau khoảng 2- 3 ngày
- Đau lan ra vùng lưng dưới, hoặc xuống đùi.
Một số phụ nữ đôi khi còn gặp thêm những triệu chứng khác như :
- Đi ngoài phân lỏng
- Đau đầu, chóng mặt
- Chướng bụng đầy hơi
- Đổ mồ hôi
- Táo bón
Đau bụng kinh nên ăn gì?
Đau bụng kinh là do tử cung co thắt nhằm đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Theo nghiên cứu, tình trạng đau bụng kinh có thể cải thiện nếu bổ sung các thực phẩm sau:
- Hải sản : Cá hồi, hàu có chứa nhiều vitamin D, axit béo Omega 3, có thể hạn chế được cơn co bóp tử cung.
- Gừng : Gừng không những giúp chống lại cảm giác buồn nôn và còn có thể giúp giảm chướng bụng.
- Đu đủ: Trong đu đủ có chứa chất chống viêm, giúp làm giảm cơn đau thắt. Ăn đu đủ vài ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong ngày đèn đỏ sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Nước ấm : Khi bị đau bụng, uống một cốc nước ấm sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu. Uống ít nhát hai lít nước mỗi ngày sẽ giúp đẹp da, đồng thời thải đi độc hại.
- Yến mạch : Đau bụng kinh nên ăn gì tốt ? Yến mạch có chữa nhiều kẽm và magie, nó giúp mạch máu giãn và ổn định serotonin – hoạt chất trong não. Nhờ vậy cơ thể sẽ thấy thư thái, dễ chịu hơn mỗi kỳ ” đèn đỏ” .

Làm sao để hết đau bụng kinh?
Đau bụng kinh kéo dài, ở mức độ nặng làm cho nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi và không thể sinh hoạt hay làm việc. Lúc này bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.
- Chườm nóng : Chườm nóng lên bụng với đệm sưởi ấm, hoặc chai nước nóng sẽ giúp thư giãn cơ, giảm đau bụng kinh hiệu quả.
- Massage : Massage bụng sẽ giúp giãn cơ xương chậu , làm giảm tình trạng đau bụng. Nếu kết hợp với tinh dầu hoa hồng, quế, hạnh nhận hoặc đinh hưỡng sẽ tăng hiệu quả hơn.
- Uống trà nóng : Những loại trà thảo mộc sẽ giúp làm ấm cơ thể, nó rất hiệu quả để giảm đau bụng vào những ngày đèn đỏ như: Trà hoa cúc, trà thì là,..
- Đau bụng kinh uống thuốc gì : Thuốc giảm đau không được khuyến khích sử dụng, thế nhưng nếu những biện pháp chăm sóc bên trên không hiệu quả thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như : Motrin, Tylenol giúp giảm viêm, giảm đau cơ và đau bụng kinh hiệu quả.
- Không dùng chất kích thích : Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khác bởi nó sẽ làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn
- Tập thể dục : Tập luyện bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

Trong các trường hợp, đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn cần phẫu thuật để điều trị.
Đau bụng kinh là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên đau bụng kinh có thể liên quan đến một số bệnh lý ở tử cung, buồn trứng có thể gây ảnh hưởng đến sinh sản. Vì vậy, cần điều trị triệt để ngay sau khi được chuẩn đoán.