4.8/5 - (24 bình chọn)

Axit dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên, lượng axit trong dạ dày sẽ bị thay đổi trong quá trình sinh hoạt và ăn uống của mỗi người. Việc tiết axit quá mức có thể dẫn đến tình trạng dư axit dạ dày, gây ăn mòn niêm mạc dạ dày, viêm loét, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,….đây là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến dạ dày. Cùng chuyên gia Vitos tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục bệnh dư axit da dày trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của axit dạ dày

Vai trò của axit dạ dày
Vai trò của axit dạ dày

Axit dạ dày là một loại axit clohidric, nó đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất trong cơ thể, giúp hòa tan các muối khó tan, là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân protein, gluxit… tạo độ pH cần thiết để hoạt hóa pepsinogen thành pepsin và tạo môi trường pH thích hợp cho pepsin hoạt động. Ngoài ra nó còn có vai trò sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đây là lý do hầu như không có vi khuẩn nào sống được trong môi trường dạ dày.

– 4 vai trò quan trọng của axit dạ dày:

  • Thúc đẩy quá trinh tiêu hóa thức ăn và làm rỗng dạ dày;
  • Kích thích ruột non à tụy sản xuất ra các enzyme tiêu hóa để phân hủy chất béo, protein
  • Tiêu diệt các vi khuẩn có hại, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Có vai trò quan trọng đối với việc đóng – mở các van tâm vị và môn vị.

Tìm hiểu bệnh dư Axit dạ dày

Dư axit dạ dày là gì

Tìm hiểu về bệnh dư thừa axit dạ dày

Dư axit dạ dày là Khi nồng độ axit vượt khỏi ngưỡng 0,0001 mol/l – 0,001 mol/l (pH < 3,5), khiến cơ thể mất đi sức đề kháng, dạ dày mất đi môi trường lý tưởng và gây nhiều bệnh mãn tính như ưng thư, sỏi thận, béo phì…

  • Axit dạ dày thấp : Nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5)

Hay hypochlorhydria là khi có rất ít hoặc không có axit dạ dày. Điều này không có nghĩa là không có dịch tiết dạ dày. Hoặc lượng axit thấp hơn so với tiêu chuẩn hoặc độ pH của dung dịch là cao hơn so với tiêu chuẩn do đó làm cho axit dạ dày ít chua (pH cao hơn).

Axit dạ dày thấp gây các bệnh lý: như khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi.. và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tăng sinh trong dạ dày và gây bệnh ung thư nguy hiểm.

  • Dư axit dạ dày: Nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5)

Hay Hyperchlorhydria, là khi lượng các chất tiết dạ dày cao hơn bình thường hoặc độ pH của dịch tiết dạ dày thấp hơn bình thường do đó làm nó có tính axit hơn.

Thừa axit dạ dày gây các bệnh lý: ợ chua, ợ nóng, đắng miệng, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày… Thậm chí, nếu để tình trạng dư axit lâu ngày không khắc phục có thể gây ra lở loét bao tử, xuất hiện dạ dày.

Ngoài ra, dư thừa axit có thể ăn mòn cơ thể, khiến cho cơ thể bạn mất đi sức đề kháng dễ dàng mắc những bệnh nghiêm trọng mạn tính như: gout, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì, lão hóa…

Nguyên nhân của bệnh dư axit dạ dày

Tìm hiểu bệnh dư Axit dạ dày
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất phát từ lối sinh hoạt phản khoa học
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc

Rượu bia là nguyên ngân gây hội chứng dư axit dạ dày. Thói quen này còn làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày do ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị. Nếu uống quá nhiều rượu bia, lượng axit trong dạ dày tăng cao làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có nguy cơ gây loét, thủng dạ dày và lâu dài dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là ung thư dạ dày.

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố kích thích dạ dày bài tiết dịch vị. Thuốc lá chứa các thành phần độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Nó còn gây tổn thương niêm mạc và gây rối loạn chức năng dạ dày. Người hút thuốc lá lâu năm sẽ phải đổi mặt với các bệnh nguy hiểm như dư thừa axit dạ dày, cơ vòng thực quản suy yếu, rối loạn nhu động ruột, viêm loét dạ dày,…

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa cũng là nguyên nhân khiến dạ dày tiết nhiều axit. Những thói quen gây hại như ăn uống quá mức, ăn quá nhanh hoặc vận động ngay sau khi ăn cũng có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch vị.

Sử dụng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, ăn quá cay, hay ăn vặt. Dung nạp quá nhiều thức ăn chứa nhiều axít (nước ngọt có gas, trái cây có vị chua,…)

  • Stress, làm việc quá sức

Căng thẳng là trạng thái tâm lý có hại khiến dạ dày gây ra nhiều loại bệnh trong cơ thể đặc biệt là dư axit dạ dày. Căng thẳng kéo dài làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh não – ruột khiến dạ dày tăng bài tiết dịch vị, đường ruột hoạt động kém, tăng nguy cơ táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…

  • Nhiễm khuẩn bệnh Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) là một loại trực khuẩn gram âm sinh sống trong dạ dày người. Thực tế, vi khuẩn Hp không trực tiếp kích thích dạ dày tăng tiết axit. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại vi khuẩn này có thể khiến môi trường trong dạ dày bị thay đổi, từ đó kích thích cơ quan này co bóp và tăng tiết axit bất thường.

  • Thức khuya

Ở một số người, thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc cũng làm tăng sản xuất axit. Các thói quen này có thể khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp, tăng tiết axit quá mức,… Đây là lý do bạn thường xuyên thấy biểu hiện của đau dạ dày sau một đêm thức muộn.

  • Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison xảy ra khi xuất hiện một hoặc vài khối u gastrin ở tụy, tá tràng hoặc một số cơ quan tiêu hóa khác. Các khối u này tiết ra hormone gastrin nhằm kích thích tế bào viền sản sinh axit nhiều bất thường.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng Zollinger-Ellison vẫn chưa được xác định.Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy hội chứng này có liên quan đến bệnh đa u tuyến nội tiết loại 1.

Biểu hiện của dư axit dạ dày

Tìm hiểu bệnh dư Axit dạ dày
Biểu hiện triệu chứng khi dạ dày tiết quá nhiều axit

Triệu chứng dư axit dạ dày:

  • Đau tức thượng vị, khó chịu ở bụng thường xảy ra khi bụng đói
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đầy hơi: Lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, bụng trướng to, căng tức, khó thở, cảm giác no sau mỗi khi ăn mặc dù ăn ít.
  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Sụt cân đột ngộ
  • Trào ngược axit dạ dày

Các triệu chứng của axit dạ dày cao rất giống với các điều kiện tiêu hóa khác. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn phát triển các triệu chứng tiêu hóa dai dẳng hoặc tái phát.

Thừa axit dạ dày có nguy hiểm không?

Thừa axit dạ dày có nguy hiểm không?
Axit dạ dày không trực tiếp gây nguy hiểm, nó là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Như chúng ta đã biết, HCL là một axit mạnh. Trong công nghiệp, HCL là thành phần của các oại chất tẩy rửa bởi khả năng ăn mòn mạnh mẽ của nó. Đối với cơ thể con người, ngoài dạ dày, các bộ phận khác không thể thích nghi với axit này. Niêm mạc dạ dày có cơ chế bảo vệ bẩm sinh của riêng mình để chịu được các axit trong dạ dày. Một lớp chất nhầy được tiết ra bởi các tế bào biểu mô dạ dày bảo vệ các tế bào dạ dày khỏi bị axit ăn mòn.

Ngay cả tá tràng, phần đầu của ruột non, có cơ chế để đối phó với acid từ dạ dày vào nó. Các ion nước và bicarbonat kiềm được tiết ra bởi tuyến tụy và đi vào tá tràng, nơi nó sẽ trung hòa axit trong dạ dày. Hormone tiêu hóa tiết ra khi vào tá tràng cũng làm chậm dạ dày và giảm tiết dịch vị.

Thực quản, tuy nhiên, không có bất kỳ cơ chế bảo vệ như vậy. Khi cơ vòng thực quản dưới (LES) có nhiệm vụ hạn chế dòng chảy ngược của acid dạ dày vào thực quản khi không hoạt động hiệu quả, sẽ làm thực quản  tiếp xúc với axit trong dạ dày và trở nên viêm. Trong một số trường hợp, các axit trong dạ dày có thể lên tới cổ họng, xâm nhập đường hô hấp hoặc thậm chí tới khoang mũi.

Bệnh dư axit dạ dày không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị kịp thời. Ngoài ra, nồng độ axit quá cao khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể khác. Bệnh nhân có thể mắc các bệnh mạn tính như: gout, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì, lão hóa…

Khi nào cần giảm axit dạ dày?

Axit dạ dày là một phần không thể thiếu trong hệ thống tiêu hóa. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, nồng độ HCL duy trì ở mức 0,0001 – 0,001 mol/l. Axit trong dạ dày cao hay thấp hơn mức này đều gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.

Dư axit dạ dày khiến dạ dày bị ăn mòn, và lượng axit này cũng có thể trào ngược lên trên, làm tổn thương thực quản. Lúc này, bệnh nhân cần điều trị ngay trước khi mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp điều trị chứng thừa axit dạ dày

Sử dụng các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày

Do đặc tính của hệ tiêu hóa là tăng axit dịch vị lúc đói nên bệnh nhân cần uống thuốc lúc đói để trung hòa lượng axit dạ dày dư thừa. Đồng thời, sử dụng thuốc lúc này có thể tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống lại sự cọ xát do thức ăn tạo nên trong bữa ăn sau đó.

  • THUỐC TÂY Y
Biện pháp điều trị chứng thừa axit dạ dày
Các loại thuốc hỗ trợ điều trị chứng thừa axit dạ dày
  1. Thuốc Pantoprazole: có tác dụng ức chế và không hồi phục bơm proton giúp giảm tiết axit tại dạ dày, làm lành vết loét do tác dụng lên thành niêm mạc dạ dày, kết hợp với các loại thuốc khác giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp . Đây là loại thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
  2. Thuốc Lansoprazole: Đây là loại thuốc giảm tiết axit dạ dày được dùng trong điều trị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn Hp. Thuốc được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị kéo dài từ 10 – 14 ngày. Liều dùng mỗi ngày 1 lần uống trước bữa ăn. Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ có thời gian điều trị khác nhau.
  3. Thuốc Omeprazole: Đây là loại thuốc giảm tiết axit dạ dày và có khả năng ức chế quá trình bơm proton ở các tế bào niêm mạc. Chính vì vậy, thuốc có tác dụng hồi phục các vết loét, viêm nhiễm, tổn thương trong dạ dày nhanh hơn.

Bên cạnh việc dùng thuốc giảm tiết axit dạ dày, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc tân dược khác kèm theo:

– Thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày: Gastropulgit có tác dụng bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày để tránh các tác nhân của dịch vị. Đồng thời thuốc hấp thụ độc chất và hơi để giảm kích ứng niêm mạc dạ dày.

– Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp: Clarithromycin, amoxicillin để phối hợp với thuốc giảm tiết axit dạ dày hỗ trợ điều trị tiêu diệt vi khuẩn.

– Thuốc kháng acid: Muối nhôm, muối magnesium, calci carbonat… phản ứng trung hòa axit, tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn. Tuy nhiên không được tự ý sử dụng loại thuốc này vì có thể bị phản tác dụng.

  • THUỐC DÂN GIAN

Mặc dù có tác dụng rõ rệt song nhiều thuốc chỉ chú trọng điều trị cải thiện triệu chứng bên ngoài, không điều trị triệt để. Mặt khác, giá thành cao hơn và tác dụng phụ cũng khiến nhiều người e ngại tây y và tân dược. Vì vậy, những bài thuốc dân gian giảm tiết, trung hòa axit dạ dàyy vẫn được nhiều người quan tâm

– Nghệ: Trong nghệ vàng có hoạt chất curcumon có khả năng chống tiết axit và làm lành vết thương dạ dày hữu hiệu. Nghệ thường được kết hợp dùng với mật ong để nâng cao tác dụng bài thuốc. Người bệnh có thể trộn bột nghệ với mật ong và nước ấm để uống mỗi ngày 2 lần. Duy trì khoảng 2 tuần để thấy cải thiện tình trạng bệnh dạ dày đáng kể.

– Lá khôi: Thành phần Tanin trong lá khôi có tác dụng chống viêm tự nhiên, liền sẹo và đặc biệt là giảm sự gia tăng axit trong dạ dày. Lá khôi hiện nay cũng được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh dạ dày – tá tràng. Sắc nước lá khôi uống mỗi ngày có thể giảm ngay triệu chứng ợ chua, nóng rát thượng vị và đẩy lùi cảm giác khó chịu cho người bệnh.

– Chè dây: Hoạt chất Flavonoid có trong chè dây giúp giảm tiết dịch vị và giảm nồng độ axit tự do. Ngoài ra, vị thuốc này còn có công dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng. Do đó bạn có thể bổ sung chè dây làm bài thuốc điều trị bệnh dạ dày rất tốt. Kiên trì sử dụng bài thuốc này từ 10 – 15 ngày để chấm dứt những triệu chứng bệnh dạ dày tối ưu.

  • ĐÔNG Y
Biện pháp điều trị chứng thừa axit dạ dày
Sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày

Dạ dày Vitos là sản phẩm có sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược truyền thống trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Các thảo dược này đều có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm mạnh, giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng: Viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm hang vị, viêm xung huyết, ợ hơi, ợ chua, trào ngược thực quản, vi khuẩn HP…

Việc kết hợp giữa các loại thảo dược truyền thống trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày với hàm lượng dược chất cao sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày và rất an toàn trong sử dụng lâu dài. Theo đánh giá từ giới chuyên môn và thực tế quá trình sử dụng từ chính những người bị bệnh dạ dày thì hiện tượng đau rát, sưng viêm sẽ giảm sau vài ngày sử dụng. Một đợt uống liên tục từ 4-6 tuần sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm chức năng Vitos đã được Bộ Y Tế cấp giấy phép lưu hành toàn quốc về đảm bảo an toàn thực phẩm. Đó cũng là một trong những yếu tố khiến người bệnh có thể an tâm khi trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Duy trì thói quen sinh hoạt ăn uống lành mạnh

Tuân thủ lối sống khoa học để ngăn ngừa bệnh nguy hiểm do du axit dạ dày

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ để tránh dư thừa axit dạ dày gây hại cho cơ thể:

  • Nên ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng, không ăn quá no trước khi đi ngủ vì quá no sẽ gây áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
  • Không nên sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia rượu, nước ngọt,…
  • Từ bỏ thuốc lá để tránh bị tăng axit dạ dày.
  • Ăn chậm và nhai kỹ, ăn đúng giờ
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Không ăn những đồ chua, cay, đồ lên men như cà muối, dưa muối, những đồ có nhiều muối, dầu mỡ.
  • Uống nước ấm vào mỗi buổi sáng để loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày

Những thực phẩm chống tiết axit dạ dày

Mỗi người cần 20-40% thực phẩm tạo axit để có chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ, các loại ngũ cốc hay đậu là thực phẩm có tính axit cao, thường mang đến nguồn đạm dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, con người cần 60-80% thực phẩm có tính kiềm trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Những thức ăn không kích thích sản sinh axit dạ dày:

  • Rau xanh như rau chân vịt (cải bó xôi) hay cải xoăn bởi chúng chứa các chất chống oxy hóa và chất xơ thực vật.
  • Atiso giúp hỗ trợ tiêu hóa.
  • Ớt chuông chứa nhiều vitamin C
  • Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, hạt kê, bột yến mạch và hạt lanh.
  • Hạnh nhân, Óc chó
  • Cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi chứa nhiều chất béo, protein và omega-3
  • Thịt nạc gia cầm như chim cút và thịt gà.

Các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày

Các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày

Các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày:

– Sữa: Canxi là một khoáng chất kiềm có tác dụng trung hòa acid khi tiếp xúc. Sữa là một thức uống có tính kiềm có chứa một lượng lớn canxi, uống sữa được cho là một trong những biện pháp khắc phục vấn đề axit dạ dày tốt nhất.

– Trà hoa cúc: Trà thảo dược có tác dụng làm dịu acid trong dạ dày và hạn chế tiết acid dạ dày. Nên uống từng ngụm nhỏ, khi trà ấm. Không nên uống trà quá nóng vì điều này có thể kích hoạt sản xuất acid dạ dày nhiều hơn.

– Kẹo gừng: Gừng được biết đến như một thảo dược có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Kẹo gừng được khuyên dùng trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

– Táo: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong táo, thậm chí là giấm táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày. Mặc dù táo có tính axit tuy nhiên táo có chứa axit và các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa acid dạ dày bên trong cơ thể của bạn.

– Chuối: có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nhất là các loại vitamin B6, B12 có tác dụng trung hòa axit dư trong dạ dày, giảm viêm tấy và sưng phồng đường ruột.

– Khoai tây, khoai lang và bí đỏ: có chứa thành phần tinh bột rất cao có tác dụng chuyển hóa glucose giúp bảo vệ dạ dày, lượng axit có trong dạ dày sẽ bị tinh bột trung hòa, giảm đi cảm giác ợ nóng khó chịu. Bí đỏ không chỉ cùng cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể mà còn có tác dụng thanh lọc, giải độc và chữa lành vết viêm loét hiệu quả.

– Dưa chuột: có tính mát, thanh nhiệt, dưa chuột cũng có tính kiềm, tuy nhiên lượng kiềm và axit có trong dưa chuột không làm ảnh hưởng tới cơ vòng thực quản dưới.

Kết luận

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể. Các trường hợp dư thừa hay thiếu hụt axit đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bệnh dư axit trong dạ dày là một căn bệnh không quá nguy hiểm, nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời.

VITOS – BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA BỆNH NHÂN DẠ DÀY!

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000