Thượng vị là khu vực tập trung nhiều bộ phận nội tạng của cơ thể. Nếu bạn đang bị những cơn đau thượng vị quấy rầy ảnh hưởng đến cuộc sống. Có thể các cơ quan tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày,… Vậy hiện tượng đau thượng vị là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thượng vị nằm ở đâu?
Theo Giải phẫu học, ổ bụng được chia thành 9 phần, lần lượt từ phải sang trái, từ trên xuống dưới bao gồm:
- Hạ sườn phải: Gồm thuỳ phải gan, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.
- Thượng vị: Gồm thuỳ trái gan, phần lớn dạ dày, tâm vị, môn vị, mạc nối gan dạ dày, tá tràng, tụy, đoạn đầu động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.
- Hạ sườn trái: Gồm lá lách, một phần dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái.
- Vùng hông phải (mạng mỡ phải): Gồm đại tràng lên, ruột non, thận phải.
- Vùng quanh rốn: Gồm mạc nối lớn, đại tràng ngang, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, niệu quản hai bên, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.
- Vùng hông trái (mạng mỡ trái): Gồm đại tràng xuống, ruột non, thận trái.
- Hố chậu phải: Gồm có manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải (ở nữ), động mạch chủ gốc phải, hệ thống hạch bạch huyết, một phần cơ đáy chậu.
- Hạ vị: Gồm ruột non, trực tràng, đại tràng Sigma, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, tử cung (nữ), hai vòi trứng, dây chằng rộng, dây chằng tròn, động tĩnh mạch tử cung.
- Hố chậu trái: Gồm có ruột non ( đoạn có túi thừa mecken), buồng trứng trái (ở nữ), đại tràng Sigma, hệ thống hạch bạch huyết, một phần cơ đáy chậu,phía sau cùng hố thắt lưng có thận và niệu quản.
Vậy vùng thượng vị nằm ở đâu? Theo mắt thường quan sát, thượng vị là vùng trung tâm phía trên của bụng. Vị trí của vùng thượng vị nằm ở điểm giữa của đoạn thẳng nối mũi ức đến rốn.
Đau thượng vị là gì?
Đau thượng vị chỉ những cơn đau cảm nhận ở vùng giữa bụng trên, giữa xương sườn và bụng. Cơn đau có thể nhẹ hoặc dữ dội, tùy từng trường hợp. Đau có thể lan từ 1 vùng đến một phần khác của cơ thể. Cơn đau này khác hoàn toàn so với những cơn đau thông thường và có thể nhận biết rõ ràng được.
Đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được lưu ý đến. Thông thường, đó là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày và viêm tụy. Phụ nữ mang thai có thể bị đau thượng vị do tăng áp lực bụng và thay đổi nội tiết tố làm chậm quá trình tiêu hóa. Chứng bệnh này cũng có thể phát sinh từ các điều kiện làm suy yếu quá trình tiêu hóa bình thường. Chẳng hạn như loét dạ dày, thoát vị hiatal hoặc sỏi mật. Trong những trường hợp này, nó có thể xảy ra thường xuyên sau bữa ăn, và bệnh có thể chuyển thành mãn tính.
Một số người bị đau vùng thượng vị nhẹ xảy ra sau khi ăn và giảm nhanh chóng. Mặt khác, có những người có cảm giác nóng rát vô cùng khó chịu ở bụng, ngực và cổ.
Các triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm đầy hơi bụng, táo bón , tiêu chảy và nôn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số ít trường hợp, đau vùng thượng vị là do các bệnh về tim.
– Đau thượng vị là đau ở đâu
Vị trí cơn đau vùng thượng vị nằm ở vùng bụng trên ngay dưới xương sườn. Thông thường, cơn đau xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc khi nằm quá sớm sau khi ăn. Thông thường, người bệnh còn cảm nhận được các vấn đề tiêu hóa khác như trào ngược, ợ nóng,…
Triệu chứng đau thượng vị
Các kiểu đau thượng vị
- Đau vùng ức
Những cơn đau ở vùng ức ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở, tức ngực. Đi kèm là các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi.
- Đau âm ỉ râm ran vùng bụng trên
Những cơn đau thượng vị lúc này không dữ dội nhưng gây cảm giác khó chịu. Đau râm ran kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người bệnh.
- Ợ hơi
Ợ hơi là tình trạng những cơn đau xuất hiên với mức độ nhẹ. Tình trạng đau có thể kèm theo các biểu hiện như tức ngực, ợ nóng, ợ hơi,… Cơn đau với tần suất không nhiều, bệnh nhân có thể chịu đựng được.
- Nóng rát dạ dày
Hiện tượng đau thượng vị thường khiến người bệnh cảm giác nóng rát, cồn cào ở dạ dày. Từ đó, có thể dẫn đến các triệu chứng khác như đau, mệt mỏi, chướng bụng. Đôi khi, chúng ta có thể nhầm lẫn nóng rát dạ dày với biểu hiện khó tiêu, cồn ruột khi vừa ăn đồ cay nóng.
- Đau thượng vị lan ra sau lưng
Khi các vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng, cơn đau không chỉ xuất hiện ở vùng thượng vị mà còn lan ra sau lưng. Đau thượng vị lan ra sau lưng âm ỉ kéo dài khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi.
Các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, liên tục và với tần suất ngày càng tăng. Bệnh nhân có cảm giác đau nhói xuyên qua lưng, nóng rát lan lên phía trên ngực.
Lúc này, người bệnh không nên chủ quan bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày giai đoạn sớm,…
- Đau thượng vị lan tỏa lên ngực
Tình trạng có cảm giác đau lan tỏa lên ngực là do lớp niêm mạc dạ dày đang bị tác động bởi axit dịch vị. Do axit dịch vị tiết ra quá nhiều so với mức cần thiết làm ảnh hưởng đến niêm mạc gây ra cơn đau thượng vị.
- Đau nhói vùng bụng trên
Bệnh nhân có thể có cảm giác nhói bất chợt vùng thượng vị, có thể sau khi ăn. Cảm giác cơn đau như dao đâm trong trường hợp thủng dạ dày.
- Đau thắt vùng thượng vị
Những cơn đau thắt thượng vị đem đến cảm khó chịu, cơn đau đột ngột như bị bóp nghẹt vùng thượng vị, có thể kèm theo các cảm giác chướng bụng, buồn nôn…
- Đau quặn từng cơn
Đau quặn từng cơn vùng thượng vị chỉ cơn đau xuất hiện nhưng không kéo dài mà chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhất định. Cơn đau này thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày và không có một thời gian cụ thể.
Thông thường khi xuất hiện đau thượng vị từng cơn, thì cơn đau thường gây co thắt khiến cho bệnh nhân đau đớn vô cùng. Vì vậy mà sau khi trải qua cơn đau, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, toát mồ hôi, chán ăn.
Đau thượng vị xuất hiện khi nào?
- Đau về đêm
Đau thượng vị về đêm là hiện tượng thường có chu kỳ lặp lại, diễn ra vào khoảng 1 – 2 giờ sáng. Ban đêm, vào thời điểm dạ dày không có thức ăn, dịch vị acid dạ dày tiết nhiều gây viêm loét, đau thượng vị. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, trào ngược dà dạy …
- Đau thượng vị buồn nôn
Đau thượng vị có thể đi kèm các triệu chứng trào ngược. Hiện tượng này khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, đặc biệt là sau khi ăn quá no. Cảm giác buồn nôn, ôn ói thường trực khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, khó chịu.
- Sau khi ăn
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, thức ăn ma sát trực tiếp với những ổ viêm loét dạ dày tạo cảm giác đau đớn khó chịu. Đặc biệt, khi người đau thượng vị hấp thụ những thực phẩm cay, chua, nóng,… sẽ khiến dạ dày bị kích ứng, khiến các cơ đau trở nên dữ dội hơn.
- Đau khi đói
Khi đói dạ dày không chứa thức ăn tuy nhiên dịch acid dạ dày vẫn tiết ra dẫn đến hiện tượng đau
- Đau thượng vị đi ngoài
Đau thượng vị đi ngoài xảy ra do dạ dày bị kích thích, khiến người bệnh đau bụng, đi kèm tiêu chảy, phân dạng lỏng. Viêc đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể người bệnh bị mất nước, thiếu chất điện giải, gây xanh sao, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây đau thượng vị
Đau thượng vị thường xảy ra bởi các nguyên nhân sau:
- Khó tiêu: Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn. Khi một người ăn thứ gì đó, dạ dày sẽ tạo ra axit để tiêu hóa thức ăn. Đôi khi, axit này có thể gây kích ứng niêm mạc của hệ thống tiêu hóa.
- Do trào ngược dịch vị axit: Khi người bệnh bị trào ngược thực quản, khiến cho cổ họng bị rát, đau tức vùng ngực. Lâu ngày, bệnh đau thượng vị sẽ dần xuất hiện với những triệu chứng như ợ nóng, chua miệng, khó tiêu, khàn giọng, ho khan, thậm chí là phát triển khối u trong cổ họng.
- Do ăn nhiều: Việc người bị đau thượng vị do ăn quá nhiều, dẫn đến dạ dày phải làm việc cật lực để tiêu hóa thức ăn, tạo áp lực lên các bộ phận xung quanh, gia tăng các cơn đau.
- Sử dụng chất kích thích nhiều: Nhiều người bị đau thượng vị do có thói quen uống rượu, bia thường xuyên, sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây lở loét, viêm nhiễm nghiêm trọng. Từ đó, dẫn đến việc đau tại vùng thượng vị.
- Các vấn đề về dạ dày: Hẹp môn vị, viêm dạ dày tá tràng mạn tính, loét dạ dày, các cơn đau âm ỉ, kéo dài
- Do ợ chua: Thông thường sau mỗi bữa ăn, người bệnh có biểu hiện ợ chua, ợ nóng, sẽ khiến dịch vị axit bị trào ngược, gây đau tức ở vùng thượng vị.Nguyên nhân đau thượng vị do viêm dạ dày: Tình trạng này xảy ra khi hệ đường ruột bị nhiễm khuẩn, lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây đau đớn ở vùng dưới xương ức.
- Do mang thai: Trong quá trình mang thai, thai phụ thường có triệu chứng ốm nghén khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời, việc tử cung mở rộng sẽ gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh, gây ra tình trạng đau nhức này.
- Do túi mật bị rối loạn: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị sỏi mật, khiến các túi mật không thể mở được. Điều này khiến người bệnh bị đau bụng, đầy hơi, vàng da, đi ngoài phân có màu đen.
- Bệnh về tụy: như viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu, viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy
- Viêm đại tràng cấp, mạn tính: cơn đau thường kèm táo bón kéo dài, cơn đau âm ỉ, không rầm rộ
- Không dung nạp lactose: Lactose là một loại đường có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nó giúp cung cấp năng lượng, thúc đẩy các lợi khuẩn đường ruột phát triển. Thiểu Lactose có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, chuột rút và đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn mửa, bệnh tiêu chảy
- Có thể do các bệnh tim mạch nhưng ít xảy ra
- Đau bụng giun ở trẻ em
- Thoát vị cơ hoành: Thoát vị cơ hoành xảy ra khi một phần ở dạ dày bị đẩy vào cơ hoành thông qua các lỗ ở thực quản. Nguyên nhân thường có liên quan đến cấu trúc cơ hoành yếu hoặc một tai nạn tác động đến vùng thượng vị.
Đau thượng vị cảnh báo bệnh gì?
Các bệnh cấp tính
Cơn đau thượng vị cấp tính xuất hiện đột ngột thì rất có thể người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày, hay viêm tụy cấp…
Các bệnh liên quan đến dạ dày
Dạ dày nằm đa phần ở khu vực thượng vị. Vì vậy khi cơn đau xuất hiện, không ngoài khả năng bạn đã mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Đau thượng vị có nguyên nhân từ dạ dày thường là cơ. đau lẩm nhẩm, đau âm ỉ, kéo dài. Bạn nên chú ý các bệnh viêm, loét dạ dày-tá tràng mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, viêm đại tràng, loét dạ dày… Đôi khí là các vấn đề khác như nhiễm giun sán, viêm tụy mạn…
Các bệnh lý gan mật
Cơn đau quặn mật: nằm ở hạ sườn phải, hoặc thượng vị lan lên vài hoặc xuyên ra sau lưng, có thể kèm theo nôn; Viêm túi mật cấp hay viêm đường mật; Áp-xe gan: Sốt, đau, gan to, ấn kẽ sườn thấy đau….
Viêm ruột thừa
Triệu chứng thường thấy là đau thượng vị dạ dày kèm sốt nhẹ trước khi di chuyển xuống hố chậu phải.
Cách chẩn đoán đau thượng vị
- Xét nghiệm nước tiểu: Có thể xác nhận các rối loạn khác liên quan đến đường tiết niệu có thể dẫn đến đau vùng thượng vị.
- Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ xác định lượng máu bất thường ở các cơ quan và chẩn đoán nguyên nhân gây đau thượng vị. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu cũng có thể đánh giá chức năng gan, tuyến tụy và tốc độ máu lắng để xác định tình trạng viêm trong cơ thể.
- Chụp X-quang: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát khoang bụng, bao gồm khu vực thượng vị, thận, bàng quan và niệu quản để kiểm tra các bệnh lý liên quan.
- Nội soi: Có thể giúp bác sĩ đánh giá các vấn đề ở thực quản như viêm hoặc tăng trưởng quá mức. Nội soi cũng có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khi cần thiết
- Kiểm tra chức năng tim: Để kiểm tra xem tim có liên quan đến đau thượng vị hay không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện điện não đồ hoặc xét nghiệm căng thẳng.
Điều trị đau thượng vị
Mẹo chữa đau thượng vị tại nhà
- Dùng Gừng: Tương tự như trà Hoa Cúc, nước gừng ấm giúp cơn đau dịu đi, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể dùng vài lát nghệ tươi đem đun sôi với 350ml nước, cho vài giọt mật ong để tăng tác dụng.
- Trà quế: Người bệnh dùng 1 thanh quế dài khoảng 4-5cm đen đun sôi với 300ml nước trong 10 phút. Sau đó bạn có thể dùng khi còn ấm, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lý trà quế.
- Nước ép lô hội: Sử dụng nước ép lô hội trước khi ăn có thể làm dịu vùng thượng vị và ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày.
- Mẹo trị bằng sữa chua: Sữa chua có tác dụng giảm đau rất diệu kỳ, bạn có thể dùng bất kỳ sản phẩm sữa chua nào được bán trong siêu thị. Sau khi ăn khoảng 20 phút bạn sẽ thấy cơn đau được giảm thiểu khá rõ rệt.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu, làm dịu dạ dày, giảm chứng ợ nóng và cải thiện các cơn đau ở vùng thượng vị.
Chữa đau thượng vị uống thuốc gì?
Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị đau thượng vị dạ dày hoặc khi người bệnh nôn liên tục. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa sản xuất axit dạ dày dư thừa hoặc điều trị nhiễm trùng.
Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng axit: Bao gồm các muối nhôm và magiê giúp ngăn ngừa sản xuất axit dư thừa và cải thiện tình trạng đau thượng vị.
- Thuốc hẹn H2: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa axit dạ dày sản xuất quá mức và thường được kê đơn để điều trị viêm loét dạ dày.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng viêm và sốt.
Đau thượng vị có nguy hiểm không?
Đau vùng thượng vị không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra với các triệu chứng đe dọa tính mạng khác, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Trong các trường hợp bệnh mãn tính hoặc nghiêm trọng cần được xem xét, đánh giá và điều trị phù hợp.
Các triệu chứng kéo dài một vài ngày hoặc xảy ra hơn hai lần một tuần được xem là một tình trạng y tế cần được điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu như:
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Có áp lực dữ dội hoặc đau thắt ở ngực
- Ho ra máu
- Có máu trong phân
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ
- Sốt cao
- Mệt mỏi hoặc mất ý thức
Vitos – Thực phẩm hỗ trợ điều trị đau thượng vị do bệnh dạ dày
Vitos là thực phẩm chức năng chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, tá tràng với thành phần 100% dược liệu thiên nhiên, được trải qua những quy trình kiểm nghiệm khắt khe từ những vùng nguyên liệu tươi đạt tiêu chuẩn GACP, đap ứng được chất lượng và độ hiệu quả, không tác dụng phụ của sản phẩm.
Thành phần thiên nhiên bao gồm: Lá khôi tía, Trữ ma căn, Vỏ vối rừng, Bột uất kim, Bột Ô tặc cốt, Bột Hoài Sơn, Bột Quế Nhục, Nga truật
Công dụng nổi bật:
- Giảm đau, kháng viêm, giảm axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ ợ hơi ợ chua do viêm loét tá tràng, giúp Dạ Dày chắc khỏe
- Hỗ trợ các triệu chứng Viêm loét dạ dày, hành tá tràng, nóng rát, khó chịu thượng vị
- Hỗ trợ giảm đau xung huyết hang vị, viêm thực quản do trào ngược, vi khuẩn HP và triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu
- Giúp bổ tỳ, kiện vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày do chảy máu và loét dạ dày, tá tràng tái phát
- Làm tăng cường bài tiết mật, kích thích tiêu hóa, làm giảm acid dịch vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày nhanh chóng
- Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng
Kết luận
Đau thượng vị là triệu chứng không nguy hiểm. Bệnh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên. Chính vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc đến các cơ sở thăm khám kịp thời. Gọi ngay đến hotline 0972.261.222 để được tư vấn trực tiếp về lộ trình chữa đau thượng của chuyên gia vitos nhé.
VITOS – BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA BỆNH NHÂN DẠ DÀY!