Rate this post

Đau dạ dày vốn là bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay. Tình trạng đau dạ dày khi mang thai cũng là một trong những vấn đề về sức khỏe rất quan trọng mà mẹ bầu thường gặp phải. Bệnh lý này gây ra khá nhiều rắc rối trong sinh hoạt và điều trị vì đây là thời gian nhạy cảm đối với những bà mẹ. Vậy bệnh có những triệu chứng và nguyên nhân do đâu? Và có nguy hiểm không khi bị đau dạ dày khi mang thai?

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai cũng là những triệu chứng mà người bình thường hay gặp phải. Chính vì vậy nên một số triệu chứng thường bị nhầm với ốm nghén. Vậy nên khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây thai phụ nên lưu ý hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân

  • Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng: Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi mẹ bầu ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy vậy, buồn nôn cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.
  • Nóng rát dạ dày: Thông thường mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
  • Đau rát dạ dày: Tuần thứ 7 với thứ 8, dạ dày bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn đau thường biểu hiện ngay ở vùng thượng vị. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía bên trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.
  • Phân lẫn máu: Trong trường hợp chảy máu dạ dày thì đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này ít khi xuất hiện, nhưng nếu thấy dấu hiệu như vậy thì mẹ bầu cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Chướng bụng: Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
  • Chán ăn: Người bị đau dạ dày thường thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thi nhi nhẹ cân.

Vì sao phụ nữ có thai dễ bị đau dạ dày

Trong khi mang thai cơ thể và nội tiết tố có phần thay đổi khiến phụ nữ trong lúc mang thai dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn. Cụ thể có những nguyên nhân chính sau đây:

Vì sao phụ nữ có thai dễ bị đau dạ dày

  • Ốm nghén: Ốm nghén là hội chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Hội chứng này đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn và nôn mửa thường xuyên. Mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng ốm nghén có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa, kích thích dạ dày co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và phát sinh cơn đau.
  • Nội tiết tố bất ổn: Khi mang thai, hormone progesterone có xu hướng tăng lên đột ngột. Hormone này có chức năng giữ bào thai trong tử cung và hạn chế nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên progesterone tăng lên bất thường có thể khiến nhu động ruột giảm, làm tăng áp lực ổ bụng và gây kích thích dạ dày. Lúc này dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch vị, co bóp quá mức và thường xuyên phát sinh cơn đau.
  • Tử cung giãn nở: Để đảm bảo đủ không gian cho thai nhi phát triển, tử cung bắt đầu giãn nở từ tháng thứ 4 thai kỳ. Hoạt động này vô tình làm tăng áp lực ổ bụng, gây kích thích dạ dày và ống hậu môn. Thống kê cho thấy, 80% mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ gặp phải các vấn đề tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là đau dạ dày và bệnh trĩ.
  • Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa và dạ dày. Thai phụ có thể bị đau dạ dày do tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn một cách đột ngột, ăn quá nhiều trái cây có vị chua, thường xuyên ăn đêm, uống cà phê, rượu bia,…
  • Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng trong thời gian mang thai xuất phát từ nội tiết tố bất ổn, lo lắng về việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Căng thẳng có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh não – ruột khiến nhu động ruột giảm, dạ dày co bóp và bài tiết axit quá mức.

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất lao động.

Có 1 số trường hợp đau dạ dày còn có thể là biểu hiện của các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản….Đối với bệnh lý này, cần phải được tiến hành kiểm soát để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

  • Thai phụ nhẹ cần, cơ thể xanh xao và suy nhược.
  • Trẻ sinh ra ốm yếu và có hệ miễn dịch kém.
  • Hình thành ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản.

Tuy không phổ biến nhưng đau dạ dày khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Chính vì thế nếu nhận thấy đau dạ dày khởi phát với tần suất dày đặc và mức độ nghiêm trọng. Mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các biện pháp điều trị an toàn.

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không

 

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường gặp những biểu hiện nôn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu của ốm nghén những biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện của đau dạ dày. Thế nhưng nếu chỉ là bị ốm nghén thì mẹ bầu sẽ không gặp phải những biểu hiện của đau dạ dày như ợ chua, trào ngược, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

Đau dạ dày khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của cơn đau này là do trong 3 tháng đầu tiên của thai kì dạ dày phải chịu áp lực do tình trạng nôn nhiều, thêm nữa là tử cung sẽ phát triển to lên để phù hợp với kích thước đang lớn dần lên của thai nhi. Tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone progesterone. Hormone này có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm gia tăng các cơn đau dạ dày, đầy bụng và tiêu chảy ở thai phụ. Tuy nhiên, đau dạ dày trong 3 tháng đầu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai.

Như đã nói ở trên, đau dạ dày khi mang thai không phải là vấn đề quá nguy hiểm nhưng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai. Sảy thai là hiện tượng thường xuất hiện trước tuần thứ 12 của thai kỳ. Vì thế nếu bạn bị đau dạ dày cùng với các dấu hiệu sảy thai khác, hãy gọi cho bác sĩ:

  • Đau thắt hoặc chuột rút ở bụng
  • Đau hoặc chuột rút ở lưng
  • Xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu
  • Thấy chất lỏng từ âm đạo
  • Tuy nhiên cũng có người không thấy bất kỳ dấu hiệu nào

Bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối

Với những mẹ bầu đã có tiền sử bị đau dạ dày thì việc căn bệnh này xuất hiện trở lại khi mang thai là việc cũng dễ hiểu. Tuy nhiên với một số mẹ bầu khác thì đau dạ dày lại chỉ xuất hiện kể từ khi mang thai, nguyên nhân chính của hiện tượng này là:

  • Những tháng cuối khi thai nhi phát triển, phần tử cung to dần lên chèn ép vào vị trí của dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thức ăn ứ đọng, đầy hơi, tiết dịch vị làm tổn thương dạ dày và bệnh đau dạ dày xuất hiện.
  • Nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai bị rối loạn và lượng dịch vị tiết ra không thể kiểm soát được khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn
  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai thường là bổ sung nhiều đường, sữa, tinh bột, điều này làm cho hệ tiêu hóa căng thẳng hơn.
  • Do nhiễm khuẩn HP

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp và bạn không cần quá lo lắng vì điều này. Nhưng hãy nhờ trợ giúp từ bác sĩ bất cứ khi nào bạn cần tư vấn. Bởi tuy không nguy hiểm nhưng đau dạ dày có thể khiến mẹ chán ăn, điều này liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng mà mẹ bầu cung cấp cho cơ thể và ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu tình trạng chán ăn kéo dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ.

Ngăn ngừa đau dạ dày khi mang thai

Ngăn ngừa đau dạ dày khi mang thai

Mẹ bầu cần phải điều trị đau dạ dày nếu như cơn đau nhiều, liên tục và không có dấu hiệu giảm. Lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ để tiến hành khám và được bác sĩ tư vấn điều trị. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu thường sẽ không được chỉ định kháng sinh hay giảm đau vì nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi; thay vào đó là thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi.

  • Thay vì ăn 3 bữa lớn có thể chia thành các bữa nhỏ hơn.
  • Nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và mềm như: súp, sữa, trứng, cháo, mì. Ăn các loại thực phẩm được luộc, hấp mềm.
  • Uống các loại nước hoa quả để tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp vitamin cho thai nhi
  • Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào, nướng, đồ cay nóng.
  • Không để dạ dày ở trạng thái trống rỗng khi mang thai, điều này có thể gây có thắt và đau đớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
  • Không nên vận động hay nằm ngay sau khi ăn, dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Không ăn quá nhanh hay quá no. Mẹ bầu nên ăn chậm rãi, nhai từ từ để làm tăng bài tiết của nước bọt và ngăn chặn việc axit dạ dày được tiết ra một cách ồ ạt.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, các loại thực phẩm khô cứng, đồ muối chua.

Thức khuya, căng thẳng, stress cũng có thể gây ra đau dạ dày khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế căng thẳng thấp nhất có thể, lên kế hoạch nghỉ ngơi và thư giãn sao cho hợp lý. Một số kỹ thuật thư giãn mà mẹ bầu có thể áp dụng đó là yoga, thiền, đi bộ hay bơi lội. Những bộ môn này vừa giúp khỏe khoắn vừa làm tâm trạng vui vẻ hơn.

Kết luận

Hi vọng rằng những thông tin về bệnh lý về Đau dạ dày khi mang thaiDạ dày Vitos vừa chia sẻ trên đây đã giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn điều trị bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0972.261.222

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000