Đau dạ dày là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa có tỉ lệ người mắc cao nhất. Nguy hiểm hơn, đau dạ dày có lây không? Nếu câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh đau dạ dày từ người thân bị mắc bệnh một cách dễ dàng mà không hay biết. Chuyên gia Vitos sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để phòng bệnh đau dạ dày một cách tốt nhất.
Tìm hiểu chung về đau dạ dày – Đau dạ dày có lây không?
Đau dạ dày là gì?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có lây không, bạn cần hiểu được đau dạ dày là bệnh gì. Đau dạ dày là tình trạng xuất hiện các vùng tổn thương viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Người bị đau dạ dày thường xuyên cảm thấy các cơn đau âm ỉ, có khi kéo dài. Cơn đau xuất cả khi đói, khi no, vừa ăn xong cũng có thể gặp phải những cơn đau vô cùng khó chịu này.
Đau dạ dày có lây không còn tùy thuộc vào nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải bệnh lý này. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dạ dày phải kể đến như vi khuẩn Hp, chế độ ăn uống, uống rượu bia…
Vị trí đau dạ dày ở đâu, chuyên gia Vitos đã chia sẻ tại bài viết này.
Đau dạ dày có tự khỏi được không
Đau dạ dày ở mức độ nhẹ, khi chưa phát triển thành mạn tính, cơ thể sẽ tự điều chỉnh, làm hồi phục chức năng dạ dày mà không cần sử dụng dược liệu. Bởi khi tình trạng chưa nghiêm trọng, nguy cơ gặp phải các biến chứng thấp, một số trường hợp tự lành bệnh mà không cần tới y tế đã được ghi nhận.
Cần lưu ý rằng, không phải tự nhiên mà các trường hợp người bị đau dạ dày tự khỏi được, để có được kết quả đó, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ sinh hoạt. Người bị đau dạ dày cần hạn chế tối đa các thực phẩm có tính axit cao trong bữa ăn hàng ngày, không ăn đồ ăn cay nóng hay đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đồ ngọt, đồ uống có cồn cần không được sử dụng trong thời gian bị bệnh. Đặc biệt, với người bị đau dạ dày, ăn uống đúng giờ, điều độ là việc nhất định phải thực hiện.
Tuy nhiên, với trường hợp bị bệnh nặng hơn, đặc biệt là các trường hợp bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, gần như không thể tự khỏi được, người bệnh cần sử dụng đúng sản phẩm để phục hồi bệnh tận gốc.
Đau dạ dày đi ngoài ra máu
Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau dạ dày đang trở nên nghiêm trọng hơn. Tại sao lại có hiện tượng đi ngoài ra máu? Đó là bởi, lúc này, các tổn thương ở niêm mạc dạ dày đã trầm trọng, viêm loét và ăn sâu vào các lớp dưới niêm mạc, làm giãn nở các mao mạch máu tại đây.
Lúc này, rất có thể dạ dày đã bị xuất huyết, máu lẫn vào thức ăn và được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen. Màu đen càng đậm cho thấy mức độ xuất huyết dạ dày càng nghiêm trọng.
Bệnh đau dạ dày có lây không?
Vậy đau dạ dày có lây không? Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chỉ những trường hợp bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp mới có thể truyền bệnh cho người khác. Đó là bởi, vi khuẩn Hp có khả năng lan truyền từ người sang người. Loại vi khuẩn này sinh trưởng tốt trong môi trường axit dạ dày và có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong khoảng vài giờ. Khi vi khuẩn Hp tìm được vật chủ mới, chúng nhanh chóng tăng sinh và khiến người bệnh bị đau dạ dày.
Số liệu thống kê cho thấy, trong số các trường hợp bị bệnh đau dạ dày có đến hơn 80% là do tác nhân gây bệnh – vi khuẩn H.pylori.
Dưới đây là những con đường lây nhiễm chủ yếu, có nguy cơ cao dẫn truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác.
- Qua đường miệng – miệng: đây là con đường truyền nhiễm chủ yếu của vi khuẩn Hp. Qua việc tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh, vi khuẩn H.pylori sẽ có cơ hội được “di chuyển” dang một môi trường sống mới – đó là cơ thể một người khác. Chính vì vậy, trong một gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp thì những người còn lại đều có nguy cơ rất cao mắc phải loại vi khuẩn này.
- Qua đường phân: các chất bài tiết ra bên ngoài như phân của người nhiễm vi khuẩn Hp cũng là nơi trú ngụ của loại vi khuẩn này. Nếu không vệ sinh tay chân sạch sẽ, rất có thể vi khuẩn vẫn còn bám lại. Các tiếp xúc của tay với các vật khác sẽ làm lan truyền vi khuẩn Hp.
- Đường lây truyền khác: dùng chung các thiết bị y tế như dụng cụ nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng,… Các dụng cụ y tế này không được tiệt trùng đúng cách sau khi khám cho người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp vô tình làm lan truyền vi khuẩn này sang người khác.
Đau dạ dày tái đi tái lại do đâu?
Đau dạ dày có lây không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Nhiều người bị đau dạ dày sau khi thực hiện các biện pháp và có hiệu quả, tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sau đó, họ lại chủ quan, khi khỏi bệnh rồi không còn thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Điều này khiến bệnh tái lại lúc nào không hay. Khi chính bản thân người bệnh còn chưa nhận ra bệnh đau dạ dày của bản thân, rất có thể họ đã vô tình truyền bệnh cho người khác.
Vậy đau dạ dày Hp tái phát do đâu? Chuyên gia dạ dày Vitos nhận thấy có ba điều mà hầu hết người bệnh đều vi phạm, khiến bệnh lý quay trở lại.
Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, thiếu khoa học
Chế độ sinh hoạt bao gồm các hoạt động liên quan đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc của một người. Ăn uống tùy tiện, không đảm bảo chất dinh dưỡng, bỏ bữa, thức khuya… là những thói quen sinh hoạt không hề tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa nói chung và ảnh hưởng đến dạ dày của người bệnh.
Rất nhiều người bệnh, đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi, rất nhiều trong số “sống về đêm”, chủ quan với sức khỏe bản thân. Sau khi thực hiện người bệnh trở lại với cuộc sống, công việc hàng ngày, đối mặt với stress, công việc bận rộn. Chính lối sống, chế độ sinh hoạt này là nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày tái đi tái lại.
Do đó, dù là người bệnh hay có sức khỏe tốt, mỗi người đều nên tự xây dựng lối sống khoa học và duy trì thực hiện.
Không tuân thủ lời khuyên bác sĩ khuyến cáo
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra phương pháp phù hợp. Phác đồ sẽ cho hiệu quả mong muốn nếu người bệnh thực hiện theo đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn của bác sĩ, trong khoảng thời gian được khuyến cáo.
Nhưng vì rất nhiều lý do, như công việc bận rộn, khiến người bệnh không thực hiện theo đúng chỉ dẫn, thậm chí có người còn bỏ dở điều trị. Điều này làm tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn và khó chữa, nguy hiểm hơn, sự chủ quan này còn có thể làm bệnh đau dạ dày trở thành mãn tính, tái đi tái lại.
Phương pháp không đúng cách, trị triệu chứng không tận gốc
Hơn 80% người bị bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp. Người bị bệnh do tác nhân này, nếu không xử lý bệnh tận gốc rễ, chắc chắn sẽ tái đi tái lại.
Vi khuẩn Hp là một trong rất ít loại vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường axit dịch vị. H.pylori có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, từ đó làm tổn thương các tế bào niêm mạc, gây viêm, gây sưng.
Không sử dụng đúng loại phù hợp với cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ không được loại bỏ. Nhiều người bệnh nghe theo câu “có bệnh thì vái tứ phương” ai mách cách gì, dùng sản phẩm không chính hãng. Những cách này chỉ cho hiệu quả giảm triệu chứng tạm thời, nhưng không thể ức chế được vi khuẩn Hp hoàn toàn.
Khi vi khuẩn Hp còn tại trong dạ dày, bệnh đau dạ dày sẽ tái phát trở lại.
Chữa đau dạ dày – Loại bỏ nguy cơ “đau dạ dày có lây không?”
Hiện nay đau dạ dày nói chung và cách giảm đau dạ dày do vi khuẩn Hp nói riêng, các loại kháng sinh là lựa chọn hàng đầu. Thuốc kháng sinh có thành phần chuyên biệt với khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có nguy cơ gây ra tác dụng phụ.
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng các loại kháng sinh trong cho người bệnh dạ dày cần được chỉ định bởi bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua sản phẩm và sử dụng tại nhà.
Đông y chữa đau dạ dày có lây không?
Khác với chữa bằng tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có thể gây hại, sản phẩm của đông y không có các thành phần có tác dụng, làm lành các tổn thương tại dạ dày, đồng thời sản phẩm Đông y còn có các thành phần có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể giúp người bệnh sớm hồi phục hồi chức năng ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng. Các bài chưa dạ dày m nam y, đông y được điều chế từ thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe bệnh nhân bệnh dạ dày.
Tuy nhiên, sử dụng đông y theo thang yêu cầu người bệnh phải thực hiện tự nấu tại nhà trong nhiều giờ. Chuẩn bị kỳ công, cần nhiều thời gian. Điều này gây nhiều bất tiện cho người bệnh là dân văn phòng, bận rộn.
Đau dạ dày có truyền nước được không?
Truyền nước giúp bù điện giải, bù muối,… cho người bệnh một cách nhanh chóng. Các chất được truyền thẳng vào tĩnh mạch, nhanh chóng được đưa đến tế bào khắp cơ thể.
Tùy vào tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước hay không. Đối với những trường hợp, bệnh nhân bị đau dạ dày nôn nhiều, dẫn đến mất nước, thiếu chất,… người bệnh sẽ được truyền nước để hồi phục thể trạng nhanh chóng.
Cần lưu ý rằng, truyền nước không phải là cách hỗ trợ cho bệnh dạ dày, truyền nước có tác dụng bổ sung nước, các chất… để cơ thể hồi phục.
Đau dạ dày có được uống C sủi không?
C sủi – viên uống rất giàu vitamin C, được rất nhiều người sử dụng và uống mỗi ngày. Đau dạ dày có lây không? Có uống được C sủi không?
Các chuyên gia khuyến cáo: vitamin C rất tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, với C sủi – nguồn cung rất giàu vitamin C. Khi uống C sủi, cơ thể hấp thụ quá nhiều hàm lượng vitamin này mỗi ngày.
Nạp lượng lớn vitamin C vào cơ thể sẽ dẫn đến những tác động không mong muốn đến sức khỏe người bệnh dạ dày.
Thay vào đó, bệnh nhân nên hấp thụ vitamin bằng việc sử dụng các loại thực phẩm như ớt chuông, súp lơ, khoai tây, đu đủ, bắp cải…
Dạ dày Vitos
Dạ dày Vitos được chiết xuất từ những nguyên liệu an toàn như Trữ Ma Căn, Vỏ Gối Rừng, thành phần Nga Truật và đặc biệt là Uất Kim giúp trung hòa axit, giảm đau dạ dày, giảm viêm loét, bớt ợ chua. Uất Kim hay còn được gọi là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng hoặc cây nghệ. Thân củ gọi là khương hoàng còn củ con gọi là uất kim.
Theo y dược hiện đại, nghệ có nhiều ưu điểm như giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột; tác dụng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và ngăn ngừa ung thư; tác dụng khử khuẩn và mau lành vết thương. Theo Đông y, uất kim vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng.
Chính vì vậy mà Vitos giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng vượt trội, rút ngắn thời gian phát triển của bệnh. Ngoài ra không gây ra tác dụng phụ vì được các chuyên gia tư vấn sức khỏe của chúng tôi đồng hành cùng người bệnh trong suốt quá trình sử dụng. Bất kỳ khi nào khách hàng cần, Vitos đều có thể hỗ trợ với sự tận tình.
Kết luận
Đau dạ dày có lây không? Chắc chắn, sau khi đọc bài viết này, mỗi người đã có câu trả lời chính xác. Chuyên gia Vitos chúc mọi người sức khỏe, đẩy lùi bệnh dạ dày. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn chi tiết về bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0972.261.222.