Đau dạ dày có lây không là vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều người, bởi đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bởi có tới 26% dân số Việt Nam bị đau dạ dày, việc bệnh có thể bị lây nhiễm sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt và sức khỏe của chúng ta. Chính vì thế việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về khả năng lây nhiều của căn bệnh này nhé.
Đau dạ dày có lây không?
Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến ở xã hội ngày nay, vì nguyên nhân gây bệnh cũng rất nhiều và đa dạng. Các nguyên nhân chính có thể kể đến là: thường xuyên uống rượu bia, chế độ ăn uống thất thường, đầu óc căng thẳng kéo dài… Nhưng nguyên nhân nhiều người gặp phải nhất và cũng có thể lây nhiễm cao chính là do vi khuẩn Hp gây ra.
Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn sống trên niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này gây viêm loét, dẫn tới đau dạ dày. Các triệu chứng kèm theo thường là ợ chua, đau rát vùng thượng vị, ợ nóng… Loại vi khuẩn này được cho là có thể lây lan, bởi trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã phát hiện người nhà, có cùng quan hệ gia đình đều có gặp các triệu chứng tương tự, và dương tính với vi khuẩn Hp.
Đau dạ dày hoàn toàn có thể lây từ người sang người nếu là do vi khuẩn Hp gây ra.Việc không phòng tránh, trực tiếp tiếp xúc với người bị bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao.
Đau dạ dày lây qua những đường nào?
Bệnh đau dạ dày nếu xuất phát từ nguyên nhân như rượu bia, chế độ sinh hoạt hay stress,… thì sẽ không lây nhiễm sang người khác. Nhưng nếu người bệnh đau dạ dày bị bệnh do vi khuẩn Hp thì bệnh có thể lây nhiễm sang người khác, nhất là người thân trong gia đình. Vậy nguyên nhân nào khiến lây nhiễm vi khuẩn Hp sang người khác:
- Lây từ dạ dày qua miệng: Do thói quen ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là đồ sống bị nhiễm khuẩn Hp. Người bệnh lại thải ra ngoài môi trường, và vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm, tiếp tục vòng lặp lây bệnh nguy hiểm.
- Lây từ miệng qua miệng: Đây là con đường lây nhiễm bệnh khá phổ biến, vi khuẩn gây đau dạ dày có trong nước bọt sẽ bị văng ra ngoài khi hắt hơi, nói chuyện. Người đối diện có thể bị lây nếu nếu xúc với vi khuẩn Hp này khi giao tiếp.
- Qua vật trung gian: Do ruồi nhặng từ những nơi không sạch sẽ, chúng mang theo vi khuẩn Hp, khiến loại vi khuẩn này phát tán rộng hơn và nhanh hơn.
- Nguồn nước: Nguồn nước ngầm nếu không được xử lý sạch sẽ có thể bị lẫn vi khuẩn Hp do chất thải của người đau dạ dày thải ra.
- Một vài trường hợp khác: Vi khuẩn đau dạ dày cũng có thể lây nhiễm thông qua những dụng cụ, các thiết bị khám chữa bệnh chung tại các trung tâm y tế, đặc biệt là những thiết bị, dụng cụ nha khoa và nội soi dạ dày… nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
Đau dạ dày do lây nhiễm có triệu chứng gì?
Đau dạ dày do lây nhiễm từ vi khuẩn Hp cũng có những triệu chứng như tất cả các bệnh đau dạ dày do nguyên nhân khác. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:
- Đau bụng khó chịu: Người bệnh xuất hiện những cơn đau tức vùng bụng trên, đôi khi lan cả ra sau lưng. Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên.
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị do axit trong dạ dày tăng bất thường.
- Buồn nôn: Viêm loét dạ dày làm mất cân bằng tiêu hóa gây nên triệu chứng buồn nôn.
- Giảm cân đột ngột: Khi dạ dày hay tá tràng bị viêm loét, ngăn chặn khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn khiến cân nặng của người bệnh giảm đột ngột.
- Ăn không ngon: Đau sau khi ăn cũng là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày, điều này khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon.
- Xuất huyết dạ dày: Nôn ra máu kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào cũng là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để điều trị càng sớm càng tốt.
- Đi ngoài ra phân đen: Viêm loét khiến quá trình tiêu hóa không còn khả năng hoạt động bình thường dẫn đến chứng đi ngoài ra phân đen.
Đau dạ dày có lây không? – Phòng ngừa lây nhiễm đau dạ dày
Việc ăn uống sinh hoạt chung trong gia đình là điều khó có thể tránh khỏi, đây chính là lý do chính khiến lây nhiễm Hp trở nên dễ dàng hơn và ngày càng báo động. Vì vậy chúng ta nên có những biện pháp chủ động phòng ngừa để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp của bệnh. Cụ thể như sau:
- Những vật dụng cá nhân như bát đũa, muỗng thìa, cốc chén,… nên được sử dụng riêng đặc biệt là với người bệnh cho đến khi được điều trị dứt điểm. Tốt nhất có một khẩu phần ăn riêng đối với người bệnh đau dạ dày để hạn chế tối đa việc tiếp xúc.
- Không nên nhai mớm cơm cho con trẻ nếu bản thân đang bị đau dạ dày để tránh lây nhiễm do vi khuẩn Hp.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi ăn và đi vệ sinh.
- Bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn trung gian.
- Nên từ bỏ thói quen lấy tay chấm nước bọt từ miệng để đếm tiền hay tài liệu.
- Không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo để chế biến thức ăn như nước sông, ao, hồ,…
- Không nên dùng thìa, đũa ăn riêng gắp đồ ăn chung. Mỗi món cần có 1 thìa, đũa riêng để gắp.
Vi khuẩn Hp có chứa nhiều trong nước bọt, mảng cao răng và niêm mạc dạ dày của người bệnh dạ dày. Nên vi khuẩn được lan truyền chủ yếu qua đường ăn uống và thói quen ăn uống chung đụng chính là điều kiện tốt khiến tỷ lệ bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp ngày càng tăng cao. Ngoài ra, ăn uống hàng quán vỉa hè vệ sinh không đảm bảo cũng khiến cho tỷ lệ này tăng cao do thực phẩm và dụng cụ ăn uống chưa được vệ sinh đúng cách.
Đau dạ dày có lây không? – Mức độ nguy hiểm của lây nhiễm đau dạ dày
Đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trường hợp không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều loại bệnh lý mãn tính ở dạ dày vì lý do khó điều trị dứt điểm cũng như dễ dàng tái nhiễm lại do nhiễm vi khuẩn Hp. Do đó, những người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư dạ dày:
- Có khoảng 90% người bị bệnh đau dạ dày do viêm loét dạ dày có kết quả dương tính với vi khuẩn Hp.
- 75 – 85% người viêm loét dạ dày – tá tràng có vi khuẩn Hp trong dịch vị.
- 80 – 95% các ca thủng dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
Với những nguy hiểm và biến chứng đã kể ở trên, người bệnh không nên chủ quan, khi phát hiện có triệu chứng của bệnh đau dạ dày dù nhẹ như ợ hơi, ợ nóng cũng hãy mau chóng tới cơ sở y tế gần nhất để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi có bất kỳ dấu hiệu khác biệt nào về hệ tiêu hóa.
Đau dạ dày có lây không? – Ăn gì khi nhiễm đau dạ dày
Chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh đau dạ dày do lây nhiễm vi khuẩn Hp cũng rất quan trọng. Từ việc nên ăn uống chất gì, nên kiêng gì và thói quen ăn uống cần cho người bệnh đều rất nghiêm ngặt mới có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp trong quá trình điều trị.
Người bệnh nên ăn gì?
Hầu hết các bệnh về dạ dày đều có những chế độ ăn và thực phẩm dinh dưỡng gần giống nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới đây nhé.
Gừng giảm đau dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn
Gừng là thực phẩm đầu tiên nên có cho thực đơn của người bị đau dạ dày. Loại gia vị này cũng được sử dụng dân gian như một phương thuốc tự nhiên giúp khắc phục các triệu chứng bệnh tại nhà.
Các chất Zingiberen, Gingerol, Zingiberol hay Flavonoid được tìm thấy trong gừng có khả năng giảm đau dạ dày, kháng viêm, giảm cảm giác buồn nôn bằng cách ức chế co thắt cơ trơn và trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Ngoài ra, ăn gừng còn giúp cải thiện các triệu chứng ợ nóng, tiêu chảy thường gặp ở những bệnh nhân bị đau dạ dày.
Có thể dùng gừng dưới dạng trà gừng, ăn sống hoặc chế biến vào thức ăn hàng ngày. Người lớn nên dùng tối đa 5 gram gừng mỗi ngày. Riêng các trường hợp đang mang thai thì không nên ăn quá 1,2g gừng mỗi ngày.
Táo giúp kích thích tiêu hóa
Táo là loại hoa quả đặc biệt tốt cho những người bị đau dạ dày có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Loại trái cây này cung cấp một lượng lớn pectin có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc chậm tiêu do ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày.
Nên duy trì thói quen ăn 1- 2 quả táo mỗi ngày. Nguồn vitamin và khoáng chất phong phú có trong loại trái cây này cũng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày.
Tốt nhất táo nên ăn trực tiếp cả vỏ để thu được nguồn dưỡng chất tối đa. Tuy nhiên, để có thể ăn cả vỏ chúng ta cần đảm bảo táo được rửa sạch sẽ và ngâm trong nước muối pha loãng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể uống nước ép táo nhưng một lượng lớn chất xơ có thể thất thoát khi bạn bỏ qua xác táo.
Bánh mì nướng
Bạn có thể cân nhắc thay thế bữa ăn hằng ngày bằng bánh mì nướng trong thực đơn để chống lại tình trạng đau dạ dày, tốt nhất là dùng loại được làm từ bánh mì trắng. Thực phẩm này dễ tiêu hóa mà lại cung cấp nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong dạ dày.
Khi được đưa vào trong dạ dày, bánh mì nướng còn phát huy tác dụng giảm đau, ngăn chặn viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dịch vị. Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung nhiều tinh bột đảm bảo cơ thể có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
Chuối tốt cho người đau dạ dày
Chuối chín là thực phẩm có độ mềm cao và dễ tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất điện giải giúp đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường.
Thành phần kali được tìm thấy nhiều trong chuối chín còn giúp giảm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đồng thời ổn định hoạt động co thắt của các cơ trơn trong ruột, qua đó giảm đau dạ dày một cách an toàn và hiệu quả.
Nếu đau dạ dày có kèm theo triệu chứng tiêu chảy, có thể dùng thêm chuối xanh vào trong thực đơn hàng ngày. Chuối xanh có chứa một lượng chất xơ được gọi là tinh bột kháng. Nó có thể giúp làm tăng khối lượng phân, giảm mức độ nghiêm trọng của chứng tiêu chảy và số lần đi ngoài trong ngày.
Nghệ vàng
Nghệ chính là thực phẩm tiếp theo cho người bị đau dạ dày nên ăn. Củ nghệ vàng chứa nhiều curcumin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày, xoa dịu cơn đau khó chịu.
Người bị đau dạ dày thường xuyên ăn nghệ còn giúp làm giảm axit trong dạ dày, chống ợ chua, ợ nóng, bảo vệ và làm khô se bề mặt tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm giàu Probiotic
Có nhiều trường hợp, tình trạng đau dạ dày có thể xảy ra do loạn khuẩn đường ruột. Bổ sung các thực phẩm giàu probiotic có thể giúp tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, xoa dịu cơn đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng như đầy hơi, ăn lâu tiêu, chướng bụng ở những người mắc bệnh dạ dày. Những thực phẩm giàu chất probiotic thường là sữa chua.
Cá hồi
Cá hồi có khả năng kháng viêm, làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày nhờ chứa nhiều omega 3. Thực phẩm này cũng cung cấp nhiều chất đạm dễ tiêu hóa, giúp xây dựng lên các tế bào mới thay thế cho các mô bị bệnh ở niêm mạc dạ dày.
Do cá hồi chứa nhiều chất dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa mỗi tuần. Có thể dùng cá kho, nấu canh, hấp hay áp chảo đều rất dễ ăn và ngon miệng.
Người bệnh nên kiêng gì?
Ngoài những nhóm thực phẩm nhiều dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe và tốt cho người bị đau dạ dày do lây nhiễm Hp thì bên cạnh đó vẫn sẽ có những thực phẩm mà người bệnh không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng. Đó là những thực phẩm sau:
Sữa tươi và thực phẩm chế biến từ sữa
Trừ sữa chua thì sữa tươi hay các thực phẩm chế biến từ sữa như pho mát, phô mai đều không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị đau dạ dày. Chúng gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, sinh nhiều khí hơi trong bụng và làm tăng cơn đau dạ dày khiến chúng trở nên nặng hơn
Ngoài ra, một số thực phẩm được chế biến từ sữa còn chứa chất lactose. Cơ thể kém dung nạp với chất này có thể khiến cho bạn bị tiêu chảy, làm tăng nguy cơ bị mất nước và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, đồ chiên xào khiến cho việc tiêu hóa thức ăn ở dạ dày trở nên khó khăn hơn. Sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên cũng ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và có thể làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến dạ dày.
Chúng có thể khiến cho cơn đau dạ dày vốn đã khó chịu nay càng trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy…
Đồ cay, nóng
Ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dày dày và làm các cơ trơn trong ruột co thắt mạnh hơn, từ đó làm gia tăng cơn đau cũng như cảm giác nóng rát, khó chịu trong dạ dày.
Thức ăn cay cũng khiến cho vết loét trong dạ dày lan rộng hơn. Điều này khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Đồ sống
Các món rau sống, hay thịt sống, tái,… chẳng hạn như salad, gỏi mặc dù chúng khá ngon miệng và kích thích vị giác nhưng lại là những thứ cấm kỵ trong bữa ăn của người bị đau dạ dày. Chúng chưa được xử lý qua nhiệt độ nên có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho dạ dày. Sử dụng các thực phẩm này không chỉ gây tiêu chảy, đau bụng và còn làm tăng nặng tình trạng đau do viêm dạ dày.
Bia rượu, đồ uống có ga
Bia, rượu và các thức uống có cồn hay có ga đều là những nguyên nhân chính gây đau dạ dày hàng đầu. Đối với bệnh nhân đã bị đau dạ dày thì việc sử dụng thêm rượu, bia và đồ uống có ga càng làm cho acid dạ dày tăng cao gây đau thắt dạ dày. Việc lạm dụng chúng quá mức có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước, táo bón và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn.
Phương pháp sinh hoạt cho người đau dạ dày do lây nhiễm Hp
Việc xây dựng chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết với người đau dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương pháp hỗ trợ, giúp quá trình điều trị chính đạt hiệu quả cao hơn, tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho niêm mạc dạ dày. Cùng với đó nên xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp kết hợp cùng thực đơn ăn uống để có một dạ dày khỏe, cải thiện và giúp đẩy lùi vi khuẩn Hp
- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên
- Tránh các đồ ăn, thức uống làm tăng sản xuất acid trong dịch vị hoặc gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày.
- Các bữa ăn nên được duy trì vào một khung giờ cố định trong ngày để tạo thói quen sinh lý cho dạ dày. Người bệnh nên ăn uống đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa hoặc nhai nuốt quá vội vàng.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và sử dụng lượng thức ăn vừa phải để hạn chế các cơn đau ở thượng vị dạ dày cũng như các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn ói, đầy bụng, ăn không tiêu.
- Chế biến thức ăn dưới dạng băm nhuyễn, hầm mềm, hấp hoặc luộc để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
Kết luận
Hi vọng rằng thông tin về thắc mắc “bệnh đau dạ dày có lây không?” trên đây mà Dạ dày Vitos vừa chia sẻ đã giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của bạn đọc. Hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Để biết thêm các thông tin chi tiết và được tư vấn điều trị bệnh dạ dày, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0972.261.222