Co thắt dạ dày là bệnh thường xảy ra một cách dột ngột, mang tới những cơn đau dữ dội khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Đặc biệt, khi phát bệnh còn xuất hiện các triệu chứng dạ dày đi kèm khác như ơ hơi, ợ nóng, trào ngược, đau thượng vị dữ dội. Cơn đau bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song chúng đều là dấu hiệu cho thấy hệ thống tiêu hoá của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Vậy co thắt dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các loại thuốc chống co thắt dạ dày? Cùng Vitos tìm hiểu qua bài viết sau.
Co thắt dạ dày là gì?
Co thắt dạ dày là những cơn co thắt cơ bụng của dạ dày. Tùy thuộc vào bộ phận cơ thể bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy co giật nhẹ hoặc quặn đau dữ dội. Tuy nhiên, những cơn đau thường có xu hướng xảy đến đột ngột và gây đau đớn hơn sau mỗi lần tái phát.
Co thắt bao tử hay còn được gọi là chuột rút dạ dày là bệnh xuất hiện ngày càng phổ biến ở cả nam và nữ. Hầu hết, các trường hợp co thắt dạ dày không gây hại nhiều cho cơ thể, nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được theo dõi và chữa trị sớm, bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây co thắt dạ dày?
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải cơn đau thắt dữ dội tại vùng dạ dày. Xác định đúng căn nguyên gây bệnh góp phần quan trọng trong điều trị bệnh dứt điểm. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh co thắt dạ dày thường gặp.
Viêm dạ dày, loét dạ dày
Viêm dạ dày hay viêm ruột do các vi khuẩn Norwalk, Rotavirus, Helicobacter pylori gây ra. Viêm loét dạ dày là trạng thái dạ dày bị tổn thương, trên bề mặt niêm mạc hình thành những ổ loét gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Khi mắc các bệnh này sẽ làm cho các mạch máu và cơ của dạ dày bị tổn thương nên dễ gây ra các cơn co thắt. Những điều kiện này có thể gây ra đau âm ỉ, nhưng cũng có thể góp phần vào những cơn đau quặ thắt tại vùng thượng vị.
Ngộ độc thực phẩm
Đây là một trong những nguyên nhân gây co thắt dạ dày thường gặp nhất. Trong quá trình ăn uống, người bệnh ăn phải những thực phẩm ôi thiu, biến chất, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc chứa chất độc… Việc này khiến cho bụng, dạ dày và vùng thượng vị bị đau liên tục.
Mặt khác, co thắt dạ dày cũng bắt nguồn từ hội chứng không dung nạp thực phẩm (dị ứng thực phẩm). Khi bạn ăn một loại thực phẩm mà cơ thể không dung nạp hoặc dị ứng, bạn có thể gặp phải những cơn đau khó chịu vùng thượng vị. Không dung nạp thực phẩm xảy ra khi các chất dinh dưỡng của thực phẩm không thể được hấp thụ hoặc tiêu hóa và do đó đường tiêu hóa của bạn bắt đầu co thắt.
Xem thêm bài viết : Những biểu hiện của đau dạ dày mà bạn cần biết
Hội chứng ruột kích thích

Là hiện tượng rối loạn chức năng ruột có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy và đau quặn bụng. Bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố, hai yếu tố chủ đạo là nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý, ngoài ra yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết… Các yếu tố này làm phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và sự mẫn cảm của đường ruột.
Hệ tiêu hóa làm việc quá sức
Thức ăn sau khi được nghiền nát tại khoang miệng được chuyển xuống dạ dày để chuẩn bị cho quá trình triêu hóa. Tại đây dạ dày có nhiệm vụ co bóp và trộn lẫn thức ăn với dịch vị tiêu hóa. Đối với các thực phẩm cứng, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ đặc biệt khó tiêu, đòi hỏi dạ dày phải làm việc nhiều hơn để hấp thụ lượng thức ăn này.
Ngoài ra sử dụng nhiều đồ uống có cồn, các chất kích thích cũng sẽ làm tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày và dẫn đến bị bệnh.
Do phụ nữ đến ngày kinh

Dấu hiệu đau thắt có thể xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt của nhiều phụ nữ, nhất là vào ngày đầu tiên và ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Do lúc này, cơ trơn của tử cung tăng cường co bóp đẩy máu kinh ra ngoài.
Đây có thể là biểu hiện thường gặp và sẽ hết sau mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không ngoài khả năng bạn có thể đã mắc một số bệnh lý dạ dày tá tràng. Vì vậy nếu xảy ra co thắt dạ dày bất thường trong kỳ kinh nguyệt, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Co thắt cơ bắp
Co thắt cơ bắp cũng là lý do xuất hiện chứng co thắt dạ dày. Lúc này, cơ bắp co rút không theo chủ ý, yếu do thiếu nước, chất điện giải, dây thần kinh bị kích thích hoặc do cơ làm việc quá tải.
Nhiều người lầm tưởng, tập thể dục, hoạt động nặng nhiều giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, khi chúng ta làm việc quá sức, tập thể dục mạnh làm cho các cơ dạ dày bị co thắt gây đau đớn. Bệnh thường gặp ở bơi lội, tập gym, bưng vác vật nặng thường xuyên,… Vì lý do đó, tập các bài tập vừa sức với thể trạng hiện tại là phương pháp rèn luyện an toàn, có lợi cho sức khỏe.
Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Căng thẳng và mệt mỏi làm cho lượng acid trong dịch vị dạ dày tăng lên tác động đến lớp niêm mạc dày gây nên chứng co thắt. Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột – giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi có sự căng thẳng thì hệ tiêu hóa bị ngưng trệ do hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa nên bạn dễ bị bệnh dạ dày do stress, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP.
Do bệnh lý

Co thắt dạ dày là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như:
- Nhiễm trùng đường ruột: Bệnh gây ra bởi các sinh vật bao gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Bệnh nhiễm trùng đường ruột lây bệnh chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh.
- Chấn thương: Không giống như các bộ phận khác của cơ thể, thành bụng thiếu bảo vệ chống lại chấn thương. Do đó, nếu đau thắt bụng, các cơ lót sẽ bắt đầu co thắt.
- Đầy hơi: nguyên nhân gây đầy hơi rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn uống phản khoa học, sử dụng đồ uống có gas,… Khí trong dạ dày bị tích tụ khiến cơ bị co thắt trong quá trình giải phóng khí.
- Mất nước: Mất điện giải (canxi, kali và magiê) do mất nước do ra mồ hôi, ói mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến co thắt bao tử. Khi không có các chất điện giải, cơ bắp của bạn có thể bắt đầu hoạt động bất thường và co thắt dư dội.
- Tắc ruột: tắc ruột làm cho không khí và chất lỏng lấp đầy trong dạ dày của bạn, gây đau đớn và co thắt. Tắc ruột có thể do các nguyên nhân như viêm nhiễm, nhiễm trùng, phẫu thuật hay sử dụng ma túy, bệnh nặng, thiếu vận động gây ra
- Táo bón: Khi bị táo bón ruột của bạn sẽ rơi vào trạng thái như bị chuột rút tạo nên sự co thắt mạnh để đáp ứng với các áp lực đang ngày càng gia tăng phía bên trong.
- Viêm ruột thiếu máu cục bộ và viêm đại tràng: Trong một số trường hợp, căn bệnh này cũng gây nên co thắt dạ dày kéo dài.
Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng co thắt dạ dày xuất hiện khá phức tạp. Đôi khi, chúng bị nhầm tưởng với các bệnh đường ruột thông thường khác. Người bệnh có thể nhận biết thông qua triệu chứng đặc trưng là những cơn co thắt xuất hiện đột ngột ở vùng thượng vị, hoặc lan ra khắp ổ bụng. Cơn đau kéo dài trong vòng vài phút nhưng cũng có trường hợp duy trì trong nhiều giờ liền.
Các triệu chứng đi kèm cơn đau có thể xuất hiện:
- Chướng bụng, đầy hơi hoặc ợ hơi
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy, táo bón, thay đổi thói quen đại tiện
- Phân có màu, mùi lạ
- Hiện tượng đau đầu, sổ mũi, ho có thể xuất hiện
- Khó thở, mạch đập nhanh, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
- Có cảm giác lạnh, đau bụng kèm tiêu chảy, sốt.
- Với phụ nữ, co thắt dạ dày gây ra tình trạng dịch ở âm đạo tiết ra nhiều, chảy máu nhiều trong thời kỳ hành kinh, chảy máu âm đạo.
- Co thắt dạ dày khi mang thai: Vùng dạ dày bị co thắt cũng thường xảy ra khi phụ nữ mang thai. Hầu hết các nguyên nhân gây co thắt dạ dày trong thai kỳ là vô hại, nhưng bạn nên gặp bác sĩ khi bạn bị đau, co thắt liên tục hoặc thường xuyên tái phát.
Co thắt dạ dày có nguy hiểm không?

Co thắt dạ dày có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút. Vì vậy nhiều người nhầm tưởng đó là triệu chứng rồi loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia VITOS đã chỉ ra rằng, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua.
Hiện tượng đau ngột ngột tại vùng thượng vị, vùng bụng bên trái đi kèm các triệu chứng lạ khác như nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết dạ dày tá tràng, đau dạ dày cấp, đau ruột thừa, rối loạn túi mật, viêm túi mật.
Đặc biệt, tình trạng này có thể gây vỡ tá tràng, vỡ tĩnh mạch chủ, vỡ túi phình,… Người bệnh có biểu hiện nôn ra máu ồ ạt, suy tim cấp và thậm chí là tử vong. Từ đó, có thể kết luận rằng co thắt dạ dày là bệnh nguy hiểm. Trong trường hợp cơn đau kéo dài không dứt, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thuốc chống co thắt dạ dày?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả. Bằng việc sử dụng các loại thuốc tây y, cơn đau có thể được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc tây là để lại nhiều tác dụng phụ, dễ kích ứng đối với người bệnh mẫn cảm với thành phần thuốc, chỉ điều trị triệu chứng nhất thời chứ không trị được tận gốc. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Những loại thuốc tây y làm giảm co thắt dạ dày:
Nhóm thuốc có tính hướng cơ
Các loại thuốc phổ biến: Papaverin, Nospa Mebeverin
Bằng việc ức chế phosphoryl hóa cản trở sự co cơ, cơ trơn được làm giãn, khiến tình trạng co thắt giảm nhanh. Ngoài ra có một số loại thuốc có khả năng hủy sự co thắt sinh ra do acetylcholin, bradykinin, serotonin. Một số thuốc trong nhóm này giúp chống co thắt cơ trơn và ổn định nhu động ruột của bệnh nhân.
Các bệnh nhân sư dụng thuốc hướng cơ chống co thắt dạ dày cần lưu ý tác dụng phụ như buồn non, chán ăn, chóng mặt, tiêu chảy. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể bị phát ban, mề đay, sốt nhẹ, viêm đa khớp, phù mạch, nổi dát sần, giảm tiểu cầu, quá mẫn gan, vàng da. Đặc biệt, nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy hô hấp, tụt huyếtáp, phải dừng thuốc ngay và đến bệnh viên cấp cứu.
Thuốc có tính dãn cơ
Các loại thuốc phổ biến: Hyoscinum, Attropin, Hyoscin
Thuốc có tính giãn cơ có tác dụng chống lại và kiềm chế hoạt động của acetylcholin, tạo hiệu ứng kháng cholinergic với hệ thần kinh trung ương. Từ đó cải thiện tình trạng co thắt cơ trơn, giảm co thắt ruột và buồn nôn.
Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây các tác dụng phụ như làm giãn đồng tử, khô mắt, giảm thị lực, tim đập chậm, co mạch, tăng huyết áp, có trường hợp gây ảo giác, hôn mê nếu sử dụng liều cao.
Vitos – hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Dạ dày Vitos là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như: Co thắt dạ dày, Viêm hang vị, viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày có nhiễm khuẩn HP,…
Sản phẩm được đúc kết từ các kinh nghiệm dân gian trong hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến dạ dày. Vitos được bào chế dạng viên hoàn dễ uống từ các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên như Lá khôi tía, uất kim, ô tặc cốt, trữ ma căn, vỏ vối rừng, bột quế nhục, bột hoài sơn và phụ liệu vừa đủ.
Chính vì thế mà người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không lo sản phẩm sẽ gây ra tác dụng phụ trong suốt quá trình dùng, đặc biệt với những người muốn dùng sản phẩm lâu dài. Đây là điểm khiến Vitos nổi bật hơn hẳn so với các sản phẩm tây y khác trên thị trường.
Biện pháp làm giảm co thắt dạ dày tại nhà

Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm co thắt dạ dày tại nhà dưới đây:
- Chườm nóng: dưới sự tác dụng nhiệt, cơ bụng được nới lỏng, từ đó làm giảm triệu chứng co thắt. Nếu đang gặp phải tình trạng trên, bạn nên chuẩn bị một túi chườm nóng chuyên dụng hoặc cho nước vào chai, ủ lên bụng khoảng 10 – 15 phút đến khi cơm đau giảm hẳn.
- Uống trà gừng: Trong gừng có chứa chất tự nhiên là gingerols và shogaols có công dụng giãn cơ trơn, giảm đau bụng và buồn nôn. Uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ăn no sẽ cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, đồng thời giúp tinh thần thoải mái.
- Massage vùng bụng: Xoa bóp nhẹ nhàng cơ bụng để chúng được thư giãn, làm giảm cơn co thắt.
- Uống trà hoa cúc: Chamomile có trong trà hoa cúc giúp giảm co thắt ở lớp lót bên trong của dạ dày, do đó giúp giải phóng khí không cần thiết và đầy hơi trong đường tiêu hóa.
- Uống thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) cũng được sử dụng trong hỗ trợ điều trị co thắt dạ dày tại nhà. Tuy nhiên, nên tham khảo y kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bổ sung điện giải: Nếu xảy ra tình trạng co thắt do mất nước, bạn nên bổ sung chất điện giải để giảm cơn đau. Sử dụng các loại nước khoáng chứa canxi, kali và magiê để bù đắp lượng chất đã mất
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Nếu cơn nguyên nhân gây bệnh của bạn là do căng cơ, hãy bớt tập thể dục và nghỉ ngơi nhiều hơn để các cơ bụng của bạn được thư giãn.
Một số lưu ý cần nhớ khi bị co thắt dạ dày
Co thắt dạ dày nên ăn gì?
Người bị co thắt dạ dày nên ăn gì? Đây là câu hỏi nhiều bệnh nhân thắc mắc. Những thực phẩm tốt cho dạ dày của bạn là:
- Thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan: cà rốt, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc,…
- Các loại rau xanh: cả bó xôi, bông cải xanh, bắp cải,….
- Trái cây tốt cho dạ dày: chuối, táo, bơ, đu đủ…
- Các thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, cá cơm,…
- Thịt ức gà
Phòng tránh co thắt dạ dày
Co thắt dạ dày có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như đau dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, viêm túi mật,…. Chính vì vậy, tuyệt đối không chủ quan khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Đặc biệt, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ nghiễm bệnh.
Cách phòng tránh co thắt dạ dày bạn cần biết:
- Hạn chế các thức ăn có hại cho dạ dày: Lựa chọn thức ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc, hạn chế thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ. Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chữa nhiều tinh bột bởi đây là những thực phẩm rất khó tiêu. Dạ dày của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Tăng cường thức ăn nhiều chất xơ, vitamin: chất xơ có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm như: cải bó xôi, bông cải,… rất có ích cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cung cấp các chất có lợi cho cơ thể. Ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cơ thể
- Uống nước đúng cách: Mất điện giải do bị mất nước có thể gây ra tình trạng co thắt dạ dày. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Hãy tập thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể của bạn không bị mất nước. Ngoài ra, mất nước cũng khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra một số bệnh khác.
- Tập thể dục đúng cách: Hoạt động quá sức khiến cho cơ bắp căng tức, gây nên chứng co thắt dạ dày. Vì vậy, tập thể dục không đúng cách không những không làm bạn khỏe lên mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt đối với những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, chỉ nên rèn luyện các bài tập nhẹ nhàng, không tập luyện quá sức.
- Lối sống khoa học: Ăn đủ bữa, đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Đi ngủ sớm, không thức muộn. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh cảm xúc tiêu cực.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Nên mát-xa bụng nhẹ nhàng những lúc thấy chướng bụng, hoặc sau khi ăn một thời gian để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Kết luận
Co thắt dạ dày là một căn bệnh phổ biến. Các triệu chứng co thắt dạ dày thường biểu hiện đi kèm với các hiện tưởng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, chướng bụng, đầy bụng,… Vì vậy người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường khác. Đặc biệt, co thắt dữ dội có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như đau dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, viêm túi mật,… Vì vậy, nếu thấy những cơn đau quặn thắt dữ dội vùng bụng kéo dài không dứt, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để được cấp cứu và điều trị kịp thời.