Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu sau khi tiến hành phẫu thuật dạ dày. Bởi sau phẫu thuật quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng hơn trong khi khả năng hấp thụ lại bị giảm đi rõ rệt. Vậy chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần tuân thủ những gì? Nên ăn uống như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bình thường bị đột biến và sinh sôi không kiểm soát, số lượng các tế bào đột biến tăng lên nhanh và xâm lấn các mô xung quanh (xâm lấn cục bộ) hay xâm lấn các mô ở cơ quan khác (di căn) qua hệ thống bạch huyết.
Ung thư dạ dày là bệnh lý có tỉ lệ người mắc cao tại Việt Nam. Bệnh ung thư có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân và xét theo độ tuổi, nam giới có tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp hai lần so với nữ giới.
Bệnh ung thư dạ dày tiến triển qua 5 giai đoạn, càng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị và chi phí điều trị sẽ ít hơn, dễ dàng hơn, tiên lượng sống cũng được kéo dài hơn.Tuy nhiên ở những giai đoạn đầu, dấu hiệu chưa rõ ràng hoặc gần như không có nên người bệnh rất khó nhận biết. Đáng tiếc, người bệnh được chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày khi bệnh đã ở gia đoạn cuối, tiên lượng nặng, điều trị khó khăn.
Phẫu thuật ung thư dạ dày
Đây là một phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng được áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh lý, tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phú hợp nhất với người bệnh. Khi thực hiện phương pháp này, dạ dày của người bệnh sẽ bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ để loại bỏ tối đa các vùng khu trú của tế bào ung thư.
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày này thường được áp dụng ở người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật để loại bỏ các khối u trong dạ dày, tức là cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày của người bệnh (tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u).
Với trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối nếu được phẫu thuật – đó là phẫu thuật tạm thời nhằm thiết lập lại đường tiêu hóa, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.
Hiện nay, 2 phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày được sử dụng phổ biến như:
– Mổ hở: Phương pháp truyền thống, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một đường mổ dài ở bụng, quan sát dạ dày và lấy đi bán phần hay cả dạ dày đã được xác định trước đó. Nhược điểm của biện pháp mổ hở là vết rạch dài, để lại sẹo lớn và nhiều biến chứng kèm theo.
– Mổ nội soi: biện pháp này tiên tiến hơn, sử dụng ống nội soi và dụng cụ nhỏ để cắt dạ dày qua nhiều vết rạch nhỏ. Ưu điểm của mổ nội soi là ít để lại sẹo, ít biến chứng, đỡ đau hơn.
Phẫu thuật cắt dạ dày
Tùy theo vị trí, kích thước của khối u, hoặc vị trí thủng loét, phần dạ dày có thể bị cắt là 2/3, 3/4, 4/5 dưới tâm vị hoặc toàn bộ dạ dày. Thông thường có 3 loại phẫu thuật dạ dày cơ bản đó là:
– Cắt bán phần đầu dưới dạ dày: cắt đi 2/3, 3/4, 4/5 phần dưới dạ dày cũng với khối U và môn vị.
– Cắt cực trên dạ dày: lấy đi 1/3 hoặc 1/2 phần trên dạ dày và cuối phầ thực quản bụng.
– Cắt toàn bộ dạ dày: lấy đi toàn bộ dạ dày, đường cắt đi ở phía trên thực quản và đường cắt ở dưới tá tràng.
Cơ thể tiêu hóa thức ăn như thế nào sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Hệ tiêu hóa của cơ thể người bao gồm nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau, trong đó, dạ dày là phần phình to nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa. Phía trên dạ dày nối với thực quản qua tâm vị, phần phía dưới dạ dày nối với tá tràng qua môn vị.
Dạ dày có chức năng lưu trữ và tiêu hóa thức ăn bằng cả cơ chế cơ học (nhu động) và cơ chế hóa học (sử dụng dịch tiêu hóa, enzyme). Tại đây, các chất dinh dưỡng được hấp thụ một phần bởi các nhu động, sau đó được đẩy xuống ruột non qua cơ vòng môn vị.
Khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày thì chu trình tiêu hóa có bị thay đổi?
– Người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật cắt một phần dạ dày: Khi chỉ còn một phần dạ dày thì thực quản sẽ được nối trực tiếp xuống phần còn lại của dạ dày. Phần còn lại tiếp tục đảm nhiệm chức năng của dạ dày trong cả quá trình tiêu hóa.
– Người bệnh ung thư dạ dày sau phẫu thuật toàn bộ dạ dày: thực quản sẽ được nối trực tiếp với tá tràng (đoạn đầu ruột non). Lúc này, ruột non sẽ đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thay cho dạ dày. Ruột non là cơ quan dài nhất trong cả đường tiêu hóa (3m) và giữ nhiệm vụ chính trong hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào cơ thể. Ruột non tiêu hóa thức ăn bằng nhiều cơ chế cơ học và hóa học để đưa vào máu.
Vì vậy, nhờ sự phối hợp của các bộ phận còn lại trong hệ tiêu hóa, nhất là ruột non, bệnh nhân ung thư dạ dày sau phẫu thuật vẫn sẽ tiêu hóa được thức ăn gần như bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo hồi phục sức khỏe và tránh những vấn đề về đường tiêu hóa, chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cũng cần có những lưu ý đặc biệt.
Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng với người bệnh hậu phẫu thuật, lúc này người bệnh cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đầy đủ để hồi phục sức khỏe, sức đề kháng, đặc biệt là nhóm protein. Chất đạm góp phần giúp vết mổ nhanh liền, giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc các biến chứng tiềm ẩn hậu phẫu khác.
Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày theo từng giai đoạn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng theo các giai đoạn như sau.
Giai đoạn 0 – 24h
Ngay sau phẫu thuật, cơ thể vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thuốc tê hay thuốc gây mê dẫn đến liệt cơ, liệt ruột, chướng hơi, người bệnh mệt mỏi. Cảm giác chướng hơi xuất hiện ở người bệnh sau mổ các bệnh lý không chỉ riêng ở người mổ ugn thư dạ dày, khiến người bệnh không muốn ăn. Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu tiên này chủ yếu thông qua tĩnh mạch, nuỗi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn:
- Năng lượng nạp: 20 – 25kcal/ngày
- Chất đạm: 1.2 – 1.5g/kg/ngày
- Tỉ lệ chất đạm – chất béo – đường: 2:3:5
- Đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng, cân bằng dịch
Giai đoạn tiếp theo từ 24h – 48h tiếp theo
Đến thời điểm này, nhu động ruột gần như đã hoạt động trở lại, người bệnh đã có thể trung tiện và tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chán ăn. Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần đảm bảo:
- Năng lượng: 30 kcal/ngày
- Chất đạm: 2 – 1.5g/kg/ngày
- Chất béo: 12 – 15% tổng năng lượng
- Chất đường bột (Glucid): 55 – 60% tổng năng lượng
- Đủ vitamin và muối khoáng, đảm bảo cân bằng dịch
Giai đoạn chuyển tiếp 2 – 3 ngày tiếp theo
- Tăng cường dinh dưỡng phối hợp với nuôi dưỡng tĩnh mạch.
- Năng lượng: 30 – 35 kcal/ngày
- Chất đạm: 2 – 1.5g/kg/ngày
- Chất béo: 12 – 15% tổng năng lượng
- Chất đường bột (Glucid): 55 – 60% tổng năng lượng
- Đủ vitamin và muối khoáng, đảm bảo cân bằng dịch
Lưu ý chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ hấp thụ, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, (6-8 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 giờ).
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn này cơ thể người bệnh cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục nhanh, chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày không còn phụ thuộc vào nuôi dưỡng tính mạch mà hoàn toàn có thể ăn hoàn toàn bằng đường miệng.
- Năng lượng: 30 – 35 kcal/ngày
- Chất đạm: 1.5 – 2g/kg/ngày
- Chất béo: 15% – 25%
- Chất đường bột: 60 – 65% tổng năng lượng
- Dùng nhiều trứng, cá, sữa, thịt, đậu, đỗ để bỏ sung vitamin cùng các thực phẩm bổ sung vitamin C, B và chất xơ khác.
- Uống đủ nước
- Chia nhiều bữa ăn trong ngày
Lựa chọn thực phẩm sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần bổ sung các nhóm chất chính bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo. Thực tế, có vô số loại thực phẩm có chứa các dưỡng chất này, tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đó đều phù hợp với bệnh nhân.
Vì vậy, khi thực hiện chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần lưu ý lựa chọn thực phẩm theo các nhóm chất trên:
– Chất đường bột (glucid): cung cấp năng lượng chính cho cơ thể và cũng chiếm tỉ trong lớn trong lượng thực phẩm nạp vào. Nên sử dụng các loại thực phẩm cung cấp glucid nhưu gạo, miến, bún, phở và các loại khoai, củ, bánh mì…
– Chất đạm (Protein): có vai trò quan trọng đối với sự hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật, nên sử dụng các loại protein có giá trị sinh học cao động vật (thịt, cá, trứng, sữa) kết hợp với protein thực tập (vừng, đậu, đỗ).
– Chất béo (Lipid): nên bổ sung chất béo không bão hòa từ các loại thực phẩm bơ thực phật, các loại dầu, phomat.
– Vitamin và các yếu tố vi lượng: đặc biệt là sắt, axit folic và canxi… có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại ngũ cốc.
– Chất xơ: các loại rau củ quả có chữa chất xơ xenluloza nên được bổ sung vào chế độ ăn sau phẫu thật ung thư dạ dày.
Những lưu ý về chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Nguyên tắc trong chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày:
- Kiên trì nguyên tắc ăn ít và chia làm nhiều bữa
- Không nên ăn ngay sau khi phẫu thuật
- Bổ sung Protein và rau xanh
- Không nên ăn đồ cay nóng
- Tránh sử dụng thực phẩm nhiều đường
- Không dùng chất kích thích
- Nói không với thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
- Tránh thực phẩm giàu chất béo
- Không ăn đồ ăn dạng cứng
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm:
Với mỗi loaị thực phẩm để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tốt nhất, hiệu quả nhất, cần áp dụng cách chế biến phù hợp để không làm giảm, hỏng chất dinh dưỡng trong quá trình nấu chín.
Ngoài chuẩn bị chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe thể chất, tham gia các hoạt động khác để có đời sống sinh hoạt, tinh thần tích cực. Trong điều trị bệnh ung thư, sức mạnh tinh thần của người bệnh cũng là một nhân tố tiên quyết đến kết quả của cả quá trình điều trị. Bị ung thư không phải là dấu chấm hết của cuộc đời, vì vậy mỗi người cần lạc quan với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.
Tổng hợp câu hỏi thường gặp (FAQ)
Ung thư dạ dày cần kiêng thực phẩm gì?
Như chúng ta đã biết, chế độ ăn uống không điều độ là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư. Trong điều trị và chữa bệnh, người bệnh cần nói không với các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày: đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, quả chua: chanh, cam bưởi chua, dấm, thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành..; thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…; các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…
Mổ dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh cần bổ sung các nhóm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất xơ như trên.
Có nên ăn hoa quả sau phẫu thuật ung thư dạ dày?
Hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của người bệnh hậu phẫu. Trong chế độ ăn người ung thư dạ dày sau phẫu thuật cần lựa chọn các loại hoa quả cung cấp vitamin C, vitamin B và chất xơ.
Kết luận
Chắc hẳn sau bài viết này, các bạn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày. Chính vì vậy, hãy lựa chọn chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày hợp lý và khoa học giúp tăng sự phục hồi và khả năng khỏi bệnh của bệnh nhân. Mọi người nên tìm hiểu kỹ càng và xây dựng chế độ ăn phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.