Rate this post

Chảy máu dạ dày biểu hiện cảnh báo những tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày. Hiện tượng chảy máu niêm mạc có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm về dạ dày và đường tiêu hóa. Vậy chảy máu dạ dày là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Người bị chảy máu dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là những tin cơ bản giúp bạn tìm lời giải đáp.

Chảy máu dạ dày là bệnh gì?

chảy máu dạ dày là bệnh gì

Chảy máu dạ dày hay còn được gọi là xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương chưa được chữa trị kịp thời. 

Lớp niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương do những tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, làm các vùng tại niêm mạc bị sưng viêm, rồi trở nên nhiễm trùng xuất huyết. Cũng có trường hợp, các tác nhân gây hại vào dạ dày làm rách và tạo nên các vết thương, dẫn đến chảy máu dạ dày cấp tính. Nếu không được phát hiện sớm, kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?

Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?

Chảy máu dạ dày dù là một triệu chứng của bệnh lý mãn tính hay là tình trạng xuất huyết cấp tính đều nguy hiểm, khiến người bệnh bị mất máu, nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Nếu chủ quan, sẽ gây ra một số hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra như: chức năng hệ tim mạch bị ảnh hưởng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt với người bị chảy máu dạ dày cấp tính, cần sơ cứu tại chỗ giúp cầm máu và cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong rất cao nếu như tình trạng chảy máu dạ dày không được kiểm soát tốt trong 24 giờ đầu tiên. Chính vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu của tình trạng chảy máu dạ dày, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan.

Nguyên nhân chảy máu dạ dày

Vậy chảy máu dạ dày do đâu? Hiểu rõ những tác nhân có thể là nguyên nhân gây chảy máu dạ dày cũng là cách để chúng ta bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa của bản thân. Một số nguyên nhân gây chảy máu dạ dày phải kể đến như:

Tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày mạn tính, viêm hang vị dạ dày, ung thư dạ dày…. Ở những người mắc phải bệnh lý này, lớp niêm mạc đã bị tổn thương, hình thành các ổ viêm, sưng, loét. Lâu ngày, sẽ gây ra các tổn thương niêm mạc nghiên trong hơn, ăn sâu vào các lớp khác dưới niêm mạc. Từ đó, dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. 

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: hơn 70% người bị chảy máu dạ dày có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các vùng niêm mạc ngày càng nghiêm trọng là lan rộng và dần làm tổn hại đến lớp mao mạch dưới niêm mạc. Các mao mạch máu giãn nở tạo thành các khối màu sẫm dưới da, từ đó, gây chảy máu đường tiêu hóa.
  • Khối u ở dạ dày: khối u có hai dạng là lành tính và ác tính. Các khối u này đều có thể lầm xuất huyết dạ dày. Trong quá trình co bóp và nghiền nát thức ăn, thực phẩm được xáo trộn ma sát với các khối u này, có thể làm các khối u này vỡ và chảy máu, tổn thương lòng mạch. Vấn đề này sẽ được khắc phục cho đến khi các khối u ở dạ dày và đường tiêu hóa được loại bỏ.
  • Tổn thương mạch máu:  Những mạch máu ở vùng dạ dày, tá tràng rất dễ bị tổn thương do các tác nhân kích thích. Chúng phình giãn, thậm chí bị vỡ và dẫn đến những biến chứng cụ thể như xuất huyết dạ dày. Những yếu tố gây tổn thương mạch máu có thể kể đến như loạn sản mạch, Hemangioma, Dieulafoy (nguy cơ gây tử vong cao).

Lao động nặng, quá sức, đặc biệt là khuân vác vật nặng, các cơ vùng bụng co thắt bất chợt, liên tục khiến, gây tác động đến các hoạt động của dạ dày. Trường hợp không may chịu tác động mạnh vào vùng bụng cũng có thể làm chảy máu dạ dày. 

Yếu tố tâm lý: người thường xuyên phải chịu căng thẳng, lo âu, lại gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Đó là điều khiến khiến cho mạch máu căng lên, từ đó dẫn đến xuất huyết ở các vùng niêm mạc đang bị viêm loét.  

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn quá nhiều đồ cay nóng, hay các loại thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều chất kích thích, cũng làm tăng nguy cơ làm các vấn đề về tiêu hóa nói chung và tình trạng chảy máu dạ dày nói riêng trở nên trầm trọng. Các loại đồ uống có cồn như rượu bia nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày.

Biểu hiện chảy máu dạ dày

Biểu hiện chảy máu dạ dày

Số liệu thống kê cho thấy, người bị chảy máu dạ dày chủ yếu là các đối tượng có độ tuổi từ 30 – 35 tuổi. Về giới tính, nam giới có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày cao hơn nữ giới. Những con số này không có nghĩa là những người nằm ngoài độ tuổi trên không có nguy cơ bị chảy máu dạ dày. Mỗi chúng ta đều cần tự trang bị cho bản thân kiến thức về bệnh lý này và nắm rõ các dấu hiệu nhận biết của bệnh lý để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chảy máu dạ dày:

Nôn ra máu

Đây là một triệu chứng phổ biến, người bị chảy máu dạ dày nhận thấy rõ mùi tanh trong miệng. Kèm theo đó là triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, thường nôn ra máu có lẫn thức ăn, máu có thể màu đỏ tươi hoặc màu đỏ thẫm tùy theo tình trạng.  

Đi ngoài ra máu

Khi dạ dày bị xuất huyết, máu lẫn vào thức ăn và được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen. Màu đen càng đậm cho thấy mức độ xuất huyết dạ dày càng nghiêm trọng. 

Đau thượng vị 

Nếu bạn gặp phải những cơn đau dữ dội ở thượng vị – ngay trên rốn, kèm theo đó là cảm giác căng bụng, toát mồ hôi lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, người thiếu sức sống… Các biểu hiện này xuất hiện liên tục, cùng lúc, người bệnh cần đến các cơ sở khám chữa bệnh ngay lập tức, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thiếu máu

Khi bị chảy máu dạ dày, cơ thể sẽ bị mất một lượng máu nhất định. Chế độ ăn uống không bổ sung đủ chất, lâu dần khiến người bệnh gặp tình trạng thiếu máu, một số triệu chứng báo hiệu như hoa mắt, da dẻ xanh xao, hay bị chóng mặt, mạch đập yếu… 

Ngoài ra, người bị chảy máu dạ dày còn có thể gặp phải một số biểu hiện như: đau thượng vị dạ dày, sôi bụng, đau dạ dày dữ dội, khát nước, tiểu ít, thở nhanh…

Nghiêm trọng hơn, khi bị mất máu quá nhiều, cơ thể người bệnh hoàn toàn có thể bị sốc khiến mạch đập nhanh, huyết áp xuống thấp, mất tỉnh táo, cùng lúc đó toát mồ hôi liên tục.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, các trường hợp chảy máu dạ dày hầu hết là cấp tính và cần thăm khám ngay. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý kể trên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, tự ý điều trị tại nhà; điều này đe dọa tính mạng, sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày tiềm ẩn không ít biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Người bệnh cần tìm hiểu đúng cách và tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra để 

Bị xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Theo tâm lý chung, người bệnh luôn cảm thấy lo lắng khi gặp phải các vấn đề sức khỏe khiến cơ thể mất máu. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, chảy máu dạ dày hoàn toàn có thể giảm được.

Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, tình trạng xuất huyết dạ dày có thể được cải thiện trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, người bệnh chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ đến sự phục hồi sức khỏe. 

Bên cạnh đó, ở trường hợp nặng hơn, quá trình phục hồi chảy máu dạ dày sẽ cần nhiều thời gian hơn, phức tạp hơn. Cần lưu ý rằng, xuất huyết dạ dày nếu không được xử lý dứt điểm có thể tái lại, và trở thành chứng chảy máu dạ dày mạn tính. 

Phương pháp chẩn đoán chảy máu dạ dày

Trong chẩn đoán chảy máu dạ dày, bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: đây là bước khám bệnh ban đầu, hầu hết bệnh nhân đến khám bệnh đều cần thực hiện bước này. Khám lâm sàng khá đơn giản, bác sĩ hỏi thăm về tình trạng, tìm hiểu các triệu chứng họ gặp phải, từ đó đưa ra một số chẩn đoán ban đầu về vấn đề sức khỏe mà người bệnh gặp phải.
  • Nội soi dạ dày: nội soi là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nội soi dạ dày giúp các bác sĩ quan sát tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Kết quả khám nội soi hỗ trợ các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. 
  • Chụp X – quang Baryt: chụp X – quang có cản quang (bệnh nhân được chỉ định uống thuốc cản quang trước khi thực hiện kỹ thuật chụp X -quang). Chất cản quang giúp tái hiện hình ảnh của hệ tiêu hóa một cách chính xác, đồng thời giúp bác sĩ nhận biết các vùng tổn thương ở niêm mạc dạ dày. 
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm, phân tích công thức máu là cơ sở để hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân.
  • Đặt sonde dạ dày: đặt ống thông từ mũi xuống dạ dày làm sạch cơ quan này, giúp xác định vị trí xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Mở ổ bụng: đây là phương pháp xâm lấn, là cách thức cuối cùng để thăm dò tình trạng bệnh lý và đưa ra chẩn đoán. Theo cách này, các bác sĩ có thể xác định rõ vùng dạ dày bị chảy máu và thực hiện các biện pháp sơ cứu, cầm máu ngay trong quá trình thăm khám. 

Cách chữa chảy máu dạ dày

Chữa bằng phương pháp tây y

Một số loại dược phẩm giúp giảm các triệu chứng chảy máu dạ dày thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh như Ranitidine, Famotidine, Cimetidin,… Các loại dược phẩm này sẽ được tiêm tĩnh mạch, cho tác dụng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nhóm kháng H2, nhóm ức chế Proton: Nizatidine, Rabitidin, Cimetidin,… và trung hòa axit và kháng axit trong dạ dày được chỉ định và phối hợp sử dụng. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi dạ dày 

Cách chữa chảy máu dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa. Trong trường hợp, đã thực hiện rửa dạ dày nhưng người bệnh vẫn bị chảy máu,  nội soi với đầu điện, cùng chất cầm máu dạng xịt hoặc dạng tiêm kim giúp kiềm máu tại chỗ.

Phương pháp mổ hở

Trong tình huống người bệnh bị xuất huyết dạ dày nặng, máu ra nhiều, tiên lượng nặng, người bệnh sẽ được chỉ định mổ. Mổ hở giúp cầm máu trực tiếp, cứu sống người bệnh. 

Chữa bằng Đông y

Thảo dược Đông y có rất nhiều loại thảo dược với công dụng giảm đau, cầm máu, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tổn thương tại các vết loét, trung hòa dịch vị, tái tạo niêm mạc và bồi bổ cơ thể. Vì vậy việc sử dụng các bài thuốc Đông y không chỉ giúp hạn chế xuất huyết bao tử từ căn nguyên, mà còn tăng cường đề kháng, nâng cao chức năng ngũ tạng. 

Dùng thảo dược đông y có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của lương y và yêu cầu người bệnh phải thực hiện nghiêm túc, chuẩn bị sắc thuốc dày công, tốn nhiều thời gian. Các bài thuốc đông y từ hạt sen, táo quả, hay bài thuốc từ mật ong, nghệ vàng, chuối hột được nhiều người bệnh tin dùng và cũng là cách giúp bệnh không tái lại.

Dạ dày Vitos

Dạ dày Vitos

Dạ dày Vitos – sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày, lựa chọn hàng đầu cho người đang gặp phải các vấn đề sức khỏe về dạ dày.

Sản phẩm Dạ dày Vitos với thành phần 100% từ tự nhiên, là kết tinh từ các loại dược liệu quý như lá khôi tía, trữ ma căn, vỏ vối rừng, uất kim, nga truật. Đây là những loại dược liệu được đánh giá có tác dụng rất tốt trong giảm triệu chứng các bệnh về dạ dày nói chung và viêm hang vị dạ dày nói riêng. 

Dạ dày Vitos – người bạn đồng hành uy tín với người bệnh dạ dày.

Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?

Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu tinh bột: tinh bộ có tác dụng thấm hút dịch dạ dày, giảm tác động của dịch vị – axit dạ dày đến các tế bào niêm mạc, đồng thời làm giảm hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn… Nhóm thực phẩm giàu tinh bột vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa bao phủ và bả vệ các tế bào niêm mạc bị tổn thương.
  • Ngũ cốc nguyên cám: rất giàu các chất dinh dưỡng như phytochemicals, chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sự hồi phục của người bị bệnh viêm dạ dày, đau dạ dày. 
  • Thực phẩm giàu Omega-3: cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, hạt lanh, hạt chia, bơ, bơ thực vật, dầu ôliu… có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ hồi phục các vết tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giàu chất béo tự nhiên, giảm áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa. 
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ phục hồi, làm lành các tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các loại thực phẩm giàu protein, ít chất béo hoặc có chất béo tốt. Một số thực phẩm nên bổ sung như trứng gà, thịt gà, sữa đậu nành,…
  • Nghệ và các món ăn từ nghệ: chữa curcumin có khả năng ức chế và loại bỏ vi khuẩn Hp, chống oxy hóa, kháng viêm và kích thích các tuyến tăng cường tiết dịch nhày để bảo vệ dạ dày.
  • Rau xanh: giàu chất xơ và vitamin, dễ dàng tiêu hóa không tạo áp lực cho dạ dày và tránh các kích thích đến cơ quan này. Vì vậy người bệnh nên ăn nhiều loại rau xanh nhất là mồng tơi, súp lơ, rau bina… và nên chế biến luộc hoặc hấp, đồ ăn xào nầu nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày. 
  • Nhóm thực phẩm giàu Flavonoid như quả anh đào, việt quất, trà xanh, quả ớt chuông, cần tây… Hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, từ đó, ngăn nừa sự tấn công của các gốc tự do đến dạ dày. 

Chảy máu dạ dày nên kiêng gì? 

chảy máu dạ dày kiêng gì

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Không ăn các loại đồ ăn cay nóng,
  • Hạn chế hoặc không sử dụng các loại trái cây có tính axit cao (như cam, quýt, bưởi, chanh, khế chua…) 
  • Món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, 
  • Đồ ăn muối chua, đồ đông lạnh, 
  • Đồ ăn, thức ăn cứng khô. 
  • Nước uống có gas, đồ uống có cồn như rượu bia cũng nên “tránh xa” 

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học góp phần không nhỏ vào hiệu quả quá trình phục hồi, chảy máu dạ dày.

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích liên quan đến chảy máu dạ dày. Vitos luôn đồng hành cùng bệnh nhân để giúp cho cộng đồng người Việt khỏe hơn mỗi ngày, với sứ mệnh này chúng tôi luôn cố gắng đem đến những sản phẩm đã qua kiểm duyệt gắt gao và chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến dạ dày hay viêm đại tràng hãy gọi cho chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí qua đường dây nóng: 0972.261.222.

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000