Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống nước hằng ngày có tốt không? Đây đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng vitos đi tìm hiểu công dụng của đinh lăng ngay sau đây nhé!
Đinh lăng là cây gì?
Đinh lăng là loại cây thân nhẵn, nhỏ và không có gai, cao khoảng 0,8 – 1,5m. Lá đinh lăng mọc so le, kép lông chim, lá chét có răng cưa nhọn. Khi vò nát, lá sẽ có mùi thơm, cuống dài và phát triển thành bẹ to ở phần cuối.
Hoa của cây đinh lăng mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn, có màu trắng xám hoặc lục nhạt. Quả dẹt, hình trứng rộng và có màu trắng bạc. Cây đinh lăng thường ra hoa quả vào từ tháng 4 – 7.
Tại Việt Nam , loại cây này được trồng rất phổ biến từ trong vườn gia đình, đình chùa . trạm xá cho đến bệnh viện. Cây ưa ẩm và có thể chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất và có khả năng tái sinh vô tính rất khỏe.
Thân và rễ đinh lăng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Người ta sẽ đem rửa sạch những bộ phận này để phơi hoặc sấy khô dùng dần.
Thành phần hóa học của đinh lăng
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong đinh lăng có chứa glucosid, saponin, tanin, flavonoid, vitamin B1, B2, B6 cùng các axit amin và những nguyên tố vi lượng khác.
Ngoài ra, trong lá đinh lăng còn có chứa saponin triterpen, một genin được xác định là axit oleanolic.
Lá đinh lăng có tác dụng gì?
Cây đi lăng có tác dụng gì luôn là thắc mắc của nhiều người. Theo dân gian, lá đinh lăng là vị thuốc quý, có vị nhạt, tính mát, hơi đắng và ít độc, đa công dụng và chữa nhiều bệnh. Đặc biệt rất tốt đối với trẻ nhỏ hay bị mất ngủ, mơ sảng, phụ nữ sau sinh bị đau vú, tắc sữa. Ngoài ra còn rất tốt đối với những người bị đau mỏi chân tay, tiêu hóa kém, ăn không ngon,…
Như đã nêu bên trên, thành phần saponin có trong cây đinh lăng có thể kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ điều trị ung thư. Những công dụng vượt trội của lá đinh lăng có thể kể đến như:
- Chữa suy nhược cơ thể, kiết lỵ, tiêu hóa kém.
- Chữa ho ra máu, ho dai dẳng lâu ngày.
- Chữa khó ngủ, mất ngủ.
- Lợi sữa, chữa tắc sữa.
- Chữa đầy bụng buồn nôn
- Giảm đau mỏi lưng, tê chân tay
- Tắm lá đinh lăng trị mẩn ngứa, mề đay.
- Bồi bổ sức khỏe cho phụ sản trước và sau sinh.
- Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
- Lợi tiểu, giải độc cơ thẻ, mát gan, hạ sốt.

Cây đinh lăng và những bài thuốc dân gian
Trước tiên đi vào các bài thuốc chữa bệnh từ lá đinh lăng thì bạn cần lưu ý liều dùng như sau:
Trên cơ sở nghiên cứu dược lý, viện y học quân sự Việt Nam nhận thấy liều 2,23 – 0,50g bột đinh lăng ngâm rượu hoặc thuốc sắc một ngày có kết quả tăng sức dẻo dai cho cơ thể.
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Chữa sốt siêu vi
Chuẩn bị
- 200g lá đinh lăng tươi.
- 20g muối trắng.
Cách làm : Rửa sạch dược liệu sau đó ngâm trong nước muối pha loãng từ 15-20 phút. Sau đó đem vớt ra và để ráo nước. Tiếp theo cho dược liệu vào cối và giã nhuyễn.
Lọc lấy nước cốt và chia ra làm 2 – 3 lần cho trẻ uống mỗi ngày. Phần bã đắp lên trán và để vậy cho tới khi khô.
Chữa mất ngủ
Chuẩn bị
- 30g lá đinh lăng
- 20g lá vông
- 10g tim sen
- 500ml nước sạch
Cách làm : Tất cả đem rửa sạch và cho hết vào nồi sau đó sắc với lửa nhỏ. Sắc cạn còn 300ml nước và chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
Lá đinh lăng chữa ho
Chuẩn bị
- 30g lá đinh lăng khô
- 2 lít nước sạch
Cách làm : Đem dược liệu đã chuẩn bị đi sao vàng hạ thổ. Sau đó đem vào nồi sắc với 2 lít nước đã chuẩn bị. Lấy nước này chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày nấu một lần với liều lượng như trên. Thực hiện kiên trì mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Lá đinh lăng có tác dụng chữa tắc tia sữa
Chuẩn bị
- 50g lá đinh lăng
- 30g rau diếp cá
- 10g muối trắng
Cách làm : Rửa sạch nguyên liệu và để ráo. Sau đó đem giã nát 2 vị trên cùng 10g muối để tạo hỗn hợp. Dùng hỗn hợp này đắp lên ngực. Mỗi ngày làm áp dụng 1 lần. Hiệu quả sẽ đến ngay sau 1 tuần.

Chữa mồ hôi trộm
Chuẩn bị :
- 50g lá đinh lăng
- 20g rau ngô
- 30g cây xấu hổ
Cách làm : Rửa sạch những bị thuốc này và đem sắc với 1,5 lít nước. Sắc cho đến khi còn khoảng phân nửa. Dùng nước uống thay nước lọc hằng ngày. Đối với trẻ con thì chỉ sắc độc vị lá đinh lăng để uống.
Uống nước lá đinh năng hàng ngày có tốt khôngđ?
Lá đinh lăng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bạn có thể sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên không nên thay thế hẳn cho nước lọc, chỉ nên uống thay trà.
Việc lạm dụng quá nhiều với liều lượng cao, đặc biệt lá tươi có chứa nhiều sapnopin có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt,… Vì thế bạn cần uống với tần suất vừa phải, kết hợp với uống nước lọc mỗi ngày.
Trên đây là những chia sẻ , giải đáp thắc mắc lá đinh lăng có tác dụng gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tận dụng vị thuốc này để cải thiện sức khỏe.
Pingback: Cây đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho sức khỏe không? - Sức Khỏe Vàng