Rate this post

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều đang duy trì những thói quen không tốt. Những thói quen này là một trong các yếu tố gây ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh lý nguy hiểm khác nói chung. Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, hãy tham khảo ngay.

Tìm hiểu chung về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là gì? 

Ung thư- một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến sự xuất hiện của các tế bào đột biến, những tế bào này vốn dĩ là các tế bào bình thường của cơ thể. Trong quá trình phát triển bình thường, các tế bào tách nhân, phân bào… hình thành các tế bào mới và loại bỏ những tế bào cũ. 

Khi cơ quan này bị ung thư, quá trình tự nhiên này bị thay đổi, các tế bào cũ không chết đi mà tiếp tục phân chia tạo nên các tế bà bất thường mới, từ đó tạo thành một khối bất thường – đó chính là khối u.

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào bình thường phá vỡ quy luật và bị đột biến, tăng số lượng liên tục và dần lấn át các mô xung quanh (xâm lấn cục bộ) hay xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể (di căn) qua hệ thống bạch huyết. 

So với các bệnh  lý ung thư nghiêm trọng khác, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị tốt ngay từ giai đoạn đầu. 

Các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (giai đoạn 0): Các tế bào ung thư rất nhỏ chỉ vài mm  còn ở lớp niêm mạc dạ dày, do đó chưa biểu hiện các dấu hiệu bệnh ls rõ ràng ra bên ngoài.

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã phát triển và vào đến lớp thứ hai của dạ dày, tuy nhiên các triệu chứng bệnh lý vẫn chưa rõ rệt. 
  • Giai đoạn 2: Đến thời kỳ này, các tế bào đột biến hoàn toàn ra khỏi lớp thành dạ dày và có thể “di chuyển” đến các cơ quan khác. Một số triệu chứng người bệnh có thể trải qua như đau bụng, buồn nôn… có thể gặp phải những cơn đau bụng quặn thát, đau đến mức dù uống thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm được.
  • Giai đoạn 3: Lúc này, các tế bào ung thư đã di căn đến một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể, sức khỏe người bệnh suy yếu và thường xuyên bị đau bụng, đầy bụng, nôn ra máu…
  • Giai đoạn 4 (Giai đoạn cuối): Tế bào ung thư di căn đến nhiều cơ quan tỏng cơ thể và không còn cơ hội để chữa trị. 

Càng phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh ung thư dạ dày càng khó điều trị và tốn kém nhiều chi phí. Tầm soát ung thư dạ dày và hiểu biết về các yếu tố gây ung thư dạ dày giúp mọi người kiểm soát tính hình sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. 

Các yếu tố gây ung thư dạ dày

Có rất nhiều yếu tố “chịu trách nhiệm” với bệnh ung thư dạ dày mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân gây bệnh đều đến từ sự chủ quan và vô tư của người bệnh. Một số là những thói quen vô thưởng vô phạt mà mọi người vẫn duy trì hàng ngày. Các yếu tố gây ung thư dạ dày phải kể đến bao gồm:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Các yếu tố gây ung thư dạ dày

Đây là một tỏng các yếu tố gây ung thư dạ dày rất nhiều người đang mắc phải. Chọn nhóm thực phẩm nào tốt? Ăn món gì, chế biến món ăn như thế nào? Giờ giấc ăn uống ra sao tốt cho sức khỏe? Ăn uống là hoạt động hàng ngày, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại xem thường chế độ dinh dưỡng và thường xuyên sử dụng những đồ ăn thức uống không “healthy”. Việc ăn uống thất thường như bỏ bữa ăn trong ngày, thời gian ăn quá muộn như ăn tối vào khuya muộn… đều là những thói quen không tốt có thể làm suy giảm chức năng dạ dày. 

Nhóm thực phẩm không nên ăn nhiều, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày:

  • Các loại thực phẩm hun khói, ướp muối như dưa muối chua, xúc xích, thịt hun khói… Vì các loại đồ ăn này có hàm lượng nitrat cao. Chất này trong quá trình chế biến và đi vào cơ thể có khả năng cao chuyển hóa thành nitrosamin – đây là một trong những hoạt chất làm đột biến tế bào. Tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ làm tích tụ nitrosamin, tăng nguy ung thư dạ dày. 
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ (đồ ăn nhanh…) cũng nên hạn chế trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi, quá trình tiêu hóa hết những thực phẩm này cần nhiều thời gian hơn và tạo áp lực cho dạ dày, tiết ra nhiều axit dịch vị. Thói quen sử dụng những đồ ăn này sẽ là một trong các yếu tố gây ung thư dạ dày nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì.

Nhóm thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày như:

Trước khi nghĩ đến việc thay thế các thực phẩm không tốt trên bằng những đồ ăn tốt cho sức khỏe hơn, lành mạnh hơn, môi người cần xây dựng thói quen ăn uống đủ bữa, đúng bữa, đúng giờ. 

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: đây là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy còn giàu chất xơ rất cần thiết cho hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hỗ trợ hấp thụ chất trong quá trình tiêu hóa.
  • Cân bằng dĩnh dưỡng trong mỗi món ăn: nhóm chất dinh dưỡng cần nạp vào mỗi ngày bao gồm tinh bột, đường, protein và lipid. Ở mỗi độ tuổi, hàm lượng các chất cần nạp vào mỗi ngày là khác nhau. Mỗi người cần chú ý để không chuẩn bị những món ăn mất cân bằng dinh dưỡng. Một số chế độ ăn có thể tham khảo như eat clean, chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải…

Vi khuẩn Hp – một trong các yếu tố ung thư dạ dày hàng đầu

Các yếu tố gây ung thư dạ dày

Đây là một trong các yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày và cac bệnh lý liên quan đến dạ dày khác. Theo số liệu thống kê về bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam, hơn 65% người người bệnh do nguyên nhân đến từ vi khuẩn Hp. 

Môi trường bên trong dạ dày có tính axit với đội ph từ 4 – 5. Đây không phải môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể tồn tại, tuy nhiên vi khuẩn Hp là một ngoại lệ. 

Vi khuẩn Hp khi thâm nhập vào cơ thể, sẽ ký sinh ở lớp niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra các chất kích thích các tuyến tiết ra nhiều axit dịch vị. Dư axit dạ dày là một hiện tượng bệnh lý gây ra những tổn thương tiền ung thư dạ dày. Nếu không điều trị và kiểm soát nồng độ axit, vi khuẩn Hp sẽ gây nên các bệnh lý nghiêm trọng và khó điều trị hơn như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Loại vi khuẩn này gây ảnh hưởng xấu khiến các tế bào niêm mạc bị tổn thương quá nặng, dẫn đến tiêu biến (teo niêm mạc dạ dày), nặng hơn tiến triển thành dị sản ruột dạ dày – đây là một dạng tổn thương tiền ung thư quan trọng, đánh dấu giai đoạn người bệnh phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày.

Đặc biệt, vi khuẩn Hp có khả năng lây truyền giữa người với người. Yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày này có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định ở môi trường bên ngoài. Không chỉ vậy, vi khuẩn Hp có thể sống trong môi trường đât, nước và không khí. Nếu không may tiếp xúc với loại vi khuẩn này, chúng sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, người bị nhiễm vi khuẩn Hp cần sớm điều trị và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bản thân, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày và cũng để bảo vệ sức khỏe người xung quanh. 

Tổn thương tiền ung thư

Một số tổn thương tiền ung thư là một trong các yếu tố gây ung thư dạ dày với tỉ lệ cao, đặc biệt là người bị teo niêm mạc dạ dày. Hiện tượng bệnh lý teo niêm mạc dạ dày có thể do vi khuẩn Hp, hoặc do thể tự miễn. 

Người bị teo niêm mạc dạ dày thể tự miễn khi hệ đề kháng trong cơ thể bị rối loạn, tiết ra các kháng thể tấn công “nhầm” vào các tế bào niêm mạc khỏe mạnh, hình thành nên các ổ viêm loét và lâu dân sẽ làm biến đổi tế nào niêm mạc thành các tế bào giống như ở đại tràng và ruột – hay còn gọi là hiện tượng chuyển sản ruột. Khi tình trạng bệnh lý đã chuyển biến sang giang đoạn này, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe định kỳ đều đặn, để sớm phát hiện những tổn thương tiền ung thư.

Từ chuyển sản ruột đến loạn sản nhẹ đến loạn sản nặng, đó đều là những tổn thương tiền ung thư và không thể chữa trị khỏi hẳn được. Bệnh lý tiến triển qua từng giai đoạn có nghĩa là nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng tăng cao. 

Thói quen uống rượu bia

Đây cũng là một trong các yếu tố gây ung thư dạ dày phổ biến. Bởi khi vào cơ thể, chịu tác động của một loại enzym là dehydrogenase, rượu sẽ được phân giải và chuyển hóa thành acetaldehyde. Chất này có khả năng tác động làm thay đổi cấu trúc gen, hình thành các tế bào đột biến – căn nguyên gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra, như chúng ta đã biết, sử dụng rượu bia thường xuyên cũng gây ra cá bệnh lý khác như sơ gan, đau dạ dày…

Gen di truyền 

Không chỉ ung thư dạ dày mà các loại ung thư khác đều có thể đến từ yếu tố di truyền. Bởi ung thư liên quan đến một dạng đột biến gen. Trong gia đình có người thân mắc phải bệnh lý này, bạn cần lưu ý thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện các chương trình tầm soát ung thư để bảo vệ sức khỏe bản thân và phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Ung thư dạ dày nói riêng và bệnh ung thư nói chung, càng phát hiện sớm cơ hội điều trị và duy trì tiên lượng càng cao. 

Các yếu tố gây ung thư dạ dày khác

Một số yếu tố gây ung thư dạ dày khác phải kể đến như do nhóm máu, thiếu máu, tiền sử bệnh dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày, do môi trường sống ô nhiễm, hút thuốc lá,… Về nhóm máu, người nhóm máu O có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất trong các nhóm máu, cao hơn đến 30%. Đó là do màng tế bào máu ở người nhóm máu O có khả năng hấp dẫn vi khuẩn Hp cao hơn. 

Ngoài ra, người từng được thực hiện phẫu thuật cắt một phần dạ dày cũng cần chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe kỹ càng bởi họ có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. 

Chế độ sinh hoạt ngăn các yếu tố gây ung thư dạ dày

Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là mối nguy đối với sức khỏe con người. Bị bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư dạ dày nói riêng khiến người bệnh có tâm lý lo lắng, bi quan. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân, mỗi người cần hiểu đúng về bệnh lý này và ngăn ngừa yếu tố gây ung thư dạ dày.

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày đến chế độ nghỉ ngơi với những thói quen tốt.
  • Vận động, tham gia các hoạt động thể thao như chạy bộ, bóng chuyền… để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Thực hiện chương trình tầm soát ung thư, thăm khám sức khỏe định kỳ vô cùng cần thiết trong việc phát hiện và điều trị ung thư từ giai đoạn sớm.

Kết luận

Trên đây là các yếu tố gây ung thư dạ dày thường gặp, từ đó bạn có thể điều chỉnh thoái quen sinh hoạt sao cho khoa học nhằm loại bỏ những tác nhân gây bệnh, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chính mình. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số bệnh lý khác về dạy dày mà Vitos đã chia sẻ nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe bạn và các thành viên trong gia đình nhé.

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000