Rate this post

Bệnh Hp là trạng thái cơ thể nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.Pylori) – một loại vi khuẩn nguy hiểm, gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Đặc biệt những người nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Khuẩn Hp có thể sống trong nhiều môi trường như miệng, thực quản, đại tràng,… kể cả môi trường axit như dạ dày. Vậy vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Hp dạ dày như thế nào? Cùng chuyên gia Vitos tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh Hp

Vi khuẩn Hp là gì?

Tìm hiểu về bệnh Hp
Helicobacter Pylori – một loại vi khuẩn đường ruột phổ biến

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) ) là một loại xoắn khuẩn đường tiêu hóa, chúng sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày, vi khuẩn Hp đã tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bình thường độ PH của dạ dày ở mức 2-3. Do đó, hầu như không loại vi khuẩn nào sống sót được. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp là một ngoại lệ. Chúng có hình xoắn ốc, có lông roi để di chuyển linh hoạt trong dạ dày tránh tác động của acid dịch vị, và có các yếu tố bám dính để chống lại lực đẩy nhu động của dạ dày. Theo các nghiên cứu mới nhất, vi khuẩn Hp sống và nhân lên chủ yếu ở phần sâu của lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày. Enzym urease mà Hp tiết ra giúp biến đổi ure thành amoniac và bicarbonate tạo thành 1 vùng an toàn bao quanh với độ PH bằng 7. Do đó, chúng có khả năng biến đổi và sức sống rất mãnh liệt trong Dạ dày.

Ngoài ra, bệnh dạ dày vi khuẩn Hp còn ngăn cản quá trình tổng hợp chất nhày, làm thay đổi chất lượng và sự phân bố chất nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày, khiến cho acid dạ dày tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày gây phá hủy và làm tổn thương dạ dày. Đặc biệt vi Khuẩn Hp chỉ âm thầm phá hủy dạ dày chứ không gây ra các triệu chứng điển hình nên người bệnh thường chủ quan không để ý tới. Đến khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và tốn kém.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

Tìm hiểu về bệnh Hp
Vi khuẩn H.Pylori có thể sống dai dẳng trong môi trường dạ dày nếu không bị tác động mạnh

Vòng đời của chủng vi khuẩn đường ruột này phụ thuộc vào môi trường sống. Vi khuẩn Hp sống trong môi trường dạ dày rất lâu. Mặt khác Môi trường dạ dày, cụ thể hơn là lớp niêm mạc dạ dày, rất thuận lợi cho việc “cư ngụ” và phát triển của khuẩn H. pylori. Do đó, hầu hết trường hợp, chủng vi sinh này sẽ không bao giờ biến mất nếu bạn không tạo tác động gì đến chúng. Ngược lại, nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời theo phác đồ phù hợp, khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.

Khi ra khỏi cơ thể, khuẩn Hp sống trong môi trường tự nhiên chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tồn tại trong môi trường đất, nước , không khí, khả năng lây nhiễm của chúng còn rất cao khi người khác tiếp xúc. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý nguồn nước, thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn Hp.

Bệnh Hp lây qua đường nào?

Tìm hiểu về bệnh Hp
Vi khuẩn có thể lây từ người sang người dễ dàng

Nghiên cứu cho thấy, có tới khoảng 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn Hp. Điều đó cho thấy loại vi khuẩn này rất phổ biến và rất dễ lây truyền. Vậy bệnh Hp có thể lây qua những đường nào?

Đường miệng

Ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung… Ở Việt Nam, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn Hp. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm Hp khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con.

Chất thải sinh hoạt

Không chỉ lây qua đường miệng, vi khuẩn Hp tồn tại trong phân người bệnh nên có thể lây truyền qua tay (nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ), hoặc lây truyền qua các con vật trung gian như chuột, gián, ruồi… nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.

Dụng cụ y tế, vật dụng sinh hoạt

Vi khuẩn Hp ở dạ dày có thể lây nhiễm trong quá trình thực hiện thao tác nội soi dạ dày tại các cơ sở y tế. Khi dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người khỏe mạnh.

Ngoài ra, vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở mọi nơi từ đất, nước, không khí. Chúng bám vào các vật dụng xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi và lây qua người khỏe mạnh khi sử dụng chung đồ dùng.

Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì?

Bản đồ tỉ lệ nhiễm bệnh Hp trên thế giới

Vi khuẩn Hp khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, teo viêm niêm mạc ở dạ dày. Đặc biệt, nếu gặp được môi trường thuận lợi trong dạ dày (thức ăn cay, rượu bia, thuốc lá,…) chúng sẽ phát triển mạnh mẽ, gây nên các bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp gây ra các bệnh dạ dày như:

Viêm dạ dày Hp dương tính

Viêm dạ dày (gastritis) là bệnh lý phổ biến liên quan đến dạ dày bao gồm các vấn đề như đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua,… xuất phát từ nguyên nhân là viêm niêm mạc dạ dày. Cụ thể, viêm niêm mạc là hiện tượng tổn thương trên bề mặt niêm mạc.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu kết quả vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày. nếu âm tính có nghĩa là không có vi khuẩn Hp trong dạ dày của bạn.

Loét dạ dày tá tràng

Sự xâm chiếm dạ dày của H. pylori có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính , viêm niêm mạc dạ dày, tại vị trí nhiễm trùng. Trong quá trình sinh trưởng ở dạ dày, vi khuẩn Hp còn tiết ra các nội độc tố như VagA, CagA làm tổn thương và phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành các ổ viêm, loét ở dạ dày. Theo thời gian, axit và thức ăn trong dạ dày ăn sâu vào vết viêm, tạo thành những ổ loét sâu khiến dạ dày không thể thực hiện tốt nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn của nó.

Ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đâu gây bệnh ung thư dạ dày. Bệnh dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp 6 lần. Tuy nhiên, sự thật là không phải tất cả những người nhiễm Hp đều bị ung thư.

Có tới 200 loại vi khuẩn H.pylori nhưng chỉ có một số ít mang gen độc CagA – loại protein gây tổn thưởng lớn cho các tế bào dạ dày. Các tế bào có hại tập trung và phát triển lớn dần gây nên những khối u ác tính không chỉ ở dạ dày mà chúng còn di căn ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp?

Các nghiên cứu cho thấy đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp có thể do một số sai lầm sau:

  • Ăn uống không khoa học: Ăn thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, ăn đồ tươi sống, không chế biến kỹ là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày Hp.
  • Dùng nước ô nhiễm: Sử dụng nguồn nước bẩn, mất vệ sinh sẽ gia tăng nguy cơ bị đau dạ dày Hp.
  • Lây nhiễm qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh Hp: Sống, làm việc ở khu vực đông người là con đường lây lan khuẩn Hp cực mạnh. Các cá nhân sẽ lây nhiễm vi khuẩn Hp qua con đường như hôn nhau, dùng chung vật dụng cá nhân (ăn chung, uống ly nước chung, dùng chung bàn chải đánh răng).
  • Vệ sinh, y tế phòng dịch kém: Không chịu khó vệ sinh nơi ở, không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ chính là những yếu tố thúc đẩy nguy cơ bị đau dạ dày Hp.

Từ những nguyên nhân nêu trên, có thế thấy bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng nhiễm vi khuẩn H.pylori. Theo các chuyên gia y tế thế giới, có khoảng 50% dân số thế giới dương tính Hp. Trong đó, ti lệ người nhiễm bệnh trên 20 tuổi chiểm từ 50 –  90%, cao hơn hẳn so với các độ tuổi khác.

8 Triệu chứng bệnh Hp dạ dày thường gặp

80% các ca bệnh không được biểu hiện các triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, đau thượng vị, đi ngoài,…  Khiến chúng ta nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường.

Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia VITOS đã chỉ ra 8 dấu hiệu nhận biết bệnh Hp dưới đây:

1. Cảm giác chướng bụng, đầy hơi

8 Triệu chứng bệnh Hp dạ dày thường gặp
8 triệu chứng của bệnh viêm dạ dày Hp

Bệnh bao tử Hp làm cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, mặc dù dạ dày lúc này đang rỗng. Triệu chứng này thường tìm thấy ở thời điểm lúc đói, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Đặc biệt sẽ rõ ràng hơn sau khi người bệnh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hay sử dụng bia rượu… Đây cũng là lý do khiến người bệnh tít khi cảm thấy đói bụng, khi ăn cũng ăn với một lượng rất nhỏ.

2. Đau bụng

Biểu hiện của bệnh Hp: đau bụng, nhất là đau ở vùng thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt bệnh nhân còn thấy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường xảy ra nhiều nhất lúc bụng đói hoặc sau khi dùng bữa.

3. Buồn nôn, nôn ói thường xuyên

Vi khuẩn Hp gây ra buồn nôn, nôn ói thường xuyên

Có thể bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp khi phát hiện thấy bản thân có dấu hiệu buồn nôn và nôn ói thường xuyên. Khi nôn không ra thức ăn mà chủ yếu là nước và chất dịch ở dạ dày, chất nôn có màu thẫm gần như đen. Đó có thể là máu đông ở vết loét dạ dày cho vi khuẩn Hp gây nên.

4. Ợ nóng và trào ngược

Ợ nóng và cảm giác trào ngược là một trong những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến. Ợ nóng kéo theo cảm giác đau rát từ bụng đến cổ khiến người bệnh rất khó chịu.

5. Mệt mỏi, cơ thể suy nhược

Nhiễm Helicobacter Pylori với biểu hiện suy nhược cơ thể, mệt mỏi trầm trọng

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp gây ra bệnh dạ dày làm cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, dẫn đến tình trạng giảm cân không chủ ý. Một số trường hợp có thể bị rối loạn tâm trạng.

6. Rối loạn tiêu hóa

Ảnh hưởng của vi khuẩn Hp lên đường tiêu hóa là gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị tiêu chảy khi lượng nước dư thừa được bài tiết vào ruột. Hoặc một số trường hợp có thể bị táo bón khi vi khuẩn Hp làm ngưng trệ quá trình sản xuất axit dạ dày để tiêu hóa thức ăn.

7. Màu sắc của phân

Tình trạng phân có thể phản ánh một phần nào đó sức khỏe của bạn. Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn Hp, phân của chúng ta cũng có những hiện tượng bất thường.

Lúc này phân có thể lẫn thêm cả máu nên có màu đỏ đồng thời tình trạng phân có lúc cứng, có lúc lại nát. Nhiều trường hợp phân kèm thêm nước hoặc ra phân dạng loãng như tiêu chảy.

8. Hôi miệng

Thức ăn bị hư hỏng do quá trình tiêu hóa không được thực hiện suôn sẻ có thể sinh hơi, dưới tác động của vi khuẩn Hp sẽ tạo nên mùi hôi bốc lên miệng.

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày Hp dương tính

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày Hp dương tính
Các phương pháp chẩn đoán bệnh bao tử Hp

Có rất nhiều phương pháp để nhận biết xem chúng ta có mắc khuẩn Hp hay không. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý nhất. Căn cứ vào mức độ xâm phạm, y học chia các phương pháp chuẩn đoán bệnh thành hai nhóm:

Nhóm các test xâm phạm gồm:

  • Test Urease trên mảnh sinh thiết (thường gọi là Clo-Test): Dựa trên cơ sở vi khuẩn H.pylori tiết ra nhiều men Urease đã phân hủy ure thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch ure – Indol màu vàng chuyển màu hồng tím. Trong khi tiến hành nội soi dạ dày, BS sẽ lấy 1 mẫu mô trong dạ dày ra để thử, sau 5-30 phút sẽ có kết quả. Đây là cách test khuẩn Hp thông dụng và tiết kiệm nhất. Song nhược điểm là độ nhạy thấp, cần phải có ít nhất 105 vi khuẩn trong mảnh sinh thiết mới đủ để làm đổi màu dung dịch
  • Sinh thiết mô bệnh học: Bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô từ dạ đày ở các vị trí khác nhau để mang đi làm giải phẫu bệnh (kiểm tra trước kính hiển vi). Mẫu bệnh phẩm sau khi đã được lấy ra sẽ nhanh chóng được đưa đến phòng giải phẫu bệnh để tiến hành phân tích, kiểm tra. Qua kính hiển vi, bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương hoặc dấu hiệu của các tế bào phát triển bất thường thông qua làm tiêu bản mẫu bệnh phẩm. Phương pháp này có độ chính xác cao, nhưng khá tốn kém, thường chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân nặng
  • Nuôi cấy mô bào: Mô sau khi được lấy qua quá trình nội soi sẽ được tiến hành nuôi cấy định danh vi khuẩn Hp để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp điều trị Hp thất bại, nghi ngờ Hp kháng thuốc thì cấy Hp để đánh giá độ nhạy với kháng sinh là rất có lợi.

Cả 3 phương pháp xét nghiệm trên đều phải thực hiện thông qua nội soi dạ dày. Đối với những người không thể thực hiện nội soi, có thể dùng cách khác, nhưng mức độ chính xác không cao, tốn kém hơn.

Nhóm các test không xâm phạm:

  • Test thở tìm vi khuẩn Hp: Xét nghiệm Urea qua hơi thở là một test đơn giản cho phép xử lý hơi thở của bệnh nhân để phát hiện nhiễm khuẩn Hp. Đây là xét nghiệm được xem như “tiêu chuẩn vàng” cho chẩn đoán nhiễm khuẩn HP trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này có độ nhạy cao, tiết kiệm thời gian, không gây đau đớn. Tuy nhiên, kết quả không thể hiện được chính xác vùng tổn thương trên dạ dày.
  • Xét nghiệm phân: Mục đích của phương pháp này là tìm kháng nguyên của vi khuẩn Hp lẫn trong phân. Kháng nguyên là các phần tử kích thích hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm khuẩnTương tự như test thở, xét nghiệm phân không thể giúp xác định thương tổn dạ dày và cho kết quả lâu hơn.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có tác dụng tìm kháng thể chống lại Hp trong máu. Tuy nhiên, phương pháp này có độ sai lệch cao vì kháng thể trong máu giảm rất chậm. Sau khi tiêu diệt hết Hp, nồng độ kháng thể vẫn còn lưu lại trong máu người bệnh một thời gian dài.

Cách điều trị bệnh Hp dạ dày

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn khó bị tiêu diệt, bởi nó nằm dưới lớp chất nhày bảo vệ dạ dày và nằm trên lớp niêm mạc, điều này khiến cho các loại thuốc điều trị Hp khó có thể “tiếp cận” và tiêu diệt nó. Chính vì vậy, bệnh nhân phải kiên trì, tuân thủ phác đồ điều trị đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Phác đồ điều trị bệnh Hp tây y

Cách điều trị bệnh Hp dạ dày
Các loại thuốc chữa bệnh dạ dày Hp

Cách điều trị Hp dạ dày được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Mục đích:

  • Loại bỏ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh chuyển biến trầm trọng hơn như các thuốc nhóm không steroid chống viêm, stress, diệt trừ vi khuẩn HP…
  • Bình thường hóa các chức năng của dạ dày.
  • Tăng cường bảo vệ, tái tạo niêm mạc tại các vùng bị tổn thương.
  • Loại trừ các bệnh lý kèm theo.

Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại) , lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse). Chính vì vậy khi sử dụng, bệnh nhân cần tránh đồ uống có cồn, nước có gas, không tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời và dùng thuốc sau các bữa ăn.

Dựa trên mức độ viêm loét và test HP cho ra kết quả dương tính hay âm tính mà các phác đồ điều trị được áp dụng khác nhau. Nhóm thuốc dùng để điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Kháng sinh diệt vi khuẩn: Metronidazol, Amoxicilline, Clarithromycine và Tinidazol.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole và Rabeprazole.
  • Nhóm thuốc kháng tiết H2: Famotidine, Cimetidin, Ranitidine và Nizatidine.
  • Nhóm thuốc kháng axit: CaCO3 và NaHCO3.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Sucralfate, Bismuth và Prostaglandin.

Vitos – xóa tan mọi vấn đề về bệnh Hp dạ dày

Thực phẩm chức năng Vitos

Viên uống dạ dày Vitos là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như: Viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày Hp dương tính,… Sản phẩm hiện bày bán rộng rãi trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

Là dòng thực phẩm chức năng nên hầu hết các thành phần trong sản phẩm dạ dày Vitos là thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, không có độc cho người dùng. Mỗi một thành phần trong sản phẩm lại có công dụng và vai trò riêng. Cụ thể như:

  • Lá khôi tía: Thành phần chính trong lá khôi tía là các hoạt chất Tannin, Glycoside có khả năng trung hòa acid dạ dày, giảm lượng bài tiết dịch vị, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào mới, làm lành vết loét dạ dày và chống viêm hiệu quả.
  • Trữ ma căn: Theo các nhà khoa học các hoạt chất Flavonoid, Acid cyanhydric trong rễ trư ma căn có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị dạ dày. Giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng tiêu hóa đồng thời hỗ trợ cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vỏ gối rừng: Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vỏ gối rừng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy thường được sử dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho đường ruột, cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.
  • Ô tặc cốt: Thành phần chính của Ô tặc cốt là các loại muối Calci Carbonat, Calci Phosphat, Natri Clorid và một số các chất hữu cơ khác có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày, cân bằng nồng độ pH, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố tấn công.
  • Hoài sơn: Theo y học cổ truyền Hoài sơn có vị ngọt, tính bình thường được dùng kết hợp với các vị thảo dược khác nhằm hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa cho dạ dày.
  • Quế nhục: Ngoài tác dụng tiêu khí, cải thiện tình trạng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu cho những người bị đau dạ dày thảo dược này còn được biết với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu diệt nhanh chóng các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa khuẩn Hp

Biện pháp phòng ngừa khuẩn Hp
Nguyên tắc sức khỏe giúp phòng tránh vi khuẩn Hp

Như đã nêu ở trên, vi khuẩn Hp có mặt ở khăp mọi nơi trong môi trường sống của chúng ta. Vì khả năng lây nhiễm cao mọi đối tượng đều có thể trở thành nạn nhân của chúng. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh Hp là luôn cẩn thận trong sinh hoạt, duy trì nếp sống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ.

Những lưu ý phòng ngừa nhiễm bệnh Hp là:

  • Tránh dùng chung bát đũa, đồ dùng cá nhân với người bệnh
  • Chăm sóc sức khỏe cá nhân thật tốt để tăng cường hệ miễn dịch. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh dạ dày với các thực phẩm như:
    • Trà xanh và trà đen: hạn chế lan rộng, phòng ngừa lây nhiễm HP.
    • Ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ: giảm viêm loét, tổn thương.
    • Trái cây, hoa quả chín, rau có màu xanh đậm.
    • Mật ong, nghệ, tỏi,… để làm yếu hoạt động của vi khuẩn.
    • Không ăn đồ chua cay, nóng hoặc các gia vị kích thích dạ dày.
  • Tránh xa các loại thức ăn sẵn, thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thức ăn vỉa hè không hợp vệ sinh
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích gây hại cho dạ dày khác
  • Ăn chín uống sôi, rửa tay sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn,
  • Thực hiện tốt công tác xử lý phân thải.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh Hp. Mặc dù là tác nhân chủ yếu gây nên các vấn đề đường tiêu hóa, song đây không phải là loại vi khuẩn nguy hiểm. Thực tế, chỉ 1% người nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ ung thư dạ dày. Chúng ta có thể tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn loại khuẩn bệnh này ra khỏi cơ thể nếu điều trị đúng cách. Liên hệ ngay với các chuyên gia VITOS theo hotline 0972.261.222 để được tư vấn chi tiết về các vấn đề dạ dày thường gặp nhé.

SẢN PHẨM HỖ TRỢ DẠ DÀY

Giảm giá!
650,000 
Giảm giá!
600,000 
Giảm giá!
550,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000 
Giảm giá!
790,000